Quảng Nam: Chủ động phòng chống rét hại cho đàn gia súc, gia cầm
Tại Quảng Nam, các huyện miền núi đang tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét gây ra.
Hiện nay, tại các huyện miền núi như Phước Sơn, Bắc Trà My, Tây Giang;… thuộc tỉnh Quảng Nam, trời có mưa, sương mù, gió bấc, nền nhiệt độ xuống thấp gây nên rét đậm. Người chăn nuôi đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ đàn gia súc của mình.
Người dân chăm sóc chuồng trại phòng chống rét gia súc.
Theo đó, nhiều hộ dân đã lấy bạc cột xung quanh chuồng trâu, chuồng bò để kín gió và dự trữ thức ăn đầy đủ để đàn gia súc phát triển tốt. Có hộ còn chất củi gần chuồng trại đốt lửa cho ấm, đuổi muỗi, bọ rầy. Nhiều hộ còn lấy cả vải và bao tải choàng trên thân các con trâu, bò để giữ độ ấm. Nhiều người tranh thủ con lấy phân ra khỏi chuồng, bỏ vào lá cây và rơm rạ, không để chuồng bị ướt,…Nhiều biện pháp đã được triển khai với quyết tâm bảo vệ đàn gia súc của mình.
Tại huyện miền núi Phước Sơn, ông Lưu Huyền Thoại, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc cho biết: “Hiện trên địa bàn xã có khoảng hơn 1.000 gia súc, gia cầm. Để chủ động phòng chống rét hại cho đàn gia súc, gia cầm, chính quyền xã đã tuyên truyền cho bà con làm các chuồng trâu, bò vững chắc và gia cố tấm bạt chắn gió, đồng thời khuyến cáo bà con hạn chế thả rông trâu, bò ngoài đường, ngoài nương rẫy”.
Video đang HOT
Cũng theo ông Thoại, đợt mưa bão vừa qua đã làm ảnh hưởng đến số lượng đàn gia súc, gia cầm tại địa phương. Qua kiểm tra sơ bộ, một số bà con vẫn có thói quen chăn thả trâu bò theo kiểu thả rông, khi nhiệt độ xuống thấp, những hộ này chưa chủ động sớm làm chuồng trại, chưa biết cách ủ ấm và dự trữ thức ăn cho trâu, bò. Để đảm bảo đàn gia súc phát triển tốt, chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể các bước phòng tránh rét cho đàn gia súc, để có xảy ra rét đậm, rét hại cũng giảm thiệt hại kinh tế cho bà con.
Đảm thức ăn cho gia súc vào mùa đông.
Còn tại huyện Bắc Trà My, Tây Giang, chính quyền huyện cũng đã và đang hướng dẫn nhân dân làm chuồng trại đu âm cho gia suc, gia câm, dự trữ thức ăn cho gia súc, đưa tât ca đan gia suc tư ngoai nui vê chuông trai gân nha. Bên cạnh đó, phân công cán bộ theo dõi từng địa bàn, tăng cường giám sát, kiểm tra tình hình dịch bệnh, đói rét ở đàn vật nuôi nhất là các xã vùng cao, sâu của huyện.
Ông Huỳnh Ngọc Thiệu, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bắc Trà My cho biết, huyện đã triên khai hop Thôn trương, Bi thư Chi bô cac thôn quan triêt, vân đông, tuyên truyên cho nhân dân gia cô chuông trai giư âm va dư trư thưc ăn cho gia suc. Khi co gia suc chêt ret, lanh phai bao cao cho thôn trương hoăc thôn pho, Thu y xa, thôn đên lâp biên ban xac đinh nguyên nhân chêt ban đâu;…
Ông Nguyễn Quảng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho hay: “Toàn huyện có hơn 3.100 con trâu, hơn 4500 con bò và hơn 2.400 con heo. Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện chưa có gia súc, gia cầm chết do rét hại gây ra. Tuy nhiên để bảo vệ đàn gia súc, chúng tôi đã thông tin kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho gia suc đến người chăn nuôi”.
Trong công tác chủ động phòng chống rét hại cho đàn gia súc, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: “Chúng tôi đã yêu cầu các địa phương hướng dẫn người chăn nuôi gia cố, che chắn chuồng trại, đảm bảo ấm vào mùa đông; Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho đàn gia súc, gia cầm; tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh; vệ sinh, tiêu độc khử trùng tẩy uế chuồng nuôi”.
Chủ động bảo vệ đàn gia súc, giảm thiệt hại do rét đậm, rét hại
Để chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, Hà Giang đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống rét cho đàn gia súc nhằm giảm tối đa thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra.
Trong những ngày gần đây, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm rét hại có thể kéo dài, khiến nhiệt độ giảm sâu. Tại nhiều địa phương vùng sâu, xa, biên giới của tỉnh Hà Giang chìm trong giá rét, nhiều xã biên giới ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Xín Mần, nhiệt độ vào ban đêm và sáng sớm có nơi xuống đến -1 độ, -2 độ C và đã xuất hiện băng tuyết, sương muối. Để chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, Hà Giang đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống rét cho đàn gia súc nhằm giảm tối đa thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra.
Cán bộ huyện Mèo Vạc (Hà Giang) trực tiếp xuống các thôn, bản hướng dẫn nhân dân thực hiện công tác phòng, chống rét cho đàn gia súc. Ảnh: Minh Đức/TTXVN phát
Là huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) có độ cao trên 1.600 m so với mặt nước biển, khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, mùa đông rét đậm, rét hại kéo dài. Những ngày gần đây, huyện Mèo Vạc chìm trong giá rét kèm theo mưa nhỏ gây ảnh hưởng không nhỏ đến đàn gia súc. Nhằm chủ động phòng, chống rét, đảm bảo đàn gia súc phát triển ổn định, UBND huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông và các xã, thị trấn trên địa bàn cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn bà con dân tộc thiểu số triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.
Ông Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Huyện Mèo Vạc hiện có trên 86.440 con gia súc, để đảm bảo đàn gia súc phát triển ổn định, UBND huyện đã chủ động triển khai nhiều giải pháp như: Thành lập tổ chỉ đạo phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc; phân công các thành viên, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn gia súc. Các cơ quan chức năng của huyện đẩy mạnh tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi chuẩn bị vật liệu giữ ấm cho gia súc; tận dụng vật liệu có sẵn tại địa phương như thân cây ngô, bao tải để che chắn chuồng trại.
Đặc biệt, khi rét đậm rét hại, nhiệt độ xuống thấp, hướng dẫn bà con không thả rông và không chăn thả gia súc, tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò già yếu, gia súc non, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể. Các cơ quan chức năng của huyện cũng tuyên truyền cho người dân cách chăm sóc diện tích cỏ, chế biến thức ăn gia súc theo phương pháp ủ chua, phơi khô; thực hiện tiêu độc, khử trùng chuồng trại, tránh phát sinh dịch bệnh...
Ý thức việc bảo vệ đàn gia súc của gia đình trong những ngày rét đậm rét hại này, gia đình anh Thào Mí Chơ ở xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc đã thực hiện tốt phòng, chống rét cho đàn gia súc. Hiện gia đình anh có đàn bò gồm 6 con, trong những ngày rét đậm rét hại, nhiệt độ xuống dưới 7 độ C, gia đình anh đã không thả rông đàn bò mà nuôi nhốt ở trong chuồng trại, bổ sung thêm thức ăn cho bò như cho ăn thêm cỏ tươi, uống nước ấm pha thêm một chút muối. Gia đình ủ chua cỏ, mua bạt và lấy thân cây ngô khô về che chắn chuồng trại bảo vệ đàn gia súc.
Trong những ngày này, huyện Xín Mần cũng triển khai khẩn trương nhiều biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện Xín Mần thường xuyên cử cán bộ chuyên môn xuống hỗ trợ các hộ gia đình, kiểm tra đôn đốc người dân thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc. Đội ngũ cán bộ thú y các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình sức khỏe vật nuôi, vận động nhân dân không cho trâu bò cày kéo, chăn thả tự do nhất là những ngày nhiệt độ giảm sâu, tăng cường thêm thức ăn cho gia súc so với ngày thường; che chắn chuồng trại, sưởi ấm và làm áo khoác giúp gia súc giữ ấm, tăng khả năng chống rét.
Theo ông Hoàng Hải Lý, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, Hà Giang hiện có gần 123.000 hộ chăn nuôi trâu, bò với tổng đàn gia súc gần 300.000 con. Để bảo vệ tốt đàn gia súc trong mùa đông, ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo 11 huyện, thành phố vận động người dân xây dựng chuồng trại kiên cố, đảm bảo giữ ấm cho gia súc. Đồng thời, mở rộng diện tích trồng cỏ nhằm cung cấp nguồn thức ăn thô xanh cho đàn gia súc.
Hiện UBND 11 huyện, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức cho người dân ký cam kết thực hiện các biện pháp dự trữ thức ăn và phòng chống đói rét cho gia súc trong vụ Đông Xuân 2020 - 2021. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có gần 100% số hộ chăn nuôi đã dựng được chuồng trại chăn nuôi; trong đó có trên 80% chuồng trại kiên cố. Toàn tỉnh đã trồng được khoảng 30.000 ha cỏ Goatemala và cỏ voi, cộng với lượng thức ăn là tinh bột đảm bảo lượng thức ăn dự trữ cho đàn gia súc trong mùa đông này.
Theo dự báo, tình hình thời tiết trong những ngày tới, băng tuyết, sương muối và rét đậm rét hại vẫn còn tiếp diễn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang khuyến cáo các gia đình có vật nuôi tùy vào tình hình thực tế cần lên phương án và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc.
Nhiều giải pháp chống rét cho vật nuôi Các địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài. Tại Hà Nội: Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã yêu...