Quảng Nam: Dân và du khách ở Hội An bì bõm trong nước lũ
Hiện nước sông Hoài dâng cao khiến các tuyến đường trung tâm ở phố cổ Hội An (TP.Hội An, Quảng Nam) đã bị ngập nặng, cuộc sống người dân, du khách bị đảo lộn. Trong khi đó nước lũ vẫn đang tiếp tục dâng cao, người dân đành bì bõm trong nước lũ.
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhanh tại Hội An:
Bờ sông Hoài dọc phố cổ Hội An đã ngập sâu.
Nhiều tuyến đường ở Hội An chìm ngập trong nước lũ sáng 5.11.
Người dân, du khách bì bõm trong nước lũ dọc các tuyến đường ở phố cổ.
Video đang HOT
Người dân dùng ghe, thuyền để vận chuyển đồ đạc lên trên cao tránh lũ.
Phố đi bộ Hội An bị nước lũ bao vây tứ phía. Ảnh: Xuân Thịnh
Nước lũ bao vây phố cổ, người dân dùng ghe, thuyền lưu thông lên chỗ cao ráo. Ảnh: Minh Hải
Theo Danviet
Thủy điện xả lũ, hàng trăm hộ dân liều mình qua cầu sắp sập
Bất chấp cảnh báo nguy hiểm, hàng trăm hộ dân ở xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) vẫn liều mình đi qua cây cầu sắp sập khi bão số 12 đổ bộ vào đất liền.
Cầu Hà Tân được xe là cây cầu độc đạo nối 5 thôn của xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Để tránh nguy hiểm, nhà chức trách cấm người dân đi qua cầu song bất thành.
Sáng 4.11, nhiều thủy điện tại Quảng Nam xả nước khiến mực nước các sông lên nhanh. Nhiều vùng thấp trũng ở các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình rơi vào tình trạng ngập sâu.
Theo ghi nhận của Zing.vn tại xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam), nước lên nhanh khiến hàng trăm hộ dân ở thôn Đông Bình bị cô lập. Các trường tiểu học và trung học cơ sở ở những điểm ngập sâu đã chủ động cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Cầu Hà Tân nối thôn Vĩnh Nam (xã Duy Vinh) với 5 thôn còn lại của xã là Trà Nam, Hà Thuận, Đông Bình, Hà Mỹ và Trà Đông bị cấm từ sáng 4.11. Hàng trăm hộ dân phải đi đò qua sông trong điều kiện mưa lớn và nước sông lên cao.
Cầu Hà Tân dài 300m bắc qua sông Bàn Thạch (Quảng Nam). Đây được xem là cây cầu độc đạo để 5 thôn của xã Duy Vinh và xã Cẩm Kim (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) thông thương với ra bên ngoài. Tuy nhiên, sáng 4/11, khi bão số 12 đổ bộ vào đất liền các tỉnh Nam Trung bộ, UBND xã Duy Vinh đã cấm tất cả các phương tiện, người đi qua cầu.
Một hàng rào thép B40 đã được lập nên chắn ở 2 đầu cầu nhưng bị gió quật ngã.
"Mưa to và gió lớn quá, chúng tôi thấy đi thuyền nguy hiểm và mất nhiều thời gian nên liều mình đi qua cầu", bà Võ Thị Phượng (ngụ thôn Vĩnh Nam) chia sẻ.
Một số hộ dân ở thôn các thôn Đông Bình, Vĩnh Nam... vẫn bất chấp cảnh báo đi qua cầu.
Cũng trong sáng 4.11, lực lượng tuần tra của Quảng Nam đã đến các địa phương để nhắc nhở người tham gia giao thông tại các tuyến đường bến đò chú ý an toàn.
Ông Nguyễn Sáu, Chủ tịch xã Duy Vinh cho biết trong sáng 4.11, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, lãnh đạo xã đã cử lực lượng chốt chặn ở 2 đầu cầu để chỉ dẫn cho người dân cách thức di chuyển từ thôn này sang thôn khác.
Nhiều nhịp của cầu đã sụt lún, trong đó nhịp số 8 được xem là một trong những nhịp cầu lún nặng nhất và có thể quan sát được bằng mắt thường. Trước thực trạng sụt lún, cầu Hà Tân cần đến 20 tỷ đồng để tu sửa.
Để ứng phó với thời tiết phức tạp trong những ngày tiếp theo, nhiều hộ dân đã tích trữ nhu yếu phẩm để "sống chung với lũ".
Cầu Hà Tân (Quảng Nam), nơi nhiều người dân vẫn liều mình đi qua bất chấp nguy hiểm. Ảnh: Google Maps.
Theo Đắc Đức (Zing)
Quảng Nam: Yêu cầu hàng loạt thủy điện giảm lũ cho hạ du Trước diễn biến phức tạp do mưa lũ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm với nhiều thủy điện xả lũ khiến đồng bằng ngập sâu, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Quảng Nam đã có công văn yêu cầu các thủy điện điều tiết giảm lũ cho hạ du. Trưa nay (5.11), Ban chỉ...