Quảng Nam: Bến cá Duy Hải lại bị rác bủa vây
Môi trường tại cửa biển xã Duy Hải, nơi hằng ngày có hàng trăm ghe thuyền lớn nhỏ cập bến sau những ngày đánh bắt cá, đang bị ô nhiễm nặng nề bởi một lượng lớn rác thải.
Môi trường tại cửa biển xã Duy Hải, nơi hằng ngày có hàng trăm ghe thuyền lớn nhỏ cập bến sau những ngày đánh bắt cá, đang bị ô nhiễm nặng nề bởi một lượng lớn rác thải.
Bến cá An Lương xã Duy Hải tiếp tục bị rác bủa vây.
Bờ kè biển An Lương nằm ở thôn An Lương của xã Duy Hải nằm ở cuối sông Thu Bồn đổ ra biển Cửa Đại, dài khoảng 1 km, khu vực này còn có cảng cá An Lương tụ tập tàu thuyền đánh bắt vào ra hằng ngày. Thời gian gần đây đã bị ô nhiễm trở lại bởi rác thải trôi dạt vào bờ.
Liên tục ô nhiễm
Ngoài bến cá, chợ, bờ kè An Lương ra còn có nhiều lò cá hấp, người dân hấp, phơi, chế biến các loại cá khô khá nhiều nên những ngày nắng nóng, mùi hải sản phơi đã nồng, thêm mùi rác thải tồn đọng dưới nước lâu ngày nặng mùi ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của các hộ dân ở đây.
Không chỉ rác thải thông thường, nhiều xác động vật được đựng trong những bao tải cũng bị vứt xuống khu vực bờ kè, kèm theo vết dầu loang ra từ các tàu thuyền đã bốc mùi hôi thối, ruồi bu đầy rất phản cảm. Người dân địa phương đều ngao ngán vì tình trạng rác thải tồn tại ở bờ kè bến cá An Lương từ nhiều năm qua.
Chị Nguyễn Thị Hà (người dân địa phương) cho biết tình trạng rác thải bủa vây bến cá đã diễn ra từ lâu nhưng không được giải quyết triệt để gây bức xúc cho người dân. Ngoài dân sinh sống xung quanh thì ở đây còn có chợ nên lưu lượng người đến đây rất đông, việc ô nhiễm, rác bốc mùi khiến người dân khó chịu.
“ Lúc trước cũng thường có nhiều đoàn khách du lịch đến bến cá để tham quan và mua sắm, tuy nhiên từ khi bến cá bị ô nhiễm thì khách không còn đến nữa. Như thế không chỉ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống mà còn ảnh hưởng đến việc thu nhập kinh tế và phát triển du lịch tại địa phương” chị Hà nói thêm.
Khó có phương án giải quyết triệt để
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Thống, Chủ tịch UBND xã Duy Hải thừa nhận tình trạng ô nhiễm đã diễn ra từ lâu. Ông Thống cho rằng, sự ô nhiễm bắt đầu từ rác từ nơi khác trôi đến nhiều và ý thức bảo vệ của người dân vẫn còn kém. Tại chợ cá An Lương các hộ kinh doanh, người buôn bán trong chợ luôn đổ chất thải và rác xuống bờ sông đã gây nên sự bốc mùi rất khó giải quyết.
“UBND đã chi ra hàng trăm triệu đồng để giải quyết vấn đề môi trường ở ở địa phương. Riêng khu vực bến cá, địa phương đã chi hơn 15 triệu đồng cho việc nhặt rác lên bờ để mang đi xử lý. Hiện nay trên địa bàn xã tổ chức thu gom rác 2 lần/tuần nhưng vẫn không thể dọn sạch hết được. Việc bến cá ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đề đời sống của người dân, sắp tới xã sẽ tổ chức thêm nhiều đợt dọn vệ sinh tại bến cá, tránh tình trạng ứ đọng rác” ông Thống thông tin thêm.
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Sang, Trưởng phòng TN – MT huyện Duy Xuyên, vị này cho rằng việc khó giải quyết tình trạng ô nhiễm tại bến cá Duy Hải là có cơ sở. Theo ông Sang khu vực này nằm ở hạ nguồn và giống với một vùng vịnh nên rác từ nhiều địa phương khách trôi xuống đều bị dồn vào.
“Hiện tại xã Duy Hải còn gặp một khó khăn nữa đó là nguồn nhân lực cho việc dọn vệ sinh môi trường bị thiếu hụt, thời gian tới huyện sẽ có phương án hỗ trợ kinh phí để phục vụ cho việc xử lý ô nhiễm. Bên cạnh đó cũng đề nghị xã thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao ý thức thu gom rác thải đối với người dân” ông Sang cho biết.
Việc ứ đọng các thải bờ biển An Lương diễn ra từ nhiều năm nay, chính quyền địa phương đã nhiều lần chủ động thu gom và xử lý rác. Tuy nhiên cần có giải pháp căn cơ không để tình trạng rác thải tồn đọng tái diễn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hướng đến đời sống người dân.
Tuấn Vỹ
Theo DĐDN
Đầu năm mới giá tôm, cá, ghẹ tăng cao, cứ ra biển là có tiền triệu
Những ngày đầu năm mới, ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị ngư lưới cụ, rẽ sóng tiến thẳng ngư trường để đón "lộc biển".
Nhiều tàu thuyền đánh bắt gần bờ đã trúng các loại tôm, cá và ghẹ... báo hiệu một mùa biển may mắn lại đến.
Ngư dân tất bật chuẩn bị ngư cụ, sửa soạn tàu thuyền
Như thường lệ, từ mùng 2 Tết, ngư dân miền biển cửa Nhượng lại chuẩn bị ngư cụ để khởi hành ra khơi ngày đầu năm mới.
Ông Hoàng Nam Hòa (thôn Hải Nam) cho biết: "Ngay sau mùng một tết, tôi ra thuyền sửa soạn lại ngư cụ, máy móc để vươn khơi "lấy may" đầu năm mới. Và từ mùng 2 - 3 Tết, ngư dân quê tôi bắt đầu những chuyến ra khơi gần bờ, rẽ sóng "săn" lộc biển.
Ngư dân kiểm tra lại máy móc để ra khơi "xông biển" lấy may mắn đầu năm.
Chuyến đi đầu năm của tôi cập bến sáng nay (mùng 3 Tết) không mang lại nguồn thu lớn như những chuyến đi trước tết, nhưng đó là lộc của mẹ biển ban tặng nên rất quý. Ngư dân chúng tôi mong một năm mưa thuận gió hòa, đầy ắp tôm cá...".
Từ sáng sớm, nhiều thuyền đánh bắt gần bờ đã cập bến.
Thời điểm đầu năm mới, việc ra khơi không chỉ đem lại kinh tế mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng từ mỗi chuyến đi biển.
Theo ngư dân Cẩm Nhượng, chuyến biển đầu năm nếu được nhiều cá tôm sẽ báo hiệu một năm mới sung túc, no đủ. Chuyến ra khơi đầu năm để cầu mong một mùa màng bội thu, cầu cho trời yên bể lặng, trong năm mới người dân yên tâm vươn khơi bám biển.
"Lộc biển" từ những chuyến ra khơi đầu xuân Canh Tý.
Tờ mờ sáng, những chiếc thuyền từ ngoài khơi bắt đầu cập bờ đem theo nhiều cá, tôm, báo hiệu một năm mới may mắn và bình an trên mỗi hải lý. Chợ Cồn Gò từ sáng sớm đã tấp nập, nhộn nhịp bán mua.
Trong những chuyến ra khơi đầu năm, ngư dân nơi đây chủ yếu đánh bắt cá đục, tôm, ghẹ...
Với những tiểu thương, ngư dân miền biển Nhượng, niềm vui đầu xuân Canh Tý của họ là những giỏ tôm, cá tươi rói.
Anh Nguyễn Văn Thắng (thôn Hải Bắc) chia sẻ: "Thời điểm này, các loại hải sản sẽ bán được giá nên sau mùng 2 Tết chúng tôi đã tất bật ra khơi để phục vụ bà con. Với chuyến đi này, ước tính mỗi thuyền thu về hơn 1 triệu đồng. Khởi đầu năm mới như vậy càng giúp chúng tôi có khí thế để ra khơi cả năm".
Không chỉ những thuyền viên phấn khởi ra khơi "lấy may" đầu năm, trên những bãi cát bồi bên mép nước, những tiểu thương cũng náo nức đợi chờ những chuyến biển may mắn trở về.
Tiểu thương vội đưa "lộc biển" ra chợ.
Chị Lê Thị Bích (thôn Hải Nam) vui vẻ nói: "Với những ngư dân, tiểu thương quanh năm sống bằng nghề biển như chúng tôi, việc ra khơi "xông biển" đầu năm rất quan trọng. Năm nay thời tiết những ngày đầu năm mới khá thuận lợi, những thuyền đánh bắt gần bờ thu về được nhiều loại tôm, cá".
"Đầu năm, những chuyến chợ của tôi cũng nhẹ nhàng hơn, sớm ra chợ Cồn Gò lấy được một ít cá đục, tôm, nhu cầu tiêu thụ các loại hải sản của người dân cao nên chỉ mang ra chợ bán một lúc là hết. Năm mới, giá các loại hải sản cũng "sốt", chị Bích cho biết thêm.
Theo Văn Chung (Báo Hà Tĩnh)
Gần Tết, bác tài khốn đốn vì đánh rơi hơn 200 triệu đồng tiền hàng Sau khi lấy tiền hàng cho ông chủ, tài xế xe đầu kéo đã đánh rơi gần 210 triệu đồng. Tối 20-1, anh Nguyễn Văn Sang (SN 1980, ngụ huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) cho biết vẫn chưa tìm lại được số tiền 208,5 triệu đồng mà anh đã đánh rơi. Anh Nguyễn Văn Sang khốn đốn vì mất tiền hàng Theo...