Quảng Nam đề xuất dời di tích Chăm để làm đường cao tốc
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho rằng, do di tích Chăm mới phát lộ nằm quá gần với đường hầm cao tốc nên khó có phương án nào khác ngoài di dời toàn bộ hiện vật khai quật được để bảo tổn 3D.
Ngày 8/5, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết địa phương vẫn đang chờ ý kiến của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về phương án xử lý di tích Chăm vừa phát lộ ở xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên. Trong báo cáo, tỉnh Quảng Nam đề xuất phương án di dời di tích để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Theo ông Thu, do di tích nằm quá gần với cửa hầm, việc nắn cao tốc là không thể. Dời di tích đến địa điểm khác để bảo tồn theo hình thức 3D là phương án duy nhất.
Di tích được phát lộ này cách đường hầm khoảng 800 m. Ảnh. Tiến Hùng.
Theo phương án này, sau khi khai quật 3.000 m2, hệ thống kiến trúc sẽ được lưu lại trong hồ sơ. Các chi tiết của di tích được chụp ảnh, quay phim theo không gian 3 chiều. Sau đó, toàn bộ di tích được đào lên để bàn giao đất cho đơn vị thi công san ủi. Số hiện vật bao gồm gạch Chăm, ngói… sẽ được di dời đến một địa điểm khác để bảo tồn 3D và phục vụ cho việc nghiên cứu.
Ông Hoàng Việt Hưng, Phó giám đốc phụ trách Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, cho biết đơn vị vừa làm việc với các bên liên quan và đi đến thống nhất di dời di tích. Toàn bộ chi phí khai quật cũng như xây nhà trưng bày hiện vật ước tính 10 tỷ đồng sẽ do chủ đầu tư đường cao tốc chi trả.
Video đang HOT
Theo ông Hưng, hệ thống kiến trúc mới phát lộ nằm ngoài rìa di tích Triền Tranh vốn được phát hiện và công nhận di tích cấp tỉnh trước đó. Trước khi làm cao tốc, năm 2010 đơn vị đã khảo sát và nắn đường để tránh. Mép đường được nắn cách vành đai bảo vệ di tích Triền Tranh đến 70 m.
“Di tích mới phát lộ nằm cách cửa hầm xuyên núi khoảng 800 m, đường hầm đã được thi công gần xong. Trước khi làm đường đơn vị cũng đã nắn hết cỡ để tránh di tích Triền Tranh bên cạnh đó nên không thể dịch chuyển thêm được nữa”, ông Hưng nói và cho biết đang chờ Viện khảo cổ khai quật phần diện tích còn lại để bàn giao mặt bằng trong tháng 6 này.
Gạch, ngói Chăm đã khai quật lên và dự kiến được di dời đến nhà trưng bày, bảo tồn theo phương án 3D. Ảnh. Tiến Hùng.
Trước đó khoảng tháng 8/2014, hệ thống kiến trúc nằm sâu dưới lòng đất được các công nhân thi công đường cao tốc phát lộ khi san lấp mặt bằng đoạn qua thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh. Sau khi khai quật, Viện khảo cổ học Việt Nam phát hiện thêm hàng loạt thành phần kiến trúc mới lạ và nhận định quần thể phế tích này có niên đại từ thế kỷ 9 đến 12, thuộc văn hoá Chăm.
Kiến trúc ở đây được chia thành nhiều ô nhỏ cùng với hệ thống tường bao dài khoảng 70 m bên ngoài, không giống với kiến trúc của các di tích Chăm phát hiện trước đó. Đây được cho là nơi tập giảng kinh có quy mô lớn và được sử dụng trong thời gian dài của Vương quốc Chămpa (tồn tại từ năm 192 đến 1832). Hằng năm, từ kinh đô Trà Kiệu, vua sẽ triệu tập giới tăng lữ về đây để giảng kinh sách, luyện các nghi lễ thờ cúng…
Hệ thống kiến trúc được cho là có mối liên hệ mật thiết với thánh địa Mỹ Sơn và kinh đô Trà Kiệu. Những hiện vật được tìm thấy như gốm sứ Trung Quốc, Islam phản ánh sinh hoạt của giai cấp thượng tầng Chăm. Các chuyên gia nhận định, đây có thể là khu tập giảng kinh của Bà la Môn giáo, khác với di tích Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam), vốn là một Phật viện lớn nhất Đông Nam Á ở thế kỷ 9.
Tiến Hùng
Theo VNE
Sập taluy, 2 hộ dân phải di dời khẩn cấp
Ngày 6.5, UBND phường 3, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), đã cho di dời khẩn cấp 2 hộ dân Võ Văn Luyện và Trần Thị Hơn ra khỏi vị trí bị sập taluy ở khu vực Suối Cát - Xuân An để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày, bờ taluy ở trên đồi của hộ ông Nguyễn Đức Thiêm (25/4 Xuân An, phường 3) bất ngờ bị đổ sập phần móng và thân khiến một lượng lớn đất đá đổ ập xuống hai ngôi nhà phía dưới của ông Luyện và bà Hơn.
Tại hiện trường, taluy dài khoảng 17m, cao hơn 7m bị sập làm một phần phía sau ngôi nhà của ông Luyện bị sập, phần taluy còn lại bị nghiêng đè vào nhà bà Hơn và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Theo UBND phường 3, nguyên nhân gây ra sự cố là do mưa nhiều ngày qua đã làm cho bờ taluy bị thấm nước nên gây sập. UBND phường 3 đã huy động lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả, di dời đồ đạc ra khỏi nhà và tiến hành tháo dỡ toàn bộ phần bờ taluy còn lại để ngăn chặn bức tường đá đổ sập bất ngờ.
Hiện trường bờ taluy của hộ ông Thiêm bị sập
Các lực lượng tại địa phương giúp dân khắc phục hậu quả
Tin, ảnh: Gia Bình
Theo Thanhnien
Động đất Nepal: Hơn 3.700 người chết, dân ùn ùn rời thủ đô Theo thống kê đến chiều ngày 27.4, số người chết vì động đất tại Nepal đã vượt mức 3.700. Hàng ngàn người Nepal bắt đầu tìm đường chạy khỏi thủ đô Kathmandu vào ngày 27.4 do hoảng loạn trước các cơn dư chấn sau động đất và lo sợ thiếu lương thực, nước uống. Cảnh sát Nepal đào bới đống đổ nát để...