Quảng Nam dừng đón người dân về quê tránh dịch
Từ ngày 20/8, Quảng Nam dừng đón người dân từ TP HCM và một số tỉnh phía Nam về quê tránh dịch đến khi có thông báo mới.
Quyết định trên được Phó chủ tịch tỉnh Trần Văn Tân ban hành ngày 19/8 do hiện nay Quảng Nam xuất hiện nhiều ổ dịch mới với nhiều ca trong cộng đồng, phải dồn lực dập dịch. Các khu cách ly tập trung vốn là trường học phải bàn giao, khử khuẩn chuẩn bị cho khai giảng năm học mới.
Người dân từ TP HCM được đón về cách ly tập trung tại ký túc xá trường Cao đẳng Quảng Nam, lúc 2h30 ngày 23/7. Ảnh: Đắc Thành.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho biết đang sắp xếp các cơ sở cách ly tập trung, cơ sở điều trị trong bối cảnh ca Covid-19 gia tăng trong khi cơ sở vật chất, nhân lực y tế của tỉnh còn hạn chế. “Căn cứ tình hình thực tế dịch Covid-19 trên địa bàn, UBND tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch, làm việc, thống nhất với UBND TP HCM để tiếp tục đón bà con vào thời gian thích hợp nhất”, văn bản nêu.
Tương tự, Quảng Nam tạm dừng đón người dân từ TP Đà Nẵng về do địa phương này đang thực hiện 7 ngày dân không ra khỏi nhà.
Từ ngày 21/7 đến nay, Quảng Nam đã tổ chức đón hơn 4.130 người từ TP HCM về; 2.390 người từ TP Đà Nẵng và tiếp nhận gần 4.000 người từ các tỉnh phía Nam về quê tự do. Tất cả được cách ly tập trung miễn phí.
Thị xã Điện Bàn phong tỏa 65 hộ dân và 18 phòng trọ khi nghi nhận nhiều ca Covid-19. Ảnh: Đắc Thành.
Quảng Nam cũng điều chỉnh thời gian cách ly tập trung người từ vùng dịch lên 14 ngày sau hơn nửa tháng áp dụng 7 ngày. Cơ quan chức năng đã ghi nhận 36/95 ca Covid-19 sau 7 ngày cách ly tập trung, cá biệt có một số trường hợp phát hiện dương tính sau 14 ngày.
Video đang HOT
Người về từ các tỉnh, thành phố đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 phải cách ly tập trung ít nhất 14 ngày; tiếp tục cách ly tại nhà 7 ngày và 7 ngày tự theo dõi sức khỏe tại nhà.
Trong đợt dịch thứ tư, Quảng Nam ghi nhận 362 ca bệnh, trong đó 9 ca cộng đồng. Những ngày gần đây, Quảng Nam ghi nhận số ca nhiễm tăng cao, như ngày 17/8 là 11 ca; ngày 18/8 là 53 ca; ngày 19/8 có 24 ca. TP Hội An đang giãn cách theo Chỉ thị 15, thị xã Điện Bàn giãn cách Chỉ thị 16 và nhiều khu vực dân cư có ca nhiễm bị phong tỏa. Huyện Đại Lộc đang đề nghị tỉnh thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 khi dịch xuất hiện ở bốn xã, với hàng chục ca.
Vì sao Thủ tướng yêu cầu người dân không ồ ạt về quê tránh dịch?
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, việc người dân ồ ạt về quê nếu không kiểm soát tốt sẽ tạo nguy cơ lây lan dịch bệnh. Với tình hình hiện nay, mục tiêu chống dịch cần được ưu tiên.
Trong công điện ngày 31/7, Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú từ sau ngày 31/7 cho đến khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép). Lãnh đạo tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để người dân tự ý di chuyển khỏi địa phương.
Trao đổi với Zing , PGS.TS Trần Đắc Phu (Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam) cho rằng yêu cầu này xuất phát từ thực tế nhiều người đi xe máy về quê tránh dịch tự phát, không được kiểm soát tốt, tạo ra nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Mục tiêu phòng chống dịch phải đặt lên hàng đầu
Theo ông Phu, lực lượng chức năng đã phát hiện một số ca dương tính trong số những người di chuyển về quê tránh dịch. Tình trạng này tiếp diễn sẽ tạo sự lây lan giữa những người cùng đi với nhau và lây lan dịch ra nhiều tỉnh, thành phố.
"Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM và một số địa phương khác, mục tiêu phòng, chống dịch phải được đặt lên hàng đầu. Trong lúc này cần phải làm nghiêm như thế, các nơi đã phong tỏa bắt buộc thực hiện nghiêm để kiểm soát tình hình", ông Phu nêu quan điểm.
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng việc người dân ồ ạt về quê nếu không được kiểm soát sẽ tạo nguy cơ lây lan dịch. Ảnh: Duy Anh.
Về lo ngại số lượng lớn lao động ở lại TP.HCM sẽ gây áp lực cho địa phương, ông Phu cho rằng hoàn cảnh hiện tại bắt buộc phải cân đối giữa vấn đề trên và mục đích phòng bệnh chung cho cả cộng đồng. Nhắc lại việc người dân tự do di chuyển về các địa bàn, chuyên gia cho rằng nếu không tổ chức tốt thì bắt buộc phải siết lại vì nguy cơ dịch bệnh rất cao.
"Chính phủ, Thủ tướng cũng đã cân nhắc giữa việc cho người dân về quê và không cho về. Sau khi phân tích, tính toán, cân nhắc thì thấy việc người dân ở lại địa bàn cư trú, không tự do di chuyển sẽ tốt hơn cho nhiệm vụ phòng chống dịch", ông Trần Đắc Phu nói.
Song với những người dân đã rời khỏi địa bàn, vị chuyên gia nhấn mạnh công điện Thủ tướng nêu rõ các địa phương liên quan phải lo cho người dân về quê. Ví dụ, người dân từ TP.HCM về quê nếu đi qua Tiền Giang hay Cà Mau, các địa phương này phải hỗ trợ người dân di chuyển, không đưa ngược trở lại TP.HCM.
Theo ông Phu, vấn đề quan trọng nhất khi đưa ra yêu cầu này là phải đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Có những nơi giãn cách 14 ngày, thậm chí 28 ngày nên người dân gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các địa phương đang giãn cách phải tổ chức hỗ trợ cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ với tinh thần không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc.
Cùng với đó, địa phương phải hỗ trợ y tế cần thiết cho người dân, đặc biệt là người dân tỉnh mình đang ở TP.HCM và các tỉnh có dịch diễn biến phức tạp.
Cuối tháng 7, nhiều nhiều người ồ ạt rời các địa phương có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp để về quê. Ảnh: Tây Nguyên.
Còn ông Lưu Bình Nhưỡng (đại biểu Quốc hội khóa XIV) cho rằng việc này là cần thiết và nên thực hiện sớm hơn, có tính toán, chuẩn bị phương án từ khi chưa xảy ra tình trạng người dân ồ ạt về quê.
Việc người dân rời TP.HCM về quê có thể giúp giảm quá tải cho TP.HCM và người lao động cũng giảm áp lực về tiền thuê trọ, ăn uống hàng ngày. Nhưng việc di chuyển từ một địa bàn dịch đang rất phức tạp về những nơi khác cũng có những nguy cơ, rủi ro nhất định.
Ông Nhưỡng cho rằng muốn người dân "ai ở đâu ở đấy", chính quyền phải đảm bảo cho họ nhu cầu tối thiểu về ăn ở, sinh hoạt, không để người dân rơi vào tình trạng đi về không được, ở lại cũng không xong.
"Khi dịch phức tạp, giãn cách kéo dài, người dân không có công ăn việc làm, cũng không có thu nhập mà chính quyền không hỗ trợ kịp thời thì không thể bắt người dân thực hiện theo yêu cầu của mình", ông Nhưỡng nêu quan điểm và cho rằng các chính sách không nên quá cực đoan mà phải linh hoạt.
Chưa thể bỏ giãn cách nếu số ca nhiễm không giảm
Về việc quyết định cho TP.HCM và 18 tỉnh, thành phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày, PGS.TS Trần Đắc Phu nhìn nhận đây là quyết định đúng đắn. Do thời gian giãn cách phụ thuộc vào thời gian ủ bệnh, chuyên gia cho rằng 14 ngày giãn cách là thời gian tối thiểu.
TP.HCM đã qua vài đợt giãn cách nhưng số ca mắc vẫn chưa giảm, nguy cơ dịch trên địa bàn vẫn rất cao, còn các tỉnh, thành khác như Đồng Tháp, Bình Dương, Đồng Nai... cũng trong tình trạng tương tự nên cần tiếp tục giãn cách.
Tuy nhiên, từng địa phương có thể linh hoạt áp dụng giãn cách. Những nơi đã kiểm soát được dịch bệnh thì có thể nới lỏng cục bộ từng khu vực.
Chuyên gia nêu nguyên tắc khi số ca mắc chưa giảm thì chưa thể bỏ giãn cách. Ảnh: Duy Hiệu.
Giải thích về việc số ca mắc vẫn tiếp tục tăng cao trong những ngày giãn cách xã hội, ông Phu nhận định nguyên nhân một phần do thời gian đầu, các địa phương thực hiện giãn cách chưa nghiêm. Bên cạnh đó, có những ca đã ủ bệnh từ trước nên trong 14 ngày giãn cách được phát hiện khiến số ca mắc tăng.
"Theo nguyên tắc, số ca mắc chưa giảm thì chưa thể gỡ bỏ giãn cách", ông Phu nhấn mạnh và cho rằng trong 14 ngày tới, các địa phương cần quyết liệt thực hiện giãn cách theo tinh thần nhà cách ly với nhà, người cách ly với người.
Những ca mắc có triệu chứng cần được can thiệp y tế kịp thời để giảm thiểu bệnh nhân chuyển nặng hoặc tử vong. Đặc biệt, việc tiêm vaccine phải thật nhanh và an toàn vì không thể giãn cách mãi, nhất là ở những nơi đáng lo nhất hiện nay như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai...
Run bần bật khi đi qua "cây cầu vĩnh biệt" Dù đã xảy ra hàng chục vụ tai nạn thương tâm, nhưng mỗi ngày trên cây cầu "tử thần" tại xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam vẫn có hàng trăm người liều mình đi lại... Cây cầu Máng bắc qua sông Trường Giang nối liền 2 xã Tam Xuân 2 và Tam Tiến (huyện Núi Thành, Quảng Nam), được xây dựng...