Quảng Nam: Đổ xô ra ghềnh đá hái “lộc biển”
Những ngày này có hàng trăm người dân các xã Tam Hải, Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đổ xô ra ghềnh đá trải dài bờ biển bãi Tình và bãi Lăng để hái rau mứt – người dân hay gọi là “lộc biển”.
8 giờ sáng 31/10, tại bãi Tình và bãi Lăng ở xã Tam Quang, có hàng trăm người dân từ già đến trẻ, đàn ông lẫn phụ nữ ngồi tụm năm, tụm mười hái rau mứt trên những ghềnh đá sát bờ biển.
Theo ghi nhận, rau mứt mọc đen kín trên các ghềnh đá. Ngư dân chỉ việc ngồi hái hết rau mứt từ ghềnh đá nay sang ghềnh đá khác. Công việc rất nhẹ nhàng, cho thu nhập rất cao.
Em Nguyễn Đức Rin (14 tuổi, ở xã Tam Hải, huyện Núi Thành) đi đò qua bên bãi Tình từ sáng sớm hái rau mứt, nói: “Rau mứt mọc trên ghềnh đá khi thời tiết bắt đầu se lạnh nhưng có nắng, mọc nhiều trên các tảng đá sát mép biển. Kéo dài khoảng 2 tháng, từ nay đến cuối tháng 12 là hết. Từ 8 giờ sáng đến trưa em hái được khoảng 2 kg, bán được gần 300.000 đồng”.
Hàng trăm người dân xã Tam Hải và Tam Quang, huyện Núi Thành hái rau mứt ở bãi Tình và bãi Lăng.
Công việc hát rau mứt của ngư dân các xã Tam Hải, Tam Quang bắt đầu từ khoảng 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Với khoảng thời gian ngắn này, mỗi một ngư dân có thể hái được 2 đến 3 kg. Giá thành mỗi ký rau mứt tươi hiện nay có giá 150.000 đồng. Nếu hai chồng cùng đi hái rau mứt, một buổi có thể kiếm được tiền triệu.
Đang lom khom hái rau mứt, chị Nguyễn Thị Nguyên (35 tuổi ở xã Tam Quang) nói: “Rau mứt chỉ mọc vào khoảng cuối tháng 10 kéo dài đến cuối tháng 12 là hết, vì thời điểm này trời trở lạnh là thời điểm thích hợp cho rau mứt sinh sản. Nếu ai siêng một buổi có thể hái được 2 ký bán được 300.000 đồng”.
Người dân cho biết, rau mứt tươi bán rất được giá nhờ có giá trị dinh dưỡng cao. Canh rau mứt còn được xem là bài thuốc hữu hiệu để bồi bổ sức khỏe. Còn rau mứt phơi khô bán với giá cả triệu đồng một kg.
Công việc hái rau mứt của ngư dân bắt đầu từ 8 giờ sáng đến trưa.
Video đang HOT
Đi hái rau mứt, mỗi ngày kiếm được 200.000 đồng.
Vào cuối tháng 10 bắt đầu rau mứt mọc đầy ghềnh đá bãi Tình và bãi Lăng.
Dụng cụ để hái rau mứt là bột tro trộn với muối.
Cây rau mứt rất nhỏ mọc trên ghềnh đá có chất dinh dưỡng rất cao.
Sóng biển đánh mạnh khiến cho việc hái rau mứt của ngư dân gặp khó khăn.
Công việc hái rau mứt ngoài ghềnh đá sát mép biển nếu sơ xẩy là bị sóng cuốn ngay.
Một người đàn ông nằm luôn trên ghềnh đá để hái những cây rau mứt ngon nhất.
Khung cảnh ngư dân hái rau mứt.
Công đoạn rửa sạch rau mứt ngay tại bãi biển.
Rau mứt sạch và ngon tại bãi Tình và bãi Lăng.
Theo Khampha
Miền Trung: 21 người chết và mất tích do bão, lũ
Thống kê sơ bộ đưa ra sáng nay 18-10 cho thấy bão số 11 và lũ lớn tại các tỉnh miền Trung đã làm ít nhất 18 người chết, 3 người mất tích và 92 người bị thương; 87.382 nhà bị ngập, 12.819 nhà bị tốc mái, hư hỏng.
Nước lũ làm cô lập nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Ngọc
Theo báo cáo nhanh sáng nay 18-10 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, thống kê thiệt hại sơ bộ do bão, mưa lũ gây ra tại các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Bình Định, tính đến 20 giờ ngày 17-10, số người chết đã tăng lên 18 người (Nghệ An 1 người, Hà Tĩnh 4 người, Quảng Bình 7 người, Quảng Nam 6 người); 3 người mất tích (Hà Tĩnh 1 người, Thừa Thiên Huế 1 người, Bình Định 1 người). 92 người bị thương (Hà Tĩnh 5 người, Quảng Bình 38 người, Quảng Trị 11 người, Thừa Thiên Huế 11 người, Đà Nẵng 11 người, Quảng Nam 7 người, Quảng Ngãi 9 người).
Bão số 11 và lũ lớn tại miền Trung trong những ngày qua cũng đã làm 560 ngôi nhà bị sập, trôi; 12.819 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 87.382 nhà bị ngập; 21 trường học với 587 phòng học bị tốc mái, hư hỏng.
Bão, lũ cũng đã khiến 7.801 ha lúa, hoa màu bị ngập, hư hại; 5.060 ha cây công nghiệp, lâm nghiệp bị gãy đổ và hàng trăm ngàn cây ăn quả, cây xanh bị ngã đổ và nhiều gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi
Do mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn, các tỉnh Nghệ An đến Quảng Bình đã bị ngập, đặc biệt tỉnh Hà Tĩnh đã bị ngập nghiêm trọng.
Tại tỉnh Nghệ An, đường quốc lộ 7 nhiều đoạn ngập sâu 0,5 m, một số điểm thuộc tuyến tỉnh lộ 531 bị ngập sâu 2,5 đến 2,8 m. Tại các vị trí ngập sâu trên 0,25 m, đơn vị quản lý đã tổ chức cắm báo hiệu, cử người trực gác đảm bảo giao thông. Đến sáng ngày 18-10, các điểm bị ách tắc trên đều đã thông xe.
Tại Hà Tĩnh, mưa lớn đã gây ngập lụt 69 xã, trong đó huyện Hương Sơn 29 xã, huyện Hương Khê 10 xã, huyện Vũ Quang 11 xã, huyện Đức Thọ 15 xã và huyện Nghi Xuân có 1 thôn Xuân Giang II.
Quốc lộ 8A có một số vị trí bị ngập cục bộ sâu từ 0,6 - 0,8 m; đoạn K81 800-K82 500 sạt mái ta luy âm gây đứt đường; đoạn K82 500 bị sạt ta luy dương gây ách tắc giao thông từ chiều ngày 16-10 đến nay chưa thông tuyến.
Quốc lộ 1A đoạn từ nam cầu Bến Thủy đến Hồng Lĩnh bị ngập một số đoạn cục bộ từ 0,2 đến 0,3 m và có xu hướng ngập sâu hơn do lũ thượng nguồn đang tiếp tục đổ về.
Tại Quảng Bình, các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đã thông xe trong ngày 17-10, tuy nhiên riêng đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đoạn đèo Đá đẻo bị sụt trượt chưa khôi phục xong.
Theo Người lao động
18 người chết, 3 người mất tích vì bão lũ Tính đến sang 18/10, tổng cộng đã có 18 người chết, 3 người mất tích vì bão số 11 và mưa lũ tại cac đia phương từ Nghệ An đến Bình Định và tỉnh Kon Tum. Những căn nhà bị đổ sập do lốc, chìm trong lũ ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) trong cơn bão số 11 vừa qua...