Quảng Nam có trẻ tử vong vì bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng hiện đang lây lan nhanh ở Quảng Nam làm hoang mang phụ huynh và học sinh khi bước vào năm học mới, đã có 1 em tử vong.
Quảng Nam là tỉnh thứ 3 tại miền Trung sau Đà Nẵng và Quảng Ngãi có chiều hướng gia tăng bệnh này. Toàn tỉnh có 190 ca, trong đó có một bé 25 tháng tuổi ở huyện Điện Bàn tử vong.
Chăm sóc trẻ em bị bệnh tay chân miệng tại bệnh viện nhi Quảng Nam. Ảnh: Minh Nhật.
Video đang HOT
Các đoàn điều tra dịch bệnh tay chân miệng do Sở Y tế thành lập đang phối hợp với chính quyền địa phương điều tra lấy mẫu, tiến hành xử lý môi trường bằng dung dịch Chloramin B 2% tại nhà bệnh nhi tử vong và 2 trường mẫu giáo ở xã Điện Nam Bắc, Điện Bàn cùng một số địa phương khác đã phát hiện có dịch. Đồng thời, tỉnh đã cấp 665 kg Chloramin B 2% cho các trung tâm y tế, xã, phường trạm y tế trong toàn tỉnh tiến hành can thiệp các biện pháp xử lý môi trường.
Theo VNE
Khử khuẩn trường mầm non trước ngày khai giảng
Ngành y tế TP HCM sẽ phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo khử khuẩn các trường mầm non nhằm phòng bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết cho học sinh trong năm học mới.
Nhìn nhận dịch tay chân miệng vẫn còn diễn biến phức tạp, bệnh sốt xuất huyết cũng bắt đầu tăng ca, đại diện Sở Y tế TP HCM cho rằng việc tổng vệ sinh khử khuẩn các trường là cần thiết để phòng ngừa bệnh cho học sinh khối mầm non.
Rửa tay cho trẻ và phát hiện sớm bé mắc bệnh là cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Ảnh: Cao Lâm
Theo thống kê từ Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, hiện lượng trẻ mắc bệnh từ trường học chỉ chiếm khoảng 30% số bệnh nhân. Song nếu không làm tốt các khâu vệ sinh trường lớp thì đây là môi trường thuận tiện để các bé mắc bệnh lây cho bạn học.
Đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết, ngành y tế sẽ hỗ trợ khối giáo dục tập huấn lại kiến thức vệ sinh khử khuẩn và việc dọn dẹp vệ sinh cho tất cả giáo viên mầm non. Việc tổng vệ sinh được tiến hành trước ngày 5/9 để đón học sinh đến trường.
Đại diện Sở Giáo dục và đào tạo TP HCM cũng cho biết sẽ thành lập các đoàn kiểm tra để đánh giá tình hình thực hiện của các trường. Ngoài việc khử khuẩn, các trường phải có đủ hệ thống vòi nước, xà phòng, khăn sạch để bé rửa tay.
"Các cô giáo phải được tập huấn để thực hiện tốt việc rửa tay cho bé và phát hiện sớm những cháu mắc bệnh, có biện pháp cách ly", một bác sĩ phụ trách y tế học đường nói.
Chiều chủ nhật 28/8, ghi nhận của VnExpress.net tại hai bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 cho thấy, mỗi nơi có hơn 100 bé nằm viện điều trị bệnh tay chân miệng. Lượng bệnh nhi ở TP HCM chiếm khoảng 40%, còn lại là từ các tỉnh chuyển đến chữa bệnh.
"Diễn biến bệnh còn phức tạp, bởi theo chu kỳ dịch tễ đầu tháng 9 là vào mùa dịch mới trong khi số ca bệnh đầu mùa đã ở mức cao", bác sĩ Trần Thị Thúy, Phó khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 nói.
Theo bác sĩ Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, Sở đã triển khai kế hoạch hành động nếu dịch bệnh tăng ca. Trong đó, bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới sẽ điều trị chính và giúp các bệnh viện khác trong việc chẩn đoán, điều trị.
Theo VNE
Hà Nội: Dịch vụ bác sĩ gia đình đắt khách vì dịch bệnh Mặc dù bệnh tay chân miệng chỉ xuất hiện rải rác ở miền Bắc nhưng nhiều bà mẹ vẫn sợ, không đưa con tới bệnh viện đông đúc khi có bệnh mà bấm bụng đưa con tới phòng khám, gọi bác sĩ gia đình... Số bệnh nhi đến khám tại bệnh nhi TƯ không tăng đột biến và chủ yếu là ngoại tỉnh,...