Quảng Nam chạm tay vào cánh cửa hạng nhất 2021
Thất bại trước SLNA trên sân Vinh với tỷ số đậm 1-4 trong trận đấu cuối cùng của vòng 1 giai đoạn 2 V-League 2020 vào chiều 11.10 đã đưa Quảng Nam gần hơn đến giải hạng nhất mùa sau.
Đội trưởng Đinh Thanh Trung (trước) gục ngã tại sân Vinh
Là đội có số điểm khiêm nhường nhất trong nhóm 6 đội tranh suất trụ hạng ở giai đoạn 2, 5 trận đấu còn lại với Quảng Nam ngang với 5 trận chung kết. Buồn thay cho đội bóng từng vô địch V-League 2017, ở trận “chung kết” đầu tiên, họ đã bị SLNA đánh bại với cú đúp của Hồ Tuấn Tài và hai bàn còn lại do công của hai ngoại binh Martins Felipe, Peter Samuel.
Được Quảng Nam mua về hồi đầu tháng 9 nhưng màn chào sân của thủ môn Minh Nhựt chỉ đem lại cho anh sự đau đớn khôn nguôi. Đinh Thanh Trung, Nguyễn Huy Hùng và các đồng đội dù cực kỳ nỗ lực nhưng vận may đã không mỉm cười với họ, ngoại trừ bàn thắng mang tính an ủi của Kebe.
Khó diễn tả được cảm xúc của HLV Đào Quang Hùng khi ông chưa thể “cầm tay” Quảng Nam tháo chạy khỏi cơn khủng hoảng. Trên khán đài sân Vinh, Chủ tịch CLB Quảng Nam Nguyễn Húp thẫn thờ bởi có lẽ ông đã “láng máng” nhìn ra chân trời mờ mịt trước mắt. Việc Quảng Nam bị hủy diệt lại mang đến… niềm vui khôn xiết cho những đội xếp kế trên như Hải Phòng (13 điểm), Dược Nam Hà Nam Định (14 điểm). Quảng Nam vẫn giậm chân tại chỗ với 9 điểm, đứng vị trí cuối cùng. Còn SLNA đã vươn lên vị trí thứ 2 nhóm 8 đội với 18 điểm (sau SHB Đà Nẵng được 19 điểm).
Video đang HOT
Ở một diễn tiến khác có liên quan, mới đây, HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã họp và đề xuất giữ nguyên thể thức thi đấu mùa giải 2021 như năm 2020. Vì sang năm, hoạt động của đội tuyển VN khá dồn dập nên nếu không tạo điều kiện cho các tuyển thủ, rất dễ rơi vào tình trạng quá tải. Vì thế, VPF muốn hai giải bóng đá chuyên nghiệp gồm V-League và hạng nhất 2021 sẽ không thi đấu lượt đi và lượt về. Mà chia thành giai đoạn 1, chọn ra hai nhóm đội vào giai đoạn 2, một nhóm tranh vô địch, một nhóm tranh suất trụ hạng. VPF sẽ báo cáo để Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá VN xem xét và đưa quyết định cuối cùng.
Đến 20 giờ hôm qua, Chủ tịch CLB Quảng Nam Nguyễn Húp cho biết: “Chúng tôi quyết định thay HLV Đào Quang Hùng và ngồi vào ghế nóng là cựu HLV đội Thanh Hóa Nguyễn Thành Công. Tôi sẽ không giữ chức giám đốc điều hành của đội mà người đảm đương cương vị này sẽ là ông Dương Nghiệp Khôi. Tuy ông Khôi đang là Giám đốc Trung tâm đào tạo trẻ Hà Nội nhưng trước mắt cứ được điều động về Quảng Nam đã”. Ngày 15.10, HLV Thành Công sẽ gặp lại đội bóng cũ của mình trên sân Thanh Hóa ở vòng 2 giai đoạn 2 V-League 2020.
V-League và nỗi buồn cựu vương sa cơ
Ở nhóm B có tới 3 nhà cựu vô địch là SHB Đà Nẵng, SLNA và Quảng Nam đang phải đối mặt với viễn cảnh xuống chơi ở giải hạng Nhất.
Cầu thủ SLNA buồn bã sau trận thua Hải Phòng 1-3, mất suất vào top 8
Cuối tuần này, giai đoạn 2 V-League 2020 sẽ chính thức khởi động. Với thể thức mới, cuộc đua vô địch (top 8 đội đầu bảng - nhóm A) hay chạy trốn suất xuống hạng (top 6 đội cuối bảng - nhóm B) đều rất hấp dẫn.
Đáng chú ý, ở nhóm B có tới 3 nhà cựu vô địch là SHB Đà Nẵng, SLNA và Quảng Nam. Với vị thế của mình, thật khó tin họ đang phải đối mặt với viễn cảnh xuống chơi ở giải hạng Nhất.
SLNA là một trong những đội bóng giàu truyền thống bậc nhất V-League với 4 lần vô địch. Nếu tính từ thời điểm giải đấu số 1 Việt Nam bước lên chuyên nghiệp (2000), đội bóng xứ Nghệ đã kịp nâng cúp 2 lần (2001, 2011).
SHB Đà Nẵng cũng vô địch 2 lần vào các năm 2009, 2012 trong khi Quảng Nam vô địch 1 lần năm 2017. Tính ra, V-League mới có 7 nhà vô địch thì gần phân nửa trong số này phải chạy đua trụ hạng, một thực trạng đáng buồn.
Vậy tại sao các nhà vô địch trên lại suy yếu? SLNA đào tạo tốt nhưng quản lý yếu kém, nền tảng tài chính hạn chế nên thường phải bán đi những cầu thủ tốt nhất.
Quảng Nam và SHB Đà Nẵng sau thời gian nhận được sự đầu tư mạnh tay ngân hàng SHB và Tập đoàn QNK hiện không còn quá dư giả. Thiếu tiền đồng nghĩa với việc không thể nâng cấp lực lượng, nhất là với đội bóng nền tảng đào tạo trẻ gần như bằng không như Quảng Nam.
Mỗi đội một hoàn cảnh nhưng tựu chung lại, cả ba đi xuống vì chưa thực sự chuyên nghiệp. SLNA, Quảng Nam, SHB Đà Nẵng chẳng thể tự nuôi mình, luôn phải trông chờ vào tiền tài trợ và khi nguồn thu này sụt giảm, đội bóng sẽ gặp khó khăn.
Đây là câu chuyện không mới với bóng đá Việt Nam và đã được nhắc đi nhắc lại. Không riêng bộ ba trên mà hầu hết các đội bóng ở V-League đều đang hoạt động chung cơ chế xin - cho. Những CLB chơi tốt hơn, ổn định hơn đơn giản là nhờ nguồn tài chính hậu thuẫn vững vàng.
Công bằng mà nói, Quảng Nam dù vô địch nhưng vẫn là đội bóng non trẻ, SHB Đà Nẵng cũng chưa phải cái tên gạo cội.
Nhưng SLNA thực sự là một tượng đài của bóng đá Việt Nam, sở hữu hệ thống đào tạo trẻ cực tốt và lượng CĐV đông đảo bậc nhất V-League. Ấy vậy mà đội bóng áo vàng lại không thể biến lợi thế thành sức mạnh, quẩn quanh với cơ chế cũ, chấp nhận tụt hậu.
Bóng đá chuyên nghiệp đề cao sự phát triển bền vững bởi suy cho cùng, nếu không thể thành công, chẳng ai nhớ tới bạn. Ngặt nỗi, phát triển bền vững lại là khái niệm quá xa xỉ với bóng đá Việt Nam.
Thế nên, người hâm mộ cũng đừng ngạc nhiên khi hôm nay, ngày mai hoặc xa hơn nữa sẽ có thêm những nhà vô địch sa cơ.
Điểm mặt khả năng rớt hạng ở V-League Có đến sáu đội bóng phải đá chung kết ngược để chọn một CLB xuống hạng Nhất mùa sau nhưng yếu nhất không chắc đi dễ nhất. Khác với các mùa giải V-League trước thường sớm nhận diện đội phải rớt hạng do điều kiện kinh tế khó khăn và thiếu niềm tin, động lực khiến cho cuộc chơi gần ngã ngũ, mùa...