Quảng Nam: Bắt được toàn cá to mà giá rớt quá, ngư dân than khổ
Sau dịch Covid-19, hoạt động đánh bắt, mua bán cá biển đã diễn ra bình thường nhưng nhiều ngư dân vẫn than khổ vì sức tiêu thụ và lượng người mua giảm…
Sau hơn nữa tháng khai thác hải sản ở ngư trường Hoàng Sa, tàu cá của ngư dân Trần Cường ( Quảng Nam) cùng nhiều bạn bạn tàu đã cập cảng trong niềm vui vì “trúng mánh”. Song, niềm vui không trọn vẹn, vì giá bán thủy, hải quá rẻ, không đủ chi phí để trang trải cho chuyến đi tàu vừa qua.
Ông Cường chia sẻ: “Tàu đi bắt ngoài khơi xa gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm, chúng tôi vẫn không ngại vươn khơi bám biển. Nhưng buồn nổi, giá cả lại giảm, tính ra chỉ đủ chia công lao động cho anh em bạn tàu”.
Giá hải sản sụt giảm khiến ngư dân gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Cường, vì dịch nên sức mua giảm mạnh, một số loại cá có chất lượng, giá cao như: cá mú, cá hố, cá chim, cá thu, cá đổng, cá bò trước đây chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn và xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thì nay chủ yếu chỉ bán ở chợ, giá giảm từ 15-20%. Các loại cá cá ngừ, cá hố, cá nục hay mực cũng giảm từ 20-25%. Cá nhập vào nhà máy chế biến như cá ngừ, cá dũa, cá cờ… giá giảm từ 30-35%.
“Đi biển thì không có lời, mà không đi cũng không được. Chỉ mong sao cho giá tăng lên được một chút cho anh em phấn khởi ra khơi”, ông Cường nói.
Sức tiêu thụ và lượng người mua bán thủy, hải sản giảm.
Tương tự, những bạn thuyền trên chiếc tàu của ngư dân Trần Lê Thạch (Quãng Ngãi) cũng không lấy gì làm vui vẻ trong chuyến biển vừa qua. Bởi, những thành quả lao động cực nhọc của họ được thu mua với giá chỉ bằng một nửa so với trước kia.
Video đang HOT
Theo ông Thạch, chuyến đi biển lần nay, tàu “trúng đậm”. Tuy nhiên, giá bán ra lại giảm, vì vậy, dù sản lượng đánh bắt nhiều hơn chuyến biển trước nhưng thu không bù đủ.
“Dịch Covid-19 khiến giá thu mua của các đầu lậu tại cảng cá giảm khiến ngư dân cũng gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, nhờ giá dầu đang giảm nên ngư dân vẫn còn dám ra biển chứ giá dầu ở mức cao như trước thì chắc chắn nhiều tàu sẽ đậu bến, bởi đánh bắt không có lãi”, ông Thạch than thở.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Lại – Phó trưởng Ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (BQL) cho hay, từ nửa cuối tháng 3 đến nay, sức tiêu thụ thủy, hải sản trên địa bàn thành phố chậm so với bình thường. Nhiều loại cá không xuất khẩu được nên các doanh nghiệp dừng mua hoặc mua vào rất ít nên hầu hết giá các loại thủy, hải sản đều giảm mạnh.
Theo thống kê của BQL, số lượng tàu thuyền, hàng hóa qua âu thuyền và cảng cá Thọ Quang quý I là 4853 lượt, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, 10 ngày đầu tháng 4/2020 chỉ có 617 tàu cập cảng bốc dỡ hải sản, chỉ bằng 75,34% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo đại diện Ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, giá thủy, hải sản có “nhích” lên nhưng vẫn chưa thể được như thời điểm trước khi xảy ra dịch.
Phó trưởng Ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang nhận định, do sức tiêu thụ chậm và giá hầu hết các loại hải sản giảm kéo theo một số nghề khai thác không ổn định, chi phí tổn cao, đối tượng khai thác tiêu thụ chậm (như nghề lưới kéo, vây, chụp)…
Do đó, nhiều tàu cá hạn chế đi biển, mặc dù đang vào vụ cá nam, thời tiết thuận lợi và giá nhiên liệu (dầu diezel) đang giảm. Tư tưởng của chủ tàu, thuyền trưởng và thương nhân hoạt động tại cảng cá cũng đã có ảnh hưởng nhất định, không mạnh dạn thu mua, bốc dỡ hàng như trước.
“Hiện tại, giá thủy, hải sản có “nhích” lên nhưng vẫn chưa thể được như thời điểm trước khi xảy ra dịch. Sau khi kết thúc thực hiện giãn cách toàn xã hội đến nay, BQL khuyến khích, tạo điều kiện cho ngư dân ra, vào cảng thuận lợi, đẩy nhanh quá trình bốc dỡ thủy hải sản qua cảng…
Cung ứng các dịch vụ hậu cần như đá, nước ngọt, lương thực thực phẩm… để giúp ngư dân rút ngắn thời gian chuẩn bị, tranh thủ đang đúng vụ cá nam, thời tiết thuận lợi, giá nhiên liệu rẻ để nhanh chóng tiếp tục đi biển, ổn định lại hoạt động sản xuất và mua bán”, ông Lại thông tin.
Bao giờ bến cá lớn nhất miền Trung hết ô nhiễm?
Mỗi năm, TP Đà Nẵng chi hàng trăm triệu đồng cho Ban quản lý âu thuyền, cảng cá Thọ Quang xử lý về môi trường nhưng nơi đây vẫn là "điểm nóng" về ô nhiễm của Đà Nẵng.
Rác bủa vây cả bến cá, từ trên bờ xuống đến mép nước, quanh mạn tàu.
Đi vào hoạt động từ năm 2004, Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang có diện tích 58 ha mặt nước, 4 ha trên bờ, 2,5 km đường bờ kè bao quanh, nằm giữa 2 phường Thọ Quang và Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà... Theo đánh giá, Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đang chịu nhiều áp lực về môi trường.
Ô nhiễm dài hạn
Dưới âu thuyền là nước thải đen ngòm, trên bờ được các ngư dân đậu tàu thuyền là cảnh đủ loại rác thải nổi lềnh bềnh đã kéo dài khiến người dân hết sức lo lắng về vấn đề môi trường.
Ngư dân Nguyễn Mỹ nhìn rác nổi lềnh bềnh ngao ngán: "Khu vực này đã bị ô nhiễm từ hàng chục năm nay rồi. Mặt nước đen xì và bốc mùi khiến người dân ít qua lại khu vực này và chỉ có ngư dân có tàu, thuyền neo đậu ở đây thì mới ghé vào. Dân cứ than mãi nhưng vẫn chưa xử lý được "điểm đen" về ô nhiễm của thành phố".
Mỗi ngày có khoảng 500 tàu thuyền thường xuyên ra vào, nước thải từ các loại dầu, nhớt từ động cơ rất lớn. Bên cạnh đó âu thuyền và cảng cá Thọ Quang còn nhận một lượng lớn rác trôi nổi, các chất thải trong quá trình buôn bán, sơ chế, đóng gói, chế biến thủy sản,... Nơi đây đã trở thành "điểm nóng" ô nhiễm của Đà Nẵng vì đã tái diễn qua nhiều năm.
Cùng với Âu thuyền, Cảng cá còn có Chợ đầu mối, hàng ngày tập trung hàng nghìn lao động, tư thương lưu trú, buôn bán, sinh hoạt tại khu vực. Theo thống kê, năm 2017, tổng lượng rác thải tại khu vực Âu thuyền, Cảng cá là 1.656 m3 rác thải; năm 2018, là trên 2.000 m3 rác thải...
Theo Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, mặc dù đơn vị đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, nhưng đấy mới chỉ là đảm bảo dọn dẹp phần rác thải cứng. Vấn đề nan giải nhất với âu thuyền, cảng cá vẫn là mùi hôi.
Qua tìm hiểu, mùi hôi xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Mùi hôi từ việc vận chuyển làm rơi vãi nước thải, cá vụn trên đường khu vực cảng cá, vấn đề này đã được xử lý bằng hóa chất tẩy rửa, điện giải... Mùi hôi bùn nước từ đáy lòng hồ âu thuyền, năm 2016, Viện Khoa học công nghệ môi trường đã tiến hành làm thí nghiệm, tạo vi sinh để phân hóa lớp bùn nước này. Đề tài đã được Sở TN&MT TP. Đà Nẵng thẩm định, tuy nhiên đến nay vẫn chưa tiến hành trên thực địa.
Phải "cứu" được bến cá
Vào ngày 24/12, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng đã có chuyến thực tế về vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực này. Nhìn nhận vấn đề cần được giải quyết cấp thiết, Phó Chủ tịch thường trực thành phố đã có nhiều chỉ đạo các cơ qun ban ngành có phương án xử lý.
Qua trao đổi, ông Đặng Việt Dũng nhận thấy tình trạng ô nhiễm môi trường tồn tại chủ yếu xuất phát từ các tàu, thuyền cập bến. Ông Đặng Việt Dũng yêu cầu Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang cần quản lý chặt chẽ các đầu tàu ra vào.
"Ban quản lý cần lập danh sách những tàu, thuyền thường xuyên cập bến tại đây và ký hợp đồng với chủ tàu. Mặc dù các tàu đến từ các địa phương khác nhau, nhưng chúng ta cần có sự quản lý, yêu cầu họ cam kết tuân theo quy trình nghiêm ngặt tại đây. Nếu các tàu vi phạm quá 3 lần thì từ chối tiếp nhận, dứt khoát không phục vụ", Ông Đặng Việt Dũng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó Phó Chủ tịch thành phố cũng đề nghị khu vực bến cá phải xây dựng hệ thống thu gom cho đầy đủ, đội ngũ hoạt động tại bến cũng phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Với một số doanh nghiệp có liên kết tàu thuyền tại bến, Sở NN-PTNT phối hợp với quận Sơn Trà kiểm tra việc sản xuất, yêu cầu chấp hành đúng tác động môi trường theo kiểu "quy mô sản xuất tương ứng với khối lượng xả thải ra môi trường".
Ngoài ra, ông Đặng Việt Dũng cũng giao Sở TN-MT rà soát nguồn nước thải, rác thải và đề xuất phương án quản lý phù hợp, bảo đảm thu gom rác, nước thải triệt để; phối hợp với Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động xả thải của các doanh nghiệp chế biến thủy sản để khuyến cáo và buộc các doanh nghiệp nghiêm túc tuân thủ bảo đảm vệ sinh môi trường.
Được xác định là 1 trong 5 bến cá lớn nhất quốc gia, tuy nhiên vấn đề ô nhiễm nặng tại âu thuyền Thọ Quang đã khiến cho nhiều người quan ngại về tương lai. Đà Nẵng cần có phương án cụ thể để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đã kéo dài trong thời gian qua, bên cạnh đó phát triển bến cá Thọ Quang thành bến cá phục vụ du lịch song song với cảng Tiên Sa trong tương lai.
Tuấn Vỹ
Theo DĐDN
Máy xét nghiệm ở Quảng Nam được mua như thế nào? Sau 18 ngày Sở Y tế đề xuất, tỉnh Quảng Nam mua máy xét nghiệm Realtime PCR 7,2 tỷ đồng nhằm xét nghiệm nCoV theo hình thức chỉ định thầu rút gọn. Theo Sở Y tế Quảng Nam, đầu tháng 3 địa phương bước vào giai đoạn 2 phòng chống Covid-19 với nhiều khó khăn, do số lượng du khách lớn, mật độ...