Quảng Nam: Công bố chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh tốt nhất thế giới
Sáng nay (25.8), UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức họp báo công bố chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ do Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học Công nghệ) cấp giấy chứng nhận theo quyết định số 3235 ngày 16.8 vừa qua.
Theo tài liệu cung cấp, Sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, có tên khoa học là Panax vietnamensis Haet Grushv, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu của đồng bào dân tộc sống xung quanh chân núi Ngọc Linh.
Củ sâm Ngọc Linh hàng chục năm tuổi và có giá trị kinh tế cao, mỗi kg từ 45 đến 150 triệu đồng
Có thể nói rằng cả thế giới chỉ có nước Việt Nam, cả nước chỉ có 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam và tại 2 tỉnh cũng chỉ có 5 huyện, với 16 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là có sâm Ngọc Linh. Đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m được xem như nóc nhà của Tây Nguyên, có rừng nguyên sinh cùng với sự phong phú của hệ động, thực vật với các điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh.
Hơn 30 năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm và tốt nhất thế giới hiện nay, bên cạnh sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc và sâm Mỹ. Sâm Ngọc Linh có tác dụng như loại thuốc tăng lực, chống lão hóa, hồi dương, tăng cường sức đề kháng, chống độc tố, kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ phòng bệnh ung thư,… Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm một số nước khác không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường,…
Video đang HOT
Quang cảnh buổi họp báo công báo chỉ dẫn địa lý “ngọc linh” cho sản phẩm sâm củ.
Tại tỉnh Quảng Nam, tổng diện tích sâm trồng và bảo tồn hiện nay hơn 65ha, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 395 về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2030. Tổng diện tích quy hoạch 15.568 ha tại các xã Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam, Trà Dơn, Trà Tập, Trà Leng, Trà Don; trong đó diện tích vùng đệm 6.712ha, diện tích vùng lõi 8.856ha; quy hoạch bảo tồn 2.238ha tại các xã Trà Linh, Trà Cang, Trà Dơn; quy hoạch phát triển 10.256ha tại các xã Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam, Trà Dơn, Trà Tập, Trà Leng, Trà Don; diện tích trồng và bảo tồn từ 2016 – 2020 đạt 665ha, đến 2021-2030, trồng 400-500ha/năm, diện tích khai thác ổn định hằng năm 200-300 ha, sản lượng khai thác khoảng 150-200 tấn/năm.
Vườn sâm Ngọc linh ở huyện Nam Trà My, Quảng Nam.
Ông Lê Văn Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: “Việc công bố chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh là tài sản thương mại có giá trị, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và quốc gia; do đó việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát tốt đối với tài sản này, khai thác, thương mại hóa các chỉ dẫn địa lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, lâu dài và bền vững và giới thiệu rộng rãi hình ảnh, thương hiệu sâm Ngọc linh – Quảng Nam đến với quần chúng nhân dân, người tiêu dùng, doanh nghiệp và tất cả các tổ chức, cá nhân về sản phẩm quý hiếm này…”
Theo Danviet
Cây sâm Ngọc Linh 7 nhánh, được trả 500 triệu không bán
Cây sâm Ngọc Linh có tuổi đời hơn 100, được nhiều thương lái trả giá hơn 500 triệu đồng, nhưng ông Lĩnh không bán mà xem như báu vật, bảo vệ nghiêm ngặt.
Ngày 11/7, ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch huyện Nam Trà My (Quảng Nam) sau khi nghe thông tin ông Hồ Kim Lĩnh (thôn 3, xã Trà Linh) sở hữu cây sâm quý, đã đến khu vườn xác minh. "Cây sâm Ngọc Linh có 7 nhánh, ước đoán hơn 100 tuổi. Chủ nhà nói có một số người trả giá hơn 500 triệu đồng", ông Bửu nói.
Ông Lĩnh bên cây sâm quý được bảo vệ 5 lớp bờ rào. Ảnh: Quang Bửu.
20 năm trước trong một lần lên núi Ngọc Linh, ông Lĩnh phát hiện cây sâm. Lúc đó cây chỉ 5 nhánh. Sau khi nhận thấy hàng trăm người dân tứ xứ đổ về núi Ngọc Linh săn lùng sâm, ông Lĩnh lo ngại nên đào cây về trồng trong vườn.
"Cây sâm được bảo vệ bằng 5 lớp thép gai, tôn, bờ rào... Ngoài ra, ông Lĩnh còn làm rất nhiều hố chông xung quanh, bảo vệ nghiêm ngặt sâm quý", ông Bửu cho hay.
Nếu đào củ sâm, ước nặng 1,3 kg. Gia đình ông Lĩnh không bán vì muốn để nhân giống. Mỗi năm cây cho khoảng 1.000 hạt. "Từ cây sâm này, tôi nhân giống ra hơn 18.000 cây con, trồng trong khu vườn rộng hơn 1,5 ha. Hiện giá trị vườn sâm khoảng 60-70 tỷ đồng", ông Lĩnh chia sẻ.
Củ sâm nếu đào lên ước lượng khoảng 1,3 kg. Ảnh: Quang Bửu.
Theo chủ tịch huyện, đây là cây sâm cực kỳ quý hiếm được phát hiện tại huyện Nam Trà My. Mỗi năm, lấy từ hạt sâm gieo bán bán giống, ông Lĩnh thu được khoản tiền lớn. Mỗi cây giống giá 65.000-70.000 đồng, tính ra từ cây sâm 7 nhánh chủ vườn thu về gần 700 triệu đồng/năm.
"Rất nhiều người trả giá cao nhưng ông Lĩnh không bán. Đây là điều đáng mừng, tương lai giống sâm Ngọc Linh quý hiếm trong tự nhiên sẽ được phục hồi và phát triển", ông Bửu nói.
Trước đó ngày 20/6, anh Hồ Văn Chiêu (trú thôn 4, xã Trà Linh) trong lúc đi rừng đã đào được củ sâm Ngọc Linh tự nhiên nặng khoảng một kg, hơn 100 tuổi. Củ sâm có 100 đốt, dài khoảng 0,5 m sau đó được bán với giá 200 triệu đồng.
Nhiều năm trở lại đây, nhờ mang sâm Ngọc Linh từ trên núi về nhân giống, trồng trong vườn, hàng trăm người dân ở dưới chân núi cao nhất nam Trường Sơn bỗng trở thành tỷ phú. Chỉ tính tại thôn 3 Trà Linh hiện có hơn 50 vườn sâm Ngọc Linh có tuổi từ 1 đến 25 năm. Bình quân mỗi vườn có hàng chục nghìn gốc sâm các loại. Giá trị mỗi vườn sâm khoảng 60 tỷ đồng.
Tiến Hùng
Theo VNE
Từ 'người rừng' thành đại gia nhờ sâm Ngọc Linh Hơn 30 năm trồng sâm ở vùng núi Ngọc Linh (Quảng Nam), đến nay những người dân Xê Đăng sống ở huyện nghèo nhất nước đã trở thành đại gia khi sở hữu vườn sâm trị giá hàng trăm tỷ đồng. Từ xa xưa, người dân Xê Đăng sống dưới chân núi Ngọc Linh (Nam Trà My, Quảng Nam) vẫn thường dùng loại...