Quảng Nam củng cố thế trận an ninh nhân dân
Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, các đơn vị, địa phương trong tỉnh Quảng Nam đã đề ra nhiều nội dung, biện pháp, cách làm sáng tạo, nâng cao hiệu quả xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.
ường giao thông nông thôn tại xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Ảnh: TUẤN KIỆT
Lực lượng công an tỉnh chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng, củng cố vững chắc cơ sở chính trị, khối đại đoàn kết toàn dân và sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội. Các ban, ngành, địa phương phối hợp lực lượng công an tổ chức phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp đặc điểm, tính chất của từng địa bàn, lĩnh vực. Qua đó, phát huy tinh thần trách nhiệm của nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Trong giai đoạn 2014-2019 nhân dân đã cung cấp gần 11.500 nguồn tin có liên quan đến an ninh, trật tự, giúp lực lượng công an giải quyết kịp thời, dứt điểm vụ việc xảy ra ở cơ sở.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo lực lượng công an tăng cường phối hợp các đơn vị quân đội, Ủy ban MTTQ, các tổ chức thành viên thực hiện hiệu quả chương trình, kế hoạch về xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trước mắt, tập trung bảo đảm an ninh, trật tự trong thời gian diễn ra đại hội đảng bộ các cấp tiến tới ại hội XIII của ảng.
Thời gian qua, tỉnh Cà Mau tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” lồng ghép với phong trào “Cà Mau chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Qua đó, góp phần xóa nghèo bền vững, không ngừng cải thiện nâng cao về văn hóa, đời sống, vật chất, tinh thần nhân dân trong toàn tỉnh. Năm 2020, tỉnh phấn đấu hơn 87% số gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”; hơn 76% số ấp, khóm được công nhận và giữ vững danh hiệu “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa”; từ 75% trở lên số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa.
Video đang HOT
ể thực hiện tốt mục tiêu, Cà Mau tập trung kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy làm công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới; tiếp tục phát động và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp đăng ký và thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ tự quản ở khu dân cư thường xuyên tuyên truyền, vận động sâu rộng đến từng hộ dân về các tiêu chí của đời sống văn hóa. ồng thời, thực hiện bình xét công nhận các danh hiệu văn hóa bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tạo niềm tin trong nhân dân.
Theo PV VÀ TTXVN
Cà Mau: Giá cua biển to bự "bốc hơi" mạnh do dịch virus Corona
Do ảnh hưởng của dịch virus Corona gây ra bệnh viêm phổi cấp, thị trường của biển đặc sản ở tỉnh Cà Mau bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giá cua biển to bự ở "vương quốc cua biển" giảm mạnh, mỗi ký cua biển "bay mất" tới 250.000 - 300.000 đồng/kg.
Theo ghi nhận của phóng viên ở các địa phương có diện tích nuôi cua biển lớn ở tỉnh Cà Mau, nhiều nông dân cho biết từ khi có dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, giá cua trên thị trường biến động liên tục. Đặc biệt, khoảng vài ngày gần đây, giá cua giảm mạnh.
Cụ thể, hiện cua gạch có giá dao động từ 300.000-350.000 đồng/kg, cua thịt có giá từ 200.000-250.000 đồng/kg, trung bình giảm từ 250.000-300.000 đồng/kg so với thời điểm cận Tết.
Thị trưởng cua biển tỉnh Cà Mau biến động liên tục do ảnh hưởng của dịch bệnh do virus Corona. Ảnh: CTV.
Anh Trần Văn Tòng (ngụ xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), cho biết: "Nhiều thương lái cho hay, từ khi có dịch bệnh thị trường Trung Quốc không ăn hàng nên giá cua giảm liên tục. Có thời điểm mùng 2, 3 Tết, thương lái ngưng mua cua, khiến nhiều nông dân thu hoạch cua điêu đứng".
Cũng theo anh Tòng, hiện các thương lái đã mua cua trở lại nhưng giá thấp và họ chỉ lựa chọn những con cua tốt, đẹp để mua.
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Đen, một thương lái thu mua cua ở huyện Đầm Dơi, thông tin: "Cua chủ yếu xuất sang Trung Quốc. Bây giờ thị trường bên đó không nhập nên nhiều thương lái không dám mua nhiều hàng. Hiện tại, mặt hàng cua được tiêu thụ chủ yếu ở nội địa, ở các nhà hàng, quán ăn".
Nhiều nông dân ở tỉnh Cà Mau lo ngại giá cua sẽ còn giảm khi dịch bệnh diễn biến phức tạp. Ảnh: Chúc Ly.
Theo bà Ngô Kim Thanh (xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), trước đó các thương lái không mua cua và nay mua rất kén chọn khiến nông dân điêu đứng.
Trong khi đó, ông Trung - Chủ tịch Hiệp hội thủy sản huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau thông tin: "Hiện tại thương lái giảm mua cua so với trước Tết do không xuất được qua thị trường Trung Quốc, trong khi đây là thị trường tiêu thụ chính".
"Mỗi vụ cua dao động từ 4-6 tháng, nông dân chủ yếu nuôi theo kiểu gối vụ nên thời điểm nào cũng có cua đến lứa thu hoạch. Đến thời điểm thu hoạch, nông dân bắt buộc phải thu, nếu không thì cua sẽ chết hoạch bỏ đi hết. Cho nên tình hình này gây nhiều khó khăn cho nông dân. Hiện nay, nông dân đành chấp nhận bán với giá rẻ, lựa chọn vựa mua giá cao để bán chứ không còn cách nào khác" - ông Trung thông tin thêm.
Nhiều thương lái thu mua cua có thâm niên ở tỉnh Cà Mau nhận định, giá cua hiện tại giảm chỉ còn khoảng 1/2 so với trước Tết và sẽ còn biến động nhiều do tình hình dịch bệnh virus Corona. Nông dân nên chủ động trong sản xuất, tránh thả giống trong tình hình hiện tại.
Theo Danviet
Mang Tết đến người nghèo Hòa chung tinh thần "Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau" và đón Tết cổ truyền Canh Tý 2020, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhiều chương trình chăm lo Tết cho người nghèo và các gia đình chính sách được các cấp chính quyền địa phương cùng nhiều cơ quan, đơn vị, các tổ...