Quảng Nam: Biến vườn rậm rạp, tạp nham thành vườn vài trăm triệu
Những năm qua, nhiều cơ chế, chính sách được tỉnh Quảng Nam ban hành nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển kinh tế vườn, trang trại theo hướng bền vững.
Nhờ những chính sách này, nhiều hộ hội viên nông dân đã liên kết sản xuất để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động nông thôn…
“Biến” vườn tạp thành vườn kiểu mẫu
Ông Nguyễn Thanh Hạt (ở thôn Thái Chấn Sơn, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc), trước đây chỉ sống nhờ vào mấy sào ruộng và chăn nuôi nhỏ lẻ, đời sống kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Qua học hỏi kinh nghiệm về mô hình trồng cây ăn quả trong miền Nam cùng với việc tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân xã tổ chức, ông đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp để trồng các loại cây ăn quả. Khu vườn sau cải tạo được ông Nguyễn Thanh Hạt trồng mít, cam, sapôchê, vú sữa… cho thu nhập ổn định.
Vườn cây ăn quả của ông Nguyễn Thanh Hạt ở thôn Thái Chấn Sơn, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) được nhiều nông dân thăm quan, học hỏi. Ảnh: Nguyễn Sung
Hiện, vườn cây ăn quả của vợ chồng ông Hạt có tổng diện tích 0,55ha, trồng hơn 200 cây mít, 100 cây sapôchê, 50 cây vú sữa và một số cây khác. Sau cải tạo vườn tạp, cây ăn quả cho thu hoạch, khu vườn của gia đình ông Hạt cho thu nhập gần 700 triệu đồng/năm. Không những thế, khu vườn còn tạo việc làm thường xuyên cho 16 lao động địa phương với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.
Từ thành công và kinh nghiệm cải tạo vườn tạp, ông Nguyễn Văn Hạt đã vận động, hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm cho bà con nông dân tại địa phương phát triển mô hình trồng cây ăn quả. Ông Hạt còn đứng ra thành lập Tổ hợp tác trồng cây ăn quả Thái Sơn do ông làm Tổ trưởng. Hiện, tổng diện tích trồng cây ăn quả của Tổ hợp tác Thái Sơn hơn 10ha.
“Việc trồng cây ăn quả mang tính tự phát và quy mô nhỏ lẻ sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao, tôi đã vận động một nhóm hộ dân có chung sở thích cải tạo diện tích vườn để trồng cây ăn quả, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế. Tham gia Tổ hợp tác, các hộ có thể giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trồng cây ăn quả, tăng năng suất lao động, ổn định đầu ra sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch…” – ông Hạt chia sẻ.
Mô hình Tổ hợp tác trồng cây ăn quả Thái Sơn do ông Nguyễn Văn Hạt làm tổ trưởng đã chứng minh việc nông dân biết liên kết trong sản xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng tình đoàn kết, hỗ trợ nhau trong nội bộ nông dân. Mô hình Tổ hợp tác trồng cây ăn quả Thái Sơn còn là cơ sở để các cấp Hội Nông dân tham khảo, áp dụng; là tiền đề quan trọng để phát triển lên thành các hình thức liên kết ở mức cao hơn như hợp tác xã kiểu mới…
Video đang HOT
Liên kết sản xuất là tất yếu, xu hướng
Mô hình nông dân liên kết sản xuất là xu hướng ngày càng phổ biến, và là xu hướng tất yếu để hạn chế sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế thấp và dễ bị tổn thương khi thị trường nông sản biến động.
Còn nhiều mô hình liên kết giữa nông dân với nhau ở Quảng Nam mà bước đầu đã khẳng định được tính hiệu quả. Gia đình ông Lư Văn Dũng ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên trước đây sống nhờ vào 6 sào ruộng lúa, thu nhập không ổn định. Sau nhiều năm bôn ba làm thuê tại TP.HCM, ông đã tìm hiểu kiến thức trồng rau an toàn, từ đó xây dựng thương hiệu rau an toàn và nhân rộng diện tích sản xuất trên 6.000m2.
Với diện tích trồng rau khá lớn như thế, ông Lư Văn Dũng đã tiến hành trồng bí đao, bầu, khổ qua, mướp, dưa chuột, rau muống, mồng tơi… Mô hình cho thu nhập gần 600 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, ông còn nhiệt tình hướng dẫn cho bà con nông dân trong thôn cùng tham gia trồng rau an toàn và tiến hành thành lập Tổ hợp tác trồng rau an toàn Lang Châu Bắc với 15 hộ nông dân tham gia trồng trên 4ha. Đây là một trong những mô hình liên kết giữa nông dân với nông dân mang lại hiệu quả kinh tế. Không chỉ giúp cho người nông dân nâng cao thu nhập, Tổ hợp tác còn góp phần nâng cao chất lượng và năng suất rau tại địa phương.
Từ việc vận động, giúp đỡ các hộ nông dân liên kết trong sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao cả 2 ông Nguyễn Thanh Hạt và Lư Văn Dũng đều đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh giai đoạn 2014 – 2019 và được UBND tỉnh Quảng Nam tặng bằng khen.
Theo Danviet
Từ vụ lật ghe trên sông Vu Gia: Chế tài phải răn đe đủ mạnh để người dân nhớ
Ngày 26/2, tất cả 6 nạn nhân trong vụ chìm ghe trên sông Vu Gia, đoạn qua thôn Khương Mỹ (xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã được tìm thấy. Không khí tang thương phủ lên một vùng quê yên ả ngày nào.
Không khí tang thương của vùng quê nghèo.
Xót thương cô giáo trẻ cùng 2 con nhỏ
Tối 25/2, trên con đường vào thôn Khương Mỹ (xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) như đã nhuộm màu tang thương. Một đoạn đường ngắn chỉ vài chục mét nhưng đã có 2 đám tang. Và 6 người trong thôn đã ra đi vĩnh viễn sau chuyến đò định mệnh vào chiều cùng ngày. Trời về khuya, tiếc khóc thương của người cha, người chồng, người mẹ... phá vỡ không gian yên ắng, một không khí đầy bi thương và đau xót.
Có mặt tại nhà chị Nguyễn Thị Ái (SN 1986), hàng trăm người dân đến phụ giúp gia đình để lo hậu sự cho chị cùng 2 đứa con thơ của mình là cháu Nguyễn Hoàng Ánh Viên và cháu Nguyễn Hoàng Ánh Nguyên. Chứng kiến anh Nguyễn Hữu Việt (chồng chị Ái) khóc ngất bên thi thể vợ và 2 đứa con thơ, nhiều người dân đã không cầm được nước mắt xót thương.
Theo anh Nguyễn Hữu Thường (anh chồng chị Ái) cho hay, chị Ái là giáo viên mầm non ở xã Đại Cường. Gia đình anh và ông Nguyễn Đình Ba (SN 1963) là bà con với nhau.
"Trưa 25/2, nhà anh Ba cúng đất nên Ái đi sang phụ giúp. Ái có dẫn 2 con nhỏ đi theo vì không có ai trông. Sau đó, 10 người đều lên ghe để sang bãi bồi để chăm sóc hoa màu bên đó, nào ngờ khi về thì họ đã ra đi vĩnh viễn. Đau đớn quá...", anh Thường nói trong nghẹn ngào.
Anh Thường cũng cho hay, lúc chị Ái cùng 2 con của mình gặp nạn, anh Việt đang làm việc ở Ái Nghĩa, khi hay tin vợ và 2 con găp nạn, anh Việt đã ngã quỵ. Nhiều người đã dìu anh Việt ra bờ sông để trông ngóng vợ và 2 con của mình, với hy vọng "còn nước còn tát". 21 giờ đêm 25/2, thi thể chị Ái được tìm thấy, mọi hy vọng của anh cùng gia đình đã vụt tắt.
Mất vợ, cha cùng em trai trong một buổi chiều
Gia đình và hàng xóm đang chuẩn bị hậu sự cho chị Ái cũng 2 cháu Nguyên và Viên.
Cách nhà chị Ái vài chục mét, người thân đang chuẩn bị làm tang lễ cho 3 người trong cùng một gia đình là ông Nguyễn Đình Ba (SN 1963), cùng con trai là Nguyễn Hữu Hoàng và người con dâu là Lê Thị Kim Huệ (SN 1993).
Anh Nguyễn Đình Đoàn (chồng chị Huệ), khóc ngất bên thi thể cha, vợ và em trai của mình. Anh Đoàn vẫn không tin rằng đây là sự thật. Người nhà anh Đoàn cho hay, lúc xảy ra sự việc, anh Đoàn đang làm việc ở Đà Nẵng thì được người nhà báo tin. Anh vội chạy về thì mọi người đã không còn nữa.
Chỉ trong một buổi chiều, anh Đoàn đã vĩnh viễn mất đi 3 người thân thương nhất của mình. Được biết, anh Đoàn và chị Huệ cưới nhau mới được 3 năm.
Cũng theo người nhà anh Đoàn, chiếc ghe do ông Ba cầm lái đến giữa dòng thì bị chìm. Thấy vậy, một người đang chèo đò gần đó đã đến vớt được hai người là anh Phan Cơ Mến và một người tên Thắm. Anh Hoàng và ông Ba đã vớt được 2 người nữa vào bờ, tuy nhiên lúc cả hai bơi ra để vớt các nạn nhân khác thì họ cũng đã chìm và mất tích.
Trước đó, khoảng 14h30 chiều 25/2, trên sông Vu Gia, đoạn qua thôn Khương Mỹ, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, sau khi làm hoa màu bên kia sông (thôn Liên Thuận, xã Đại Nghĩa), có khoảng 10 người lên ghe để về lại nhà.
Khi đến giữa sông, chiếc ghe bất ngờ chao đảo rồi lật úp khiến 10 người rơi xuống nước. 4 người trong số đó may mắn được người dân ứng cứu. 6 người còn lại mất tích.
Danh sách các nạn nhân còn sống trong vụ lật ghe gồm: Phạm Cơ Mến, Nguyễn Thị Tiêm, Bé Thắm, Bé Kin. Những nạn nhân tử vong và mất tích gồm: Nguyễn Thị Ái, Nguyễn Hoàng Ánh Nguyên, Nguyễn Hoàng Ánh Viên, Nguyễn Đình Ba, Nguyễn Hữu Hoàng và Lê Thị Kim Huệ.
Nhận tin báo, lực lượng cứu hộ thuộc của huyện Đại Lộc, và tỉnh Quảng Nam đã điều hàng trăm cán bộ chiến sĩ đến phối hợp cùng nhiều người dân khẩn trương tìm kiếm. Đến sáng 26/2, tất cả 6 nạn nhân bị mất tích đã được tìm thấy.
Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia đã đến thăm viếng các gia đình nạn nhân.
Sáng 26.2, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia đã đến thăm viếng các gia đình nạn nhân và họp khẩn để nắm bắt tình hình tàu thuyền ở Quảng Nam và những khó khăn để tháo gỡ vướng mắc.
Phát biểu tại buổi họp ông Khuất Việt Hùng cho biết, Công tác cứu hộ ở tỉnh Quảng Nam rất tích cực khẩn trương nên đã cứu vớt được các nạn nhân trong thời gian ngắn. Qua sự việc lần này thì cần phải rà soát lại luật đường thủy nội địa để răn đe đảm bảo sự an toàn cho người dân.
"Rà soát lại các quy định pháp luật thì những phương tiện dân sinh tự chế như thế này chưa có chế tài rõ ràng làm khó cho lực lượng chức năng. Trong năm nay sẽ sửa đổi nghị định 132 trong xử phạt hành chính luật đường thủy đường nội địa, cũng theo đó chế tài sẽ đủ sức răn đe. Chế tài xử phạt không chỉ để xử phạt mà còn để gửi thông điệp răn đe đủ mạnh để cho người dân họ nhớ, thực hiện cho đúng để đảm bảo an toàn hơn" - ông Hùng nhấn mạnh.
Hoàng Vinh
Theo giaoducthoidai.vn
Quặn lòng cái chết của 3 mẹ con cô giáo vụ lật thuyền trên sông Vu Gia Khoảng 12h trưa hôm qua nhà anh Ba có việc nên Ái đi sang phụ giúp. Do 2 con còn nhỏ, ở nhà không ai trông nên Ái dẫn theo và ra đi mãi... anh Việt (chồng chị Ái) nấc nghẹn. Đêm 25/2, lực lượng chức năng và người dân tỉnh Quảng Nam đã tìm thấy thi thể của 6 người mất tích...