Quảng Nam chính thức công bố hết dịch tả lợn châu Phi
Ngày 1/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đã có công văn số 1303 về việc “thông báo hết dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Quảng Nam cho biết, ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đầu tiên tại tỉnh Quảng Nam được phát hiện vào ngày 14/5/2019 ở 1 hộ chăn nuôi quy mô nông hộ, tại thôn Tây Sơn Đông, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên. Sau đó bệnh lây lan ra nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
“Qua thời gian chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp giữa các Sở, ngành với các địa phương trong công tác phòng, chống bệnh DTLCP, đến nay, dịch bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được kiểm soát (con lợn mắc bệnh lâm sàng DTLCP được tiêu hủy cuối cùng vào ngày 26/5/2020); đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh bắt buộc; ổ dịch cuối cùng đã công bố hết dịch bệnh DTLCP vào ngày 26/6/2020 theo đúng quy định của pháp luật về Thú y…”, Sở NNPTNT Quảng Nam thông báo.
Dịch tả lợn châu Phi đã làm nhiều hộ chăn nuôi ở Quảng Nam thiệt hại nặng.
Liên quan đến dịch tả lợn châu Phi, mới đây, tại Tam Kỳ, Quảng Nam, ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NNPTNT đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam.
Tại buổi làm việc, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, trước khi có DTLCP, tỉnh có tổng đàn lợn hơn 483.000 con, đứng thứ 2 ở Khu vực Nam Trung Bộ. Toàn tỉnh có 206/241 xã xảy ra bệnh DTLCP, trong đó có 135 xã có dịch qua 30 ngày tái phát dịch. Hiện vẫn còn 6 xã có bệnh DTLCP chưa qua 30 ngày.
Video đang HOT
Sau khi dịch bệnh xảy ra, tính đến tháng 4/2020, đàn lợn của tỉnh chỉ còn 250.000 con. Trong đó, lợn giống ông bà và lợn nái giống sinh sản, lợn nái hậu bị khoảng 25.000 con.
Sau thời gian, đến nay Quảng Nam đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi.
Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NNPTNT nhấn mạnh, hiện tại DTLCP chưa có vaccine, chưa có thuốc điều trị nên việc tăng đàn, tái đàn lợn cần phải đảm bảo an toàn sinh học. Mà an toàn sinh học thì các đơn vị chăn nuôi lớn làm tốt, hộ gia đình khó khăn. Trong khi cơ cấu chăn nuôi nhỏ lẻ của tỉnh Quảng Nam chiếm khoảng 64%.
“Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi gia đình ở Quảng Nam chưa kiểm soát tốt việc phòng chống dịch bệnh như không rắc vôi, không rào lưới chắn chim, chuột, côn trùng; người ra vào không kiểm soát. Nếu như tăng đàn kiểu này thì dịch bệnh rất dễ bùng phát, trong khi đó một số xã vẫn còn DTLCP. Vậy nên, tỉnh Quảng Nam cần phải có kế hoạch cụ thể, các ngành chức năng phải có những chỉ đạo bằng văn bản, bằng thông tin tuyên truyền, bằng cầm tay chỉ việc thì mới ra vấn đề.
Bên cạnh đó, khuyến nông địa phương cũng cần chỉ ra những mô hình tiêu biểu để dẫn dắt cho các hộ dân thực hiện, như vậy mới hiệu quả được”, ông Tiến nói.
Quảng Nam: Ruộng nứt nẻ, lúa khô héo
Từ đầu mùa khô đến nay, cánh đồng Cả có tổng diện tích trên 50ha của hàng trăm hộ dân thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) lúa bị chết cháy gần hết...
Bất lực nhìn lúa cháy
Sau nhiều ngày dùng đủ mọi cách chống hạn để cứu 03 sào lúa ở cánh đồng Cả không thành, lão nông Nguyễn Quang Hòa ở thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, đành bất lực chấp nhận cảnh mất trắng, khi ruộng lúa của mình bị chết cháy gần hết.
Ruộng lúa ở cánh đồng Cả tại thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) khô nứt nẻ.
Ông Hòa lắc đầu ngao ngán: "Chỉ một tuần nữa mà trời không mưa thì bỏ thôi chứ không thể cứu được ruộng lúa nữa. Bình thường mọi năm, cả khu vực đồng này lấy nước ở trạm bơm từ hồ Phú Ninh ra nhưng năm nay, nước chỉ về một lần, không đủ để tưới cho toàn bộ cánh đồng. Tưới được giọt nào cho ruộng lúa thì cũng không thấm vào đâu, như muối bỏ bể; 3 sào của tôi cũng bó tay, chắc mất trắng vụ này".
Cánh đồng Cả có tổng diện tích trên 50 hecta là sinh kế của hàng trăm hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu xã Trà Kiệu Tây. Từ đầu mùa khô đến nay, dù đã làm đủ mọi cách để cứu lúa, nhưng nhiều nông dân ở đây cũng đành thả tay, chấp nhận chịu cảnh mất trắng.
Ông Nguyễn Văn Sáu, phó Giám đốc Hợp tác xã Duy Sơn cho biết, hiện tại lúa trong giai đoạn đẻ nhánh, nhiều diện tích lúa phụ thuộc nước tưới từ trạm bơm Hoàn Châu đang bị khô cháy không thể phục hồi do thiếu nước. Hợp tác xã đang thuê máy móc và nhân công nạo vét bùn, cát lòng hồ, suối tận dụng mạch nước ngầm để chống hạn cứu lúa. Tuy nhiên, sắp tới mà vẫn không có mưa thì trạm bơm Hoàn Châu không thể đảm bảo nước tưới cho khu vực này.
Cánh đồng Cả lấy lượng nước thừa của hồ chứa Phú Ninh nhưng năm nay hồ Phú Ninh cũng khô cạn, không có nước, máy bơm phải hoạt động cầm chừng. Từ đầu vụ đến giờ cũng chỉ có một cơn mưa ngày 29/5 chỉ tích trữ được một lượng nước rất ít, không đủ để cứu lúa. Trước mắt, chúng tôi tập trung nạo vét lòng hồ, lòng suối để tận dụng mạch nước ngầm cứu chữa được diện tích nào hay diện tích đó.
Tập trung cứu lúa
Ông Trần Huy Tường, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Duy Xuyên cho biết, năm nay, từ đầu vụ Đông Xuân đã xuất hiện tình trạng khô hạn, nhiễm mặn và kéo dài đến nay nên việc sản xuất hết sức khó khăn về nguồn nước tưới. Các hồ đập Khe Cát, Cây Sơn đều ở dưới mực nước chết.
Không có nước, máy bơm phải hoạt động cầm chừng
Hiện nay, huyện đã dựng một số trạm bơm dã chiến và khởi công một số trạm bơm để dự phòng cho cuối vụ vụ Hè Thu. Tuy nhiên, độ mặn đo được tại khu vực từ cầu Câu Lâu cũ ngược lên cầu Gò Nổi luôn ở mức 7 phần nghìn, còn tại bể hút của trạm bơm điện 19.5 là 20 phần nghìn, trong khi đó lượng nước từ hồ chứa Phú Ninh đưa nước ra rất yếu. Do đó, vụ Hè Thu 2020, huyện Duy Xuyên sạ cấy khoảng 3.400/3.500ha lúa theo kế hoạch, còn gần 100ha không sản xuất được do thiếu nước.
Lúa hiện đang trong giai đoạn đẻ nhánh, Phòng NN&PTNT chỉ đạo cán bộ thường xuyên bám ruộng và làm việc với Công ty thủy lợi cố gắng đảm bảo nước tưới để cây lúa sinh trưởng, không ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa. Đồng thời, phòng cũng đang lên phương án sử dụng các trạm bơm điện trước để vận hành lại đảm bảo nguồn nước cho đến cuối vụ.
Nếu trong thời gian tới không có mưa thì các hồ chứa trên địa bàn sẽ không cung cấp đủ nước. Do đó, phải huy động các trạm bơm điện để bơm nước từ sông Thu Bồn. Trong trường hợp nước không đủ thì vào phải chấp nhận mất một số diện tích cuối kênh để bảo vệ diện tích còn lại.
Theo kế hoạch vụ Hè Thu năm 2020 toàn tỉnh Quảng Nam sẽ sản xuất khoảng 42.000ha lúa, tuy nhiên, do khô hạn khốc liệt nên phải bỏ hoang hàng ngàn ha. Tại huyện Tiên Phước chỉ gieo sạ được khoảng 1.200ha trong tổng số hơn 1.550ha ruộng vụ hè thu do thiếu nước. Đối với diện tích đã gieo sạ thì hàng trăm héc ta bị khô hạn. Huyện Núi Thành cũng chỉ gieo sạ khoảng 3.000/3.400ha lúa theo kế hoạch, còn gần 400ha ở các xã phía Nam của huyện không sản xuất được do thiếu nước.
Theo Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam, nếu trong thời gian tới không có mưa, thì chắc chắn lượng nước các hồ chứa không thể cung cấp đủ nước tưới cho cho diện tích lúa đến cuối vụ Hè Thu. Nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài, nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước khi cây lúa ở giai đoạn làm đòng và trổ bông là hiện hữu. Do đó, công ty đã dự tính kỹ và sẽ phải cắt giảm diện tích cây trồng.
Để có thể dự trữ lượng nước trong hồ đảm bảo cấp cho cây lúa Hè Thu ở giai đoạn làm đòng, trổ bông tại khu tưới các hồ chứa nước đang thiếu nước, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam thực hiện kỹ thuật tưới nước "ướt khô xen kẽ" bắt đầu từ ngày 20/6, áp dụng theo từng khu tưới, từng cánh đồng theo trà lúa đã gieo sạ, sau khi kết thúc tỉa dặm và bón phân lần 2 trong các hồ chứa nước thuộc Công ty đang quản lý.
13.248,61 tỷ đồng hỗ trợ phòng chống dịch tả lợn châu Phi Theo Bộ NNPTNT, tổng kinh phí ngân sách Trung ương (do Bộ Tài chính cấp), ngân sách địa phương và kinh phí được các ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tính đến tháng 5/2020 khoảng 13.248,61 tỷ đồng. Theo đó, đến nay, các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ người...