Quảng Nam: 30 năm làm ra thứ mà nhà giàu, nhà nghèo, dân quê hay dân phố đều phải dùng
Làng nghề làm chổi đót thuộc thôn Trường An, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã trải qua nhiều sự đổi thay của cuộc sống và nhiều người đã bỏ nghề.
Tuy nhiên, chị Hồ Thị Hoa, một người luôn cần mẫn, bám trụ để phát triển quy mô làng nghề và giải quyết hàng chục lao động tại địa phương.
Bám trụ để giữ nghề chổi đót
Tìm về xã Đại Quang, ai cũng biết đến chị Hồ Thị Hoa (51 tuổi, trú thôn Trường An, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) là người có thâm niên gần 30 năm gắn bó với cây chổi đót. Từ sản xuất thủ công nhỏ lẻ, đến nay, hộ gia đình chị Hoa đã trở thành một cơ sở sản xuất chổi thủ công với quy mô lớn.
Chị Hồ Thị Hoa đã gần 30 năm gắn bó với nghề làm chổi đót truyền thống tại xã Đại Quang.
Không khí tại xưởng sản xuất luôn hối hả, nhộp nhịp và rộn rã tiếng cười. Tại đây, có hơn 10 công nhân luôn làm việc nhanh nhẹn, tỉ mỉ để hoàn thành một cây chổi đót. Cũng từ đó, vợ chồng chị Hoa đã giải quyết việc làm cho một số lao động nông nhàn là những chị em phụ nữ trong thôn, người cao tuổi, học sinh.
Tại cơ sở có hơn 10 lao động làm chổi đót, thu nhập bình quân từ 3.000.000-4.000.000 đồng/người/tháng. Đặc biệt vào dịp cận Tết, nhân lực làm thời vụ được tăng cường, các chị em phụ nữ phải làm tăng ca để kịp nhiều đơn hàng.
Được biết, sản phẩm chổi đót Trường An của hộ sản xuất Hồ Thị Hoa được địa phương đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Nam, năm 2020.
Chị Hồ Thị Hoa hào hứng nói: “Gần 30 năm làm nghề chổi đót, vợ chồng tôi vui nhất là khi gia đình vẫn còn bám trụ với nghề cho đến nay. Bởi làm chổi rất vất vả, nhọc nhằn, trải qua rất nhiều khâu sản xuất từ mua bông đót tươi, phơi khô, tước, cột đều đặn, bắn vít, bện chổi…”.
Theo chị Hoa, ngoài ra, để chổi đều, đẹp và bền thì cần thợ khỏe có tay nghề, khéo léo. Từ đó, cơ sở dần khẳng định được uy tín với khách hàng, tạo nhiều mẫu mã mới đáp ứng thị hiếu và mở rộng thị trường.
Hiện tại, mỗi ngày xưởng của chị Hoa sản xuất từ 300-400 cây chổi đót các loại: chổi đót cán mây, chổi đót cán nhựa, chổi đốt bó dây cước, chổi hộp… Tùy vào yêu cầu của khách hàng, mà sản phẩm sẽ được gia công dày, mỏng, màu sắc khác nhau.
Video đang HOT
Người già, trẻ em có việc làm và thu nhập ổn định
Theo chị Hoa, chổi đót ở Trường An được nhiều nơi ưa chuộng và đặt hàng với số lượng lớn. Điều này giúp chị và nhiều lao động tại cơ sở phấn khởi và hăng hái sản xuất hơn, đời sống kinh tế dần ổn định. Nhờ tăng cường đa dạng mẫu mã, chủng loại, kịp thời đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mà chổi đót của gia đình chị Hoa được tiêu thụ rộng rãi ở nhiều nơi: Đà Nẵng, Huế, TP.Hồ Chí Minh,…
Mỗi ngày, cơ sở của chị Hoa sản xuất từ 300-400 cây chổi đót các loại: chổi đót cán mây, chổi đót cán nhựa, chổi cán tre… Bên cạnh đó, chị còn nhập thêm các loại chổi xương, chổi chà để cung cấp đa dạng sản phẩm cho thị trường.
Những cụ già được bố trí công việc nhẹ nhàng như tước bông đót, xếp thành bó cho đều.
“Mỗi năm chỉ có một vụ đót tươi (2-3 tháng), nên vào mùa là tôi ra sức thu mua hàng chục tấn để phơi khô và cất trữ sản xuất quanh năm. Riêng nguồn nguyên liệu bông đót tại các tỉnh miền núi Quảng Nam không đủ để sản xuất, nên tôi phải thu mua thêm từ Quảng Ngãi hoặc miền núi phía Bắc…”, chị Hoa chia sẻ.
Chổi cán mây truyền thống vẫn là mặt hàng bán chạy nhất tại cơ sở sản xuất của chị Hồ Thị Hoa, giá dao động từ 20.000-25.000 đồng/cây.
Mỗi công đoạn làm ra một cây chổi đót đều có độ khó nhất định, yêu cầu cao sự khéo léo, độ chính xác và nét thẩm mỹ.
Chị Nguyễn Thị Thu Hương (42 tuổi), công nhân tại cơ sở chổi đót Hồ Thị Hoa niềm nở chia sẻ: “Bó cổ chổi là công đoạn khó nhất quyết định chất lượng của sản phẩm. Nếu người bó không khéo léo, tay không đủ lực thì bó đót không đều, chổi xấu và dễ gãy, mau hư. Chính vì vậy, công đoạn bó chổi chỉ dành cho các thanh niên, phụ nữ dày kinh nghiệm”.
Trải qua nhiều công đoạn thủ công nhưng giá thành của một cây chổi đót lại khá rẻ, dao động từ 20.000-25.000 đồng/cây (tùy vào độ dày, mỏng). Với giá bán này, tuy nhà nghề chỉ thu lãi khoảng 2.000 đồng/cây, nhưng cũng giúp đời sống kinh tế ổn định hơn.
Chị Hoa tâm sự: “Nghề làm chổi đót cực lắm, mà lời lãi thì ít nên chẳng còn mấy ai theo. Chỉ có một số hộ tại hai thôn Trường An và Mỹ An sản xuất nhỏ lẻ để trang trải cuộc sống. Nhờ sản phẩm có uy tín và thị trường tiêu thụ ổn định nên tôi bán được số lượng nhiều, tạo việc làm cho lao động địa phương nên đó cũng là niềm vui rất lớn. Thời gian tới, nếu có thêm nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thì tôi sẽ nâng cấp kho bãi, nhà xưởng để nâng cao chất lượng sản phẩm”.
Nhờ sự quan tâm và hỗ trợ từ các ban, ngành địa phương nên chị Hoa cố gắng duy trì và mở rộng quy mô sản xuất, bám trụ bền bỉ với nghề làm chổi đót truyền thống ở Trường An.
Chị Hồ Thị Hoa đã tạo điều kiện cho các cụ bà có sức khỏe tốt có công việc nhẹ nhàng tại xưởng: tước nhỏ các bông đót, xếp lại cho đều nhau. Bà Trần Thị Bảy (85 tuổi), công nhân tại xưởng tươi cười nói: “Tuy tôi già nhưng vẫn còn sức lao động, làm công việc nhẹ nhàng, đơn giản lúc rảnh rỗi vừa có thêm thu nhập, vừa được trò chuyện với mọi người nên cảm thấy vui khỏe và có ích hơn”.
Quảng Nam: Nông thôn xã Đại Hiệp đổi mới, nhà nhà ấm no
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015-2020, xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã có những chuyển biến đáng kể và đạt nhiều thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đời sống người dân được nâng cao rõ rệt.
Đột phá trên nhiều lĩnh vực
Ông Đỗ Thanh Cảng - Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp cho biết, trên cơ sở phát huy những thành quả đã đạt được của nhiệm kỳ trước, Đảng bộ và nhân dân xã Đại Hiệp đã nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, quyết tâm vượt khó để tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Kinh tế tăng trưởng khá, kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được hoàn thiện, an sinh xã hội được chăm lo, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Đại Hiệp đã khoác lên mình chiếc áo mới, ngày càng văn minh hiện đại, hướng đến xây dựng thành đô thị loại V trong tương lai. Ảnh: T.H
Phát triển toàn diện văn hóa - xã hội
Những năm qua, tại Đại Hiệp, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp tiếp tục được đầu tư, thực hiện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giáo dục. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được đảm bảo. Vấn đề lao động, việc làm được chăm lo bằng nhiều giải pháp và nhiều nguồn lực. Hàng năm xã giải quyết được việc làm cho 250 lao động mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 42,025 triệu đồng/năm, xã không còn hộ nghèo.
"Trong 5 năm qua, điểm sáng đáng chú ý là cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện. Đến nay, đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng đã bêtông hóa đạt 100%; tỷ lệ hộ dùng điện an toàn đạt 100%; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Bên cạnh giao thông, các công trình phục vụ dân sinh khác như nhà văn hóa thôn, các khu thể thao, trạm y tế, trường học, chợ... đã được địa phương quan tâm đầu tư, tất cả tạo nên "bức tranh Đại Hiệp" nhiều màu sắc tươi mới..." - ông Cảng cho hay.
Theo ông Cảng, lĩnh vực kinh tế ở Đại Hiệp có những bức phát mới và phát triển toàn diện theo đúng định hướng cơ cấu ngành. Tổng giá trị sản xuất ước tăng bình quân 16,48%/năm. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng bình quân đạt 16,66%/năm, thương mại - dịch vụ bình quân đạt 20%/năm, nông - lâm nghiệp tăng bình quân 5,16%/năm. Thu phát sinh kinh tế trên địa bàn tăng 10%/năm.
Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển theo 2 hướng: Tập trung tại cụm công nghiệp và công nghiệp phân tán (hiện có 38 doanh nghiệp, tăng 11 doanh nghiệp so với cuối năm 2015). Công tác quảng bá, kêu gọi đầu tư được quan tâm, đã thu hút được 6 chủ dự án đến tìm hiểu, khảo sát để đầu tư.
Đã có 2 dự án hoạt động ổn định với tổng vốn đăng ký trên 60 tỷ đồng. Hoạt động thương mại - dịch vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hiện có 120 cơ sở kinh doanh, tăng 50 cơ sở so với cuối năm 2015. Chợ Đại Hiệp và các điểm bán lẻ đa dạng, phong phú về hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân. Các loại hình dịch vụ vận tải, xăng dầu, ăn uống... được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng phục vụ.
Lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng hàng hóa. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp được tăng cường, góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện đáng kể thu nhập cho người dân. Xã đã đưa các loại giống cây trồng mới như: Ổi, dừa, măng tây... có giá trị kinh tế cao để phát triển kinh tế vườn.
Đặc biệt, Đại Hiệp đã xây dựng 2 cánh đồng mẫu lớn với diện tích 50ha; thực hiện liên kết sản xuất hạt lúa giống hàng năm 150/340ha. Tích cực hỗ trợ phát triển nuôi trồng nấm, xây dựng thương hiệu nấm sò Đại Hiệp đạt sản phẩm OCOP thương hiệu 3 sao.
Theo báo cáo, kinh tế HTX tiếp tục phát triển ổn định và hiện toàn xã có 7 HTX và 28 tổ hợp tác. Nhìn chung, các HTX, tổ hợp tác đều hoạt động có hiệu quả, tạo thu nhập ổn định cho hơn 300 lao động tại địa phương, nổi bật nhất là HTX Dịch vụ nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Đại Hiệp có mức lãi trước thuế hàng năm đạt trên 1 tỷ đồng.
Ông Cảng cho biết thêm, Đại Hiệp là xã đạt chuẩn NTM đầu tiên của huyện Đại Lộc, thuộc một trong nhóm xã đạt chuẩn xã NTM đầu tiên của tỉnh Quảng Nam vào cuối năm 2014. Sau 5 năm (2014 - 2019), Đại Hiệp tiếp tục giữ vững thành quả và được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh với việc kiện toàn, nâng chất 19/19 tiêu chí NTM, có 4/7 khu dân cư đạt danh hiệu "Khu dân cư NTM kiểu mẫu", đạt 12/12 tiêu chí thuộc bộ tiêu chí xã NTM nâng cao.
"Qua 10 năm xây dựng NTM, nhất là 5 năm gần đây, diện mạo xã Đại Hiệp nói chung và các thôn, xóm nói riêng thay đổi từng ngày, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày được nâng lên" - ông Võ Hy - Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Phú Hải phấn khởi nói.
Hướng đến đô thị loại V
"Những thành quả đạt được trong những nhiệm kỳ trước đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị. Đặc biệt, các chủ trương, chính sách mới ban hành của Đảng, Nhà nước đã định hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, đồng thời trong quá trình thực hiện Nghị quyết luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ của Huyện ủy, UBND huyện Đại Lộc và sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể ở huyện, sự ủng hộ của các doanh nghiệp và bà con Đại Hiệp xa quê" - ông Đỗ Thanh Cảng cho hay.
Ông Cảng cho biết, trong 5 năm đến, Đảng bộ và nhân dân xã Đại Hiệp tập trung khai thác tốt mọi tiềm năng, lợi thế tại địa phương; phát huy nội lực, tranh thủ thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển kinh tế, ưu tiên mở rộng thương mại dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.
Nhất là hoàn thiện kết cấu hạ tầng, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh - xã hội. Huy động các nguồn lực để tiếp tục xây dựng xã NTM kiểu mẫu và thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"...
"Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Hiệp quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIV đề ra, phấn đấu xây dựng Đại Hiệp đạt chuẩn xã NTM kiễu mẫu, từng bước hình thành đô thị loại V theo hướng hiện đại, văn minh..." - ông Đỗ Thanh Cảng nhấn mạnh.
Quảng Nam: U40 trồng nấm sò thu tiền rủng rỉnh quanh năm Từng bôn ba ở xứ người làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng thu nhập khá bấp bênh, anh Nguyễn Anh Tuấn (40 tuổi), ở thôn Phú Quý, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam quyết định về lại quê hương trồng nấm sò. Nhờ trồng nấm sò đã giúp anh Tuấn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Thu...