Quảng Nam: Bãi Sậy – Sông Đầm hấp dẫn khách du lịch bởi hàng ngàn loài chim và câu chuyện lịch sử
Lịch sử đã ghi dấu ấn Bãi Sậy – Sông Đầm là một vùng đầm nước rộng lớn được hình thành từ thời xa xưa với diện tích tự nhiên khoảng 180ha, trong đó diện tích Bãi Sậy chiếm hơn 40ha.
Bãi Sậy – Sông Đầm không chỉ là nơi che giấu, bảo vệ an toàn tuyệt mật cho cán bộ, chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm mà còn là nơi có nguồn lợi thủy sản phong phú và đặc biệt với vẻ đẹp kỳ bí đã giúp nơi đây trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Tam Kỳ.
Bãi Sậy – Sông Đầm được hình thành từ thời xa xưa với diện tích tự nhiên, do địa hình phức tạp, lau sậy um tùm nên ai muốn đi vào bên trong Bãi Sậy phải là người am hiểu và thông thạo địa hình mới có thể dùng ghe nhỏ chống sào men theo những lối mòn.
Một góc Bãi Sậy – Sông Đầm.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược nhân dân các xã vùng Đông Tam Kỳ đã chọn nơi đây làm căn cứ, che giấu cán bộ, chiến sĩ các đơn vị vũ trang, du kích, quân chủ lực V12, V18 và các đơn vị đặc công E70, 72, 74 ém quân an toàn, tập kết lực lượng tiến công đánh vào các cứ điểm của địch ở đồi An Hà, Núi Cấm, tỉnh đường Quảng Tín mở rộng vùng giải phóng.
Đồng thời kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, binh vận làm mất nhuệ khí của quân thù góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên mùa xuân lịch sử năm 1975.
Khách tham quan sông Đầm.
Với lợi thế là quanh năm nước chảy hiền hoà, lắm cá nhiều tôm và các loại chim di trú rất phong phú nên bà con ngư dân các địa phương trong vùng đã sử dụng cọc tre và các loại gỗ củi để tạo rất nhiều nò chươm.
Bên cạnh đó bà con nông dân còn trồng Sen xen lẫn trong màu đỏ của hoa súng, màu xanh của cói, của lau sậy…hòa quyện với màu xanh của trời cùng với những tiếng kêu gọi bầy của các loại chim tạo nên những âm thanh vừa xa, vừa gần, vừa quen, vừa lạ, vừa ảo, vừa thật. Đa âm thanh, đa sắc màu huyền ảo như những bức tranh thủy mạc.
Ông Bùi Ngọc Ảnh – Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ cùng chuyên gia khảo sát sông Đầm nghiên cứu phát triển du lịch.
Video đang HOT
Để tận mắt chiêm ngưỡng được vẻ đẹp huyền bí của sông Đầm, du khách có thể dạo quanh bằng thuyền gỗ được lắp máy nổ đuôi tôm chạy dọc theo dòng sông Đầm chúng ta dễ bắt gặp những con cá quẫy đuôi nhảy lên khỏi mặt nước, những chú chim bói cá lặn hụp trong dòng nước để bắt mồi, những đàn cò trắng phau, hàng ngàn con diệc và bồ nông bay lượn soi mình xuống dòng nước xanh mát.
Cùng với tiếng nói, tiếng cười râm ran khi bà con nông dân vây lưới bắt được những con cá, con tôm… nặng vài ba ký từ trong chươm và tha hồ hít thở không khí trong lành với ngút ngàn hương sen như chúng ta đang phiêu du vào vùng đất Đồng Tháp Mười.
Cảnh đẹp nên thơ ở Bãi Sậy.
Sông Đầm được ví như vùng đất Đồng Tháp Mười.
Bãi Sậy – Sông Đầm là chứng nhân của những chiến công hiển hách mà cán bộ, nhân dân huyện Tam Kỳ xưa, thành phố Tam Kỳ nay nói chung, các xã vùng Đông nói riêng đã làm nên. Đây không chỉ là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau mà còn là “lá phổi xanh” với nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái đang được bảo tồn và phát huy gía trị.
Ông Nguyễn Minh Nam – Phó Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ ( Quảng Nam) cho biết, định hướng, quy hoạch phát triển của thành phố là đô thị xanh, cộng sinh với môi trường, cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống. Trong đó, sông Đầm là lá phổi xanh cho thành phố với hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa vào cộng đồng.
Địa phương đang gìn giữ và khôi phục các hệ sinh thái đặc thù của sông Đầm như lau sậy, cói, các loại cây ngập nước như sú, vẹt, đước. Tam Kỳ đang huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch cho khu vực sông Đầm gắn với các hạt nhân chủ đạo khác trên địa bàn. Công tác truyền thông, vận động người dân hưởng ứng, bảo vệ môi trường, không đánh bắt thủy sản tận diệt ở sông Đầm được triển khai rộng khắp trong thời gian qua.
Động vật rất phong phú tại sông Đầm.
“Đầu tư phát triển du lịch ở sông Đầm sẽ được kết nối, lan tỏa, tạo cú hích cho 3 khu vực quan trọng là Tam Thanh, Tam Thăng và Hương Trà (Hòa Hương). Chúng tôi đang chủ động kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, kết nối, hình thành chuỗi điểm đến tham quan các di tích, sông nước, bãi biển, vui chơi, mua sắm và trải nghiệm các giá trị lịch sử – văn hóa đặc trưng của vùng đất. Các dự án động lực của tỉnh đang đầu tư, đưa vào sử dụng sẽ là bệ đỡ giúp Tam Kỳ khai thông thế mạnh về du lịch trong thời gian sắp tới” – ông Nam nói.
Một số hình ảnh đẹp huyền ảo tại Bãi Sậy – Sông Đầm.
Chợ cá nhộn nhịp nhất Quảng Nam
Hơn 15 năm qua chợ cá Tam Tiến vẫn tấp nập thuyền bè ra vào sáng sớm, buôn bán đủ loại tôm cá, cua, ghẹ tươi ngon.
Hàng trăm tàu thuyền đánh bắt cá tập kết ven biển Tam Tiến, chở cá tôm về bờ lúc rạng sáng. Ngư dân cho biết cách đây hơn 15 năm, Tam Tiến đơn thuần là nơi tàu thuyền cập bến. Về sau, khi số lượng tàu đánh cá tăng lên, thương lái cũng tập trung nhiều hơn tạo nên khu chợ sầm uất như hiện nay.
Ngoài thuyền máy, thuyền thúng là phương tiện hiệu quả để chuyển các thùng cá vào bờ.
Khoảng 4h sáng, biển trời vẫn còn đen thăm thẳm, chợ đã bắt đầu nhộn nhịp. Vụ cá nam ở Tam Tiến kéo dài từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 9, nhưng với ngư dân, vụ cá này tới khi có gió Tây Nam thổi về và kết thúc vào gió bấc.
Chợ cá trên bãi biển Tam Tiến thuộc huyện Núi Thành cách TP Tam Kỳ khoảng 15 km. Chợ chỉ họp mùa hè (vào vụ cá nam) và là nơi bán hải sản đầu mối lớn nhất của tỉnh Quảng Nam.
Từ trung tâm thành phố Tam Kỳ, du khách đi xe theo đường DT614 hướng ra biển Tam Thanh gặp một ngã ba. Từ đây, đi thêm khoảng 6 -7 km về phía tay phải là đến nơi.
Hải sản ở chợ đa dạng, hầu như loại nào cũng có, từ cá phèn, cá chim, cá đối, cá cơm, cá ngừ cho tới cá hố, cá nục và các loại tôm, cua, ghẹ.
"Khung cảnh lao động hăng say của mọi người ở đây là cảm hứng cho tôi sáng tác", anh Trần Minh Trí (1989), nhiếp ảnh gia quê Quảng Nam, cho biết.
Những thùng cá cơm được bán cho thương lái và đem đi phơi. Ngư dân cho biết cá cơm, cá nục thường được khai thác bằng mành mùng (lưới vây rút trũ), nhiều hôm trúng đậm 1-2 tấn cá.
Xịa mực cơm tươi rói hấp dẫn du khách. Mực cơm còn gọi là mực sữa, dài khoảng 5-12 cm, bên trong chứa đầy trứng. Mực cơm được đánh giá là đặc sản giàu dinh dưỡng của vùng biển miền Trung.
Giá bán hải sản tại chợ khác nhau tùy loại lớn nhỏ, như cá chim 120.000 - 140.000 đồng/kg, cá nục 50.000 -70.000 đồng/kg hay mực cơm 100.000-140.000 đồng/kg. Vào dịp lễ, giá bán sẽ cao hơn ngày thường.
Nhiều người dân tại đây đầu tư các lò hấp cá, cơ sở phơi cá với quy mô lớn nên các loại hải sản như cá nục, cá cơm, mực được tiêu thụ nhanh chóng.
15 điểm đến khách Việt yêu thích nhất 2021 Nhu cầu và xu hướng du lịch của khách Việt thay đổi đáng kể trong Covd-19, song điểm đến hàng đầu vẫn là Đà Nẵng, Kiên Giang, Lâm Đồng. Ngày 26/4, Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) công bố kết quả khảo sát "Nhu cầu và xu hướng khách du lịch thời Covid-19" được thực hiện vào tháng 3/2021. Kết quả cho...