Quảng Nam: Ép dầu phộng nguyên chất, được “cất” vào OCOP
Để nâng tầm và xây dựng thương hiệu dầu đậu phộng thành sản phẩm OCOP đặc trưng, Hợp tác xã sản xuất dầu thực vật nguyên chất Bảo Tâm (Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư, sản xuất dầu phộng nguyên chất, được người tiêu dùng đón nhận.
Sản xuất theo hướng sạch
Dầu đậu phộng (lạc) ở Quảng Nam có từ lâu và được xem là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn gia đình của người dân quê. Những năm gần đây, dầu phộng có nguy cơ bị mai một, bởi đa phần người dân sản xuất theo phương thức truyền thống, đầu ra thiếu ổn định. Để nâng tầm và xây dựng thương hiệu riêng cho dầu đậu phộng, Hợp tác xã (HTX) sản xuất dầu thực vật nguyên chất Bảo Tâm ( HTX Bảo Tâm) đã mạnh dạn đứng ra đầu tư và sản xuất dầu phộng nguyên chất.
Dầu đậu phộng nguyên chất Bảo Tâm của HTX Bảo Trâm đã được công nhận là sản phẩm OCOP và đạt chuẩn 3 sao. Ảnh: CTV.
Anh Phan Văn Huệ – Giám đốc HTX sản xuất dầu thực vật nguyên chất Bảo Tâm cho biết, ngày 20/04/2018, HTX được thành lập và bắt đầu đầu tư, xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị để sản xuất loại dầu phộng sạch, không lẫn tạp chất, đáp ứng an toàn vệ sinh thực phẩm và giá trị dinh dưỡng cho người tiêu dùng.
Tổng diện tích đất sản xuất do HTX quản lý 1,5 ha và trồng các loại cây đậu phộng, mè… Ảnh: CTV.
“Bước đầu hoạt động, HTX gặp không ít khó khăn, phần thì sản phẩm mới nên thị trường chưa có, người tiêu dùng chưa biết đến nhiều. Tuy nhiên, với quyết tâm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và chất lượng vượt trội, sản phẩm của HTX đã được đón nhận. Đến nay, dù mới đi vào hoạt động hơn một năm, nhưng sản phẩm dầu phộng Bảo Tâm đang từng bước tạo dựng được lòng tin với người tiêu dùng và đang có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh…”, ông Huệ chia sẻ.
Video đang HOT
Hiện tại, sản phẩm dầu phộng nguyên chất Bảo Tâm đã có mặt tại 25 tỉnh trên toàn quốc, hệ thống Co.opMart Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và 5 Siêu thị Big C tại 5 tỉnh Miền Trung. Ảnh: CTV.
Dẫn chúng tôi tham quan quy trình cho ra sản phẩm dầu phộng Bảo Tâm, anh Phan Văn Huệ phấn khởi cho biết, để có sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, các công nhân của HTX thực hiện một quy trình sản xuất dầu nghiêm ngặt, bảo đảm an toàn và chất lượng cao.
Các sản phẩm của Hợp tác xã (HTX) sản xuất dầu thực vật nguyên chất Bảo Tâm được trưng bày tại các hội chợ. Ảnh: CTV.
“Đậu phộng sau khi thu hoạch được phơi khô và sàng lọc để loại bỏ các hạt bị hư hỏng, sau đó đưa vào máy để bóc lấy nhân. Khi đậu được sàng lọc, nhân được xay mịn thành bột và hong (hay gọi là hấp cách thủy) khoảng một tiếng đồng hồ đối với một mẻ đậu phộng khoảng 1 tạ. Đậu phộng đã hong sẽ được đem đóng thành gói nhỏ rồi đưa vào bộng ép đứng thủy lực. Dầu phộng sau khi được ép sẽ được xử lý qua một dây chuyền lắng lọc khép kín và được đóng chai…”, ông Huệ cho hay.
Sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao
Cũng theo ông Huệ, về mặt giá cả hiện tại 1 lít dầu phụng Bảo Tâm sau khi xuất xưởng có giá 134.000 đồng. Có thể nói đây là sản phẩm mang giá trị tinh hoa của miền quê xứ Quảng, mang đậm chất quê vừa ngon lại vừa không có chất bảo quản nên có thể để cả năm trời cũng không đổi màu, không lắng cặn…
“Hiện nay, tổng diện tích đất sản xuất do đơn vị quản lý 1,5 ha trồng các loại cây đậu phộng, mè…Hiện nay bình quân doanh thu một tháng của HTX hơn 150 triệu. Dự kiến năm 2019 sản lượng đạt 15 tấn đậu phộng, 5 tấn mè đen, 10 tấn gấc và 3 tấn cơm dừa. Hiện tại, sản phẩm dầu phộng nguyên chất Bảo Tâm đã có mặt tại 25 tỉnh trên toàn quốc, hệ thống Co.opMart Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và 5 Siêu thị Big C tại 5 tỉnh Miền Trung, là những tín hiệu đáng mừng mà chúng tôi đạt được”, ông Huệ nói.
Để có loại dầu phộng nguyên chất như thế này, HTX Bảo Tâm sản xuất theo quy trình khá nghiêm ngặt, bảo đảm an toàn thực phẩm và chất lượng cao. Ảnh: CTV.
Chia sẻ về hướng đi của HTX trong thời gian tới, ông Huệ cho biết, sẽ tiếp tục mở rộng thị trường cho các sản phẩm của HTX, xây dựng nhà máy sản xuất tại xã Tam Thăng (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam)… Đồng thời, liên kết với bà con nông dân quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung trồng đậu phộng và mè đen, nhân rộng mô hình trồng cây gấc tại miền núi và đồng bằng…
Được biết, năm 2018, tỉnh Quảng Nam đã có 25 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, trong đó có 20 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao và 5 sản phẩm 4 sao. Dầu dầu phộng nguyên chất Bảo Tâm của HTX Bảo Trâm đã được công nhận là sản phẩm OCOP và đạt chuẩn 3 sao.
Theo Danviet
Trai phố núi trồng giống sâm toàn lá, cứ 1ha lãi ròng 150-200 triệu
Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Dược liệu Quang Vinh (xã Sơ Pai) là đơn vị tiên phong trồng sâm đương quy ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) và bước đầu đã thu được thành công. Hiện HTX này đang nỗ lực để xây dựng sâm đương quy thành sản phẩm OCOP của xã Sơ Pai.
Năm 2017, HTX Nông nghiệp Dược liệu Quang Vinh đưa vào trồng thử nghiệm 1,7 ha sâm đương quy. Nhận thấy loại cây này phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, năm 2019, HTX đã mở rộng diện tích trồng thêm 8 ha và làm vườn ươm cây giống rộng 2,5 ha.
Vườn sâm đương quy của HTX Nông nghiệp Dược liệu Quang Vinh phát triển rất tốt. Ảnh: L.N
Anh Phạm Văn Hậu-Giám đốc HTX-cho biết: Đến nay có thể khẳng định, cây đương quy rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Kbang. Đầu tháng 3 vừa qua, tôi đưa sản phẩm sâm đương quy đi kiểm tra tại Viện Dược liệu Trung ương. Kết quả cho thấy, sâm đương quy trồng ở Kbang có hàm lượng tinh dầu cao hơn nơi khác.
"Hiện nay, chúng tôi đã sản xuất những sản phẩm gồm: sâm đương quy ngâm rượu, sâm đương quy ngâm mật ong, sâm đương quy sấy khô và trà thảo mộc đương quy. Những sản phẩm này đã được giới thiệu, quảng bá tại Hội chợ nông sản an toàn huyện Kbang, Ngày hội Du lịch Kbang và đang được bày bán tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Thời gian tới, HTX sẽ đầu tư thêm nhà máy chế biến và đăng ký bản quyền thương hiệu sâm đương quy Quang Vinh. Sản phẩm này cũng được HTX đăng ký trở thành sản phẩm OCOP của xã Sơ Pai"-anh Hậu nói.
Anh Hậu (bìa phải) giới thiệu vườn ương cây dược liệu đương quy. Ảnh: Lê Nam.
Cũng theo anh Hậu, Kbang có khí hậu nhiệt đới ẩm, đất có độ mùn cao, tơi xốp rất phù hợp với các loại cây dược liệu nói chung và cây đương quy nói riêng. Ngoài ra, cây đương quy còn phù hợp với khí hậu ẩm mát, có cây che bóng. Do đó, với 8 ha đương quy vừa trồng, HTX đã cho trồng xen các loại cây ăn quả để vừa làm cây che bóng, vừa tăng thêm thu nhập.
"Chi phí đầu tư trồng đương quy khoảng 350-400 triệu đồng/ha. Việc trồng loại cây này cũng đòi hỏi kỹ thuật rất kỹ từ khâu xử lý đất, làm đất đến khâu chăm sóc để phòng ngừa bệnh và đảm bảo năng suất. Nếu xử lý đất không tốt sẽ làm cho cây dễ bị bệnh thối nhũn, nhiễm khuẩn làm giảm năng suất, thậm chí mất trắng. Do đó, cây được trồng theo hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học"-anh Hậu chia sẻ.
Ông Mã Văn Tình-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kbang cho hay, năm 2019, huyện Kbang được UBND tỉnh phân bổ hơn 3,4 tỷ đồng để triển khai chương trình OCOP. Trước mắt, huyện tập trung đầu tư khoảng 3 tỷ đồng vào việc phát triển những sản phẩm sẵn có của địa phương là cây dược liệu gồm mật nhân, đương quy, sâm đá; đồng thời hỗ trợ các cá nhân, HTX, doanh nghiệp đã đăng ký sản phẩm về việc quảng bá sản phẩm và tiến hành chứng nhận quy trình sản xuất an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc.
Ông Nguyễn Mạnh Tuyển-Chủ tịch UBND xã Sơ Pai-cho biết: Nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, xã đã đăng ký xây dựng sản phẩm sâm đương quy thành sản phẩm OCOP năm 2019 và giao cho HTX Nông nghiệp Dược liệu Quang Vinh triển khai.
"Thời gian tới, UBND xã sẽ phối hợp với cơ quan chức năng của huyện hỗ trợ HTX trong việc xây dựng, triển khai phương án kinh doanh và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ về mặt quản lý, xác định nguồn gốc và thương mại hóa sản phẩm thông qua các hoạt động quảng bá sản phẩm, thương mại điện tử, trưng bày tại các hội chợ do huyện, tỉnh tổ chức...", ông Nguyễn Mạnh Tuyển.
Theo Lê Nam (Báo Gia Lai)
Thừa Thiên-Huế: Nâng tầm OCOP với dầu tràm, rượu vả, thanh trà... Thừa Thiên - Huế là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp. Trong đó, nhiều sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đang được chính quyền địa phương chọn để đầu tư và nâng cấp thành các sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm). Nhiều tiềm năng, thế mạnh Thừa Thiên - Huế...