Quảng Nam: Cấp bách cứu bãi biển Cửa Đại
Dù đã được đầu tư chống sạt lở bằng phương án kè mềm dọc bãi biển Cửa Đại, tình trạng xâm thực mạnh bờ biển vẫn tiếp tục xảy ra.
Trước thực trạng bãi biển Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, đang bị sạt lở nghiêm trọng uy hiếp đến việc biến dạng bãi biển của thành phố Hội An, mưu sinh của hàng chục hộ dân, sáng 29/11, Đoàn công tác của Tổng Cục thủy lợi (Bộ NN-PTNT) đã khảo sát thực tế đánh giá hiện trạng khu vực sạt lở và làm việc với thành phố Hội An về những giải pháp khắc phục trước mắt cũng như lâu dài.
Sóng biển xâm thực bãi biển Cửa Đại ngày càng mạnh.
Theo báo cáo của UBND thành phố Hội An, năm 2014, dù đã được đầu tư 70 tỷ đồng chống sạt lở bằng phương án kè mềm dài hơn 850 m dọc bãi biển Cửa Đại, tình trạng xâm thực mạnh bờ biển làm hư hại nhiều công trình và khu du lịch ven biển tiếp tục diễn ra. Tuyến kè cừ dài 400 m lá sen tiếp tục được đóng xuống kết hợp thi công bằng túi địa kỹ thuật áp mái, kinh phí 25 tỷ đồng nhưng sạt lở tái diễn và mức độ nặng nề hơn.
Trước tình hình đó, UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam kiến nghị Trung ương và Bộ NN-PTNT hỗ trợ địa phương này 20 tỷ đồng để khắc phục. Trong khi chờ Chính phủ phê duyệt thì từ trung tuần tháng 11 đến nay, 250 m ven biển tiếp tục bị sạt lở, cuốn phăng ra biển, sâu hơn 10 m. Hơn 1 tỷ đồng mua cọc tre, bao cát tạo tuyến kè mềm tạm thời ngăn sóng nhưng không khả thi. Hiện nay khu vực này vẫn đang bị sạt lở nặng, UBND thành phố Hội An đã thuê đơn vị tư vấn, thiết kế khắc phục. Phương án được đưa ra là vừa kè mềm bảo vệ bờ, vừa làm kè đê chắn sóng cách bờ 60 m đến 80 m.
Video đang HOT
Giáo sư Lương Phương Hậu – Chuyên gia xử lý sạt lở các công trình kè biển tại Việt Nam cho biết, lần này quay lại Hội An, ông thấy Cửa Đại bị biến dạng nghiêm trọng.
Ông Hậu cho rằng phương án của đơn vị tư vấn thiết kế đưa ra cần được nghiên cứu kỹ, đánh giá đúng tình hình, nhất là địa hình thực tế đang, bởi biến đổi khí hậu đang diễn ra khốc liệt. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nó là tổng hợp yếu tố nhân sinh, khai thác cát rồi việc đưa cả đống tường đứng bê tông ra sát bờ… tạo ra sóng phản xạ, dòng chảy ven bờ. Phải cho đề tài hoặc dự án nghiên cứu tổng thể về đường bờ. Phải nghiên cứu kỹ về quy hoạch đường bờ ở đây và bố trí chỗ nào gia cố bờ, chỗ nào giảm sóng, chỗ nào đắp cát…
Dù đang áp dụng các giải pháp xử lý nhưng hiện tượng sạt lở rất phức tạp, thành phố Hội An tiếp tục cùng tư vấn đưa ra các giải pháp đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư, không gây tác động đến xung quanh.
Theo đó, phương án xử lý khẩn cấp có thể kết nối được phương án lâu dài. Ông Trần Quang Hoài, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy lợi, cho biết về lâu dài phải có dự án tổng thể, đây là khối lượng chi phí lớn, trước mắt, Bộ đã kiến nghị Chính phủ để xử lý khẩn cấp sạt lở hiện nay: “Về xử lý cấp bách, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng đã ký trình Thủ tướng Chính phủ cho xử lý cái kè này. Quảng Nam 20 tỷ đồng cho xử lý kè này. Nội dung việc xử lý cấp bách để đảm bảo không lãng phí”./.
Hà Minh-Hoài Nam
Theo_VOV
Ám ảnh thi thể bé gái tị nạn Syria 4 mắc kẹt trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 22/11, ngư dân Thổ Nhĩ Kỳ tìm thấy thi thể của bé gái tị nạn Syria tên là Sena, 4 tuổi bị mắc kẹt giữa những hòn đá tại đảo Catalada.
Chiếc bè chở bé Sena cùng những người tị nạn Syria khác đến Hy Lạp đã bị lật ở biển Aegean cách đây 4 ngày. Sau đó, thi thể bé trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ và được ngư dân nước này tìm thấy.
Mirvan Hassan, một người tị nạn sống sót sau vụ lật bè nói trên nói với trang Hurriyet Daily News (Thổ Nhĩ Kỳ) rằng: "Mẹ của bé đã gọi tên đứa con gái của mình là Sena khi họ bước lên bè".
Thi thể của bé gái tị nạn Syria tên là Sena, 4 tuổi bị mắc kẹt giữa những hòn đá tại đảo Catalada. (ảnh: Global News).
Theo Daily Sabah, bé Sena là một trong 15 người tị nạn Syria mất tích sau khi chiếc bè bị lật úp vào ngày 18/11; cho đến nay người ta đã tìm thấy 9 thi thể trong vụ lật bè.
Thi thể bé gái làm gợi nhớ đến câu chuyện của bé trai tị nạn Syria, bé Alan, 4 tuổi, cũng bị chết đuối và dạt vào bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tháng 9/2015.
Hình ảnh đầy ám ảnh về thi thể mềm oặt của bé Alan nằm dài trên bãi biển đã khiến người dân trên khắp thế giới xúc động mạnh mẽ và kêu gọi chính quyền phương Tây nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn.
Bé Alan và Sena chỉ là 2 trong số những trẻ em tị nạn bị chết đuối khi cùng gia đình cố vượt qua chuyến hải trình đầy nguy hiểm trên chiếc bè mỏng manh, chen chúc để xâm nhập vào châu Âu. Ít nhất 77 trẻ em đã chết đuối vì những chuyến vượt biển như thế này.
Hình ảnh đau lòng về bé Alan và bé Sena đã cho thấy sự tuyệt vọng của những người tị nạn khi họ sẵn sàng mạo hiểm cuộc sống để tìm kiếm cơ hội ở "miền đất hứa" châu Âu.
Hơn 3.500 người tị nạn đã thiệt mạng khi đang lênh đênh trên biển, theo tổ chức Di cư Quốc tế. Nhiều người tị nạn trong số đó đến từ Syria để chạy trốn khỏi cuộc nội chiến và sự thống trị của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Những câu chuyện bi thảm về người tị nạn cũng đã khiến nhiều nhà lãnh đạo châu Âu "đau đầu" tìm biện pháp giải quyết./.
Theo Phương Chi Theo Global News
Gia cố bãi biển bảo vệ 21 hộ dân bị triều cường xâm thực Sáng 4.11, ông Phạm Đình Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, đang chỉ đạo các ngành chức năng đổ đá, gia cố khu vực bãi biển ở phía bắc cảng cá phường 6, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) bị triều cường xâm thực, uy hiếp 21 hộ dân sống ở khu vực này. Triều cường xâm thực sâu, đe dọa đến...