Quảng Nam: Chuyển đổi “ruộng nước trời” sang trồng rau, cây dược liệu, lợi nhuận tăng 20-30%
Tại Quảng Nam, cây trồng trong mô hình chuyển đổi đều cho năng suất cao và lợi nhuận tăng từ 20-30% so với sản xuất lúa trong cùng thời vụ, trên cùng chân đất.
Sở NNPTNT Tỉnh Quảng Nam cho biết, trong những năm qua, các địa phương cấp xã, huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã chủ động sắp xếp lại các vùng sản xuất. Đồng thời, tỉnh hướng dẫn bà con nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học về giống, phương thức canh tác, chủng loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, thị trường và đặc biệt thích ứng với biến đổi khí hậu đã đem lại hiệu quả kinh tế khá.
Cây trồng trong mô hình chuyển đổi ở đồng bằng chủ yếu là lạc, ngô, dưa hấu, rau… đều cho năng suất cao và lợi nhuận tăng từ 20-30% so với sản xuất lúa trong cùng thời vụ, trên cùng chân đất.
Được biết, từ năm 2017 đến 2019, toàn tỉnh Quảng Nam có diện tích đã chuyển đổi được là 2.271ha (năm 2017: 651,5ha; 2018: 704,5ha ; 2019: 915,0ha). Theo đó, đất chuyển đổi chủ yếu là những chân ruộng sản xuất 01 vụ lúa, ruộng nước trời và các loại cây trồng được chuyển đổi khá đa dạng.
Đối với vùng đồng bằng, trung du thì cây trồng chuyển đổi chủ yếu là: lạc, ngô, dưa hấu, rau các loại… Riêng với vùng miền núi, cây trồng chuyển đổi chủ yếu là: Cây dược liệu, cây ăn quả như: chuối, bưởi…
Video đang HOT
Mô hình chuyển đổi cây trồng từ lúa sang trồng lạc của bà con nông dân xã Quế Xuân 1 (Quế Sơn, Quảng Nam) đem lại thu nhập cao.
Đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam cho thấy, nhìn chung, cây trồng trong mô hình chuyển đổi đều cho năng suất cao và lợi nhuận tăng từ 20-30% so với sản xuất lúa trong cùng thời vụ, trên cùng chân đất.
Được biết, năm 2020, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang các loại cây khác là 810ha, trong đó chuyển trồng cây hằng năm 686ha, chuyển trồng cây lâu năm 120ha…
Từ vụ lật ghe khiến 3 người chết và 2 người mất tích: Cần có chế tài xử phạt nặng
Tại hiện trường vụ lật ghe khiến 3 người chết và 2 người mất tích, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia nhấn mạnh cần có chế tài xử phạt nặng hơn đối với các tàu thuyền không trang bị áo phao.
Trưa 09/5, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia dẫn đầu đoàn công tác có mặt tại khu vực bờ kè ven hạ lưu sông Thu Bồn (xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) - nơi mới xảy ra vụ lật ghe khiến 5 người mất tích.
Ông Khuất Việt Hùng (bên trái) đến thăm hỏi gia đình nạn nhân có người tử vong trong vụ lật ghe
Báo cáo với lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia, lãnh đạo huyện Duy Xuyên cho biết, chiếc ghe chở 11 người bị lật (trong đó 5 người mất tích) là phương tiện dân sinh.
Theo vị lãnh đạo huyện Duy Xuyên, kể từ thời điểm cây cầu Cửa Đại (nối TP Hội An và huyện Duy Xuyên) được đưa vào sử dụng (năm 2016), 3 bến đò phục vụ dân sinh cũng chính thức dừng hoạt động. Từ đó, người dân không còn phải vượt hạ nguồn sông Thu Bồn trong cảnh lụy đò.
Trường hợp chiếc ghe bị lật vào chiều 08/5 là do người dân vẫn còn giữ thói quen dùng ghe để di chuyển trên sông. Phương tiện dân sinh này không được trang bị áo phao hay bất kỳ vật dụng cứu sinh nào.
Sau khi nghe báo cáo của đại diện chính quyền địa phương, ông Khuất Việt Hùng cho biết, vụ lật ghe trên sông Thu Bồn có nhiều điểm chung với vụ lật ghe xảy ra cách đây gần 3 tháng ở sông Vu Gia, huyện Đại Lộc.
"Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, tỉnh Quảng Nam để xảy ra 2 vụ tai nạn lật ghe. Cả 2 vụ, phương tiện chở những người lâm nạn đều không trang bị áo phao và dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Hay tin, Thủ tướng rất bức xúc", ông Hùng nói.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia nhấn mạnh, đã đến lúc, cơ quan chức năng cần có chế tài xử phạt mạnh hơn đối với những phương tiện đường thủy không đủ điều kiện nhưng vẫn bất chấp đưa vào khai thác. Đặc biệt, những ghe nào chở người mà không trang bị áo phao thì nhất quyết cấm hoạt động và phạt nặng.
Sau khi nắm bắt thông tin tại hiện trường, ông Khuất Việt Hùng cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình các nạn nhân trong vụ lật ghe.
Đến thời điểm 11h ngày 09/5, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 là Võ Hùng Tâm. Như vậy, 2 nạn nhân còn đang mất tích, gồm Đoàn Nguyễn Nhơn Hiếu và Lê Văn Hòa (người lái ghe).
Trước đó, khoảng 15h ngày 08/5, 11 người dân xã Duy Nghĩa ngồi trên ghe để di chuyển vượt đoạn sông Thu Bồn từ Hội An về nhà. Đến giữa dòng nước, chiếc ghe bất ngờ bị gió lớn quật chìm. Lúc này, 6/11 người được ứng cứu kịp thời và vào bờ an toàn, 5 người còn lại mất tích.
Lực lương cứu hộ cứu nạn triển khai tìm kiếm các nạn nhân mất tích sau vụ chìm ghe
Danh sách 5 người mất tích sau vụ lật ghe gồm: Đoàn Nguyễn Nhơn Hiếu, Nguyễn Ngọc Trường, Nguyễn Đức Tính, Võ Hùng Tâm và Lê Văn Hòa. Cả 5 nạn nhân đều nằm trong độ tuổi thanh niên và cùng trú thôn Hội Sơn, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên. Đến 21h cùng ngày, 2/5 nạn nhân mất tích sau vụ chìm ghe được lực lượng cứu hộ tìm thấy là anh Nguyễn Ngọc Trường và Nguyễn Đức Tính.
Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ chìm ghe Sau gần 20 giờ nổ lực tìm kiếm, đến 10 giờ 30 phút ngày 9-5, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 đó là anh Võ Hùng Tâm (2000, trú thôn Hội Sơn, xã Duy Nghĩa, H. Duy Xuyên, Quảng Nam) trong vụ chìm ghe trên sông Thu Bồn (đoạn chảy qua xã...