Quầng mắt thâm là dấu hiệu của 5 bệnh nguy hiểm
Nhiều người có quầng thâm mắt nhưng không biết đó là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bất thường như bệnh gan, thận tinh suy tổn, viêm dạ dày…
Hầu hết mọi người nghĩ rằng sự xuất hiện của quầng thâm dưới mắt do thức khuya. Nhưng ngoài ra, đó còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm:
1. Bệnh gan
Bạn không nên chủ quan khi xuất hiện quầng thâm ở mắt kéo dài
Gan là cơ quan thải độc của cơ thể con người. Những người mắc bệnh gan, chức năng của cơ quan này sẽ trở nên bất thường khiến cho độc tố không được đào thải một cách triệt để, thời gian dài có thể gây ra sự ứ đọng sắc tố đen ở mắt.
Ở những người mắc bệnh gan mạn tính, tuần hoàn máu cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
2. Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều
Nếu phụ nữ có quầng mắt thâm trong một thời gian dài, ngay cả khi bạn sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da mà cũng không thể loại bỏ chúng, đó có thể là tín hiệu bạn mắc một số bệnh phụ khoa.
Kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh có thể dẫn đến quầng thâm ở mắt. Lý do là ứ đọng khí và máu dẫn đến lưu thông máu kém.
3. Chứng thận tinh suy tổn
Y học Trung Quốc cho rằng thận là một cơ quan giàu tinh khí. Việc thiếu tinh khí của thận sẽ khiến mắt dễ bị thâm và đờ đẫn, kém linh hoạt.
Lối sống không lành mạnh trong thời gian dài, tần suất sinh hoạt vợ chồng quá độ dễ gây ra tình trạng thận tinh suy tổn và sau đó sẽ xuất hiện quầng thâm ở mắt.
4. Viêm dạ dày mạn tính
Ở những bệnh nhân bị viêm dạ dày, nếu tiêu hóa không tốt kéo dài, hấp thu kém và bệnh tình tái phát thường xuyên thì quầng thâm cũng sẽ xuất hiện ở mắt.
Đặc biệt, bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa kèm theo suy nhược thần kinh càng dễ bị quầng thâm.
Video đang HOT
5. Viêm mũi
Ảnh minh họa: Houstonia
Người bị viêm mũi dễ bị hắt hơi và chảy nước mũi quanh năm. Điều này làm tăng lưu lượng máu gần hốc tĩnh mạch dưới mắt, sẽ hình thành quầng thâm. Đặc biệt bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng hầu như sẽ luôn bị hiện tượng này.
Ngoài các nguyên nhân trên, quầng thâm cũng liên quan đến ba yếu tố như:
Lối sống: Thức khuya, thiếu ngủ, sử dụng quá nhiều mỹ phẩm, hút thuốc, uống rượu. Những điều này chủ yếu gây rối loạn nội tiết, dẫn đến sự xuất hiện của quầng thâm
Da có vấn đề: Vùng da quanh mắt là nơi nhạy cảm nhất và dễ bị kích ứng. Khi môi trường thay đổi hay ánh nắng mặt trời gay gắt, melanin rất dễ bị tụ ở phần mắt, dẫn đến quầng thâm khó coi.
Ảnh hưởng ngoại lực: Các mạch máu quanh mắt có thể bị vỡ khi mắt bị tác động lực từ bên ngoài, lúc này máu đọng sẽ xuất hiện, dẫn tới quầng thâm.
Cách nào để loại bỏ quầng thâm ở mắt
Tạo thói quen sinh hoạt tốt
Đảm bảo thời gian ngủ đầy đủ, ít thức khuya, ít hút thuốc, ít uống rượu, tẩy trang trước khi đi ngủ vào ban đêm.
Sử dụng đúng thuốc đúng bệnh
Bây giờ có nhiều loại mỹ phẩm chuyên xử lý quầng thâm như mặt nạ, kem và thuốc bôi để loại bỏ quầng thâm.
Uống nhiều trà hoa cúc, trà kỷ tử
Trà kỷ tử và trà hoa cúc rất giàu vitamin C, vitamin B, canxi, sắt, có tác dụng làm dịu gan, sáng mắt, giải nhiệt, giải độc.
Dùng ngón tay để massage đuôi mắt
Có thể dùng ngón áp út để massage đuôi mắt, quầng mắt dưới, mỗi vị trí huyệt đạo từ 3 đến 5 giây rồi thả ra, làm liên tục từ 10 đến 15 lần.
Hai căn bệnh cực kỳ phổ biến và rất dễ phát triển thành ung thư, bạn cần ngăn chặn ngay từ bây giờ
Có không ít loại bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất dễ tiến triển thành bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí là ung thư.
Bệnh tật thường không chừa một ai, nhưng cũng không đến ngay như một thanh sắt rơi vào đầu bạn mà nó là một tiến trình đi theo lối sống từ chính những thói quen và hành động thường ngày. Nếu hằng ngày chúng ta thường xuyên theo dõi những dấu hiệu thay đổi của cơ thể để đi khám và điều trị kịp thời thì có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Ngược lại, nếu chủ quan với bệnh tật, cho rằng những bệnh nhỏ không nghiêm trọng, không gây đau đớn thì sẽ rất dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như hai căn bệnh dưới đây, ban đầu chỉ là những bệnh lý rất phổ biến và không khó để chữa trị, nhưng nếu chủ quan, bệnh rất dễ tiến triển sang giai đoạn khó chữa hơn, thậm chí thành ung thư ảnh hưởng đến tính mạng.
1. Gan nhiễm mỡ phát triển thành ung thư gan
Gan nhiễm mỡ là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan chỉ chiếm từ 2 - 4% trọng lượng của gan. Nhưng với bệnh nhân gan nhiễm mỡ, mỡ sẽ chiếm ít nhất từ 5-10% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ là một loại bệnh khá phổ biến mà rất nhiều người có thói quen coi thường vì cho rằng nó căn bản không gây ra mối đe dọa lớn cho cơ thể, cũng không gây đau đớn hay ngứa ngáy.
Gan nhiễm mỡ chia làm 2 loại, gan nhiễm mỡ đơn thuần và viêm gan nhiễm mỡ.
Nhưng cách nghĩ này là một sai lầm lớn, gan nhiễm mỡ nếu không được kiểm soát kịp thời nó sẽ dần phát triển thành ung thư gan thông qua các giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn 1:
Gan nhiễm mỡ chia làm 2 loại, gan nhiễm mỡ đơn thuần và viêm gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ đơn thuần, tức là tế bào gan có tích tụ mỡ, gan to lên có mỡ ở trong đó, gan không bị viêm, chức năng gan hoạt động gần như bình thường. Còn viêm gan nhiễm mỡ tức là cũng tích tụ mỡ nhưng gây ra tình trạng viêm gan (làm hư hoại tế bào gan).
Có rất nhiều người mắc gan nhiễm mỡ đơn thuần và hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thuốc đặc trị.
Giai đoạn 2: Phát triển thành viêm gan nhiễm mỡ
Nếu gan nhiễm mỡ đơn giản không được kiểm soát kịp thời, các chất béo trong gan sẽ tiếp tục tăng lên và lúc này gan sẽ trở thành "kho" dự trữ chất béo. Các chất béo đi vào cơ thể đều bao phủ xung quanh gan khiến gan không thể thực hiện chức năng hô hấp bình thường, dinh dưỡng cũng không được đưa đến gan. Tình trạng này sẽ gây ra viêm gan và viêm gan nhiễm mỡ.
Giai đoạn 3: Xơ gan
Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ và xơ gan.
Tình trạng viêm gan nặng hơn sẽ kích thích sự phát triển của các mô sợi trong gan. Khi các sợi xơ càng nhiều, gan càng bị tổn thương, hoại tử tế bào gan, biến đổi cấu trúc gan, hình thành mô sẹo chai cứng dẫn tới bệnh lý xơ gan. Biểu hiện của bệnh xơ gan có thể là xuất huyết tiêu hóa, phù chân, trướng bụng, hôn mê gan,... Tỉ lệ tử vong có thể lên đến 85% trong vòng 5 năm nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn.
Giai đoạn 4: Ung thư gan
Khi tình trạng viêm gan, xơ gan không được điều trị, các tác nhân xấu tiếp tục tấn công gan dẫn đến hệ thống miễn dịch và các chức năng trong cơ thể sẽ biến đổi bất thường. Điều này làm suy giảm chức năng giám sát sự xuất hiện của khối u trong hệ thống miễn dịch, các tế bào đột biết không được loại bỏ dẫn đến ung thư gan.
Vậy làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này?
Khi biết mình mắc bệnh gan nhiễm mỡ, ngay lập tức cần thay đổi các thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Trường hợp cần thiết, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn và kê đơn phù hợp tiến hành trị liệu kết hợp tái khám định kỳ để đề phòng gan nhiễm mỡ tiếp tục phát triển hình thành những bệnh lý nghiêm trọng hơn.
2. Viêm dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày
Theo số liệu thống kê, có 80% người Trung Quốc mắc bệnh viêm dạ dày, trong đó có từ 50-80% người bị viêm dạ dày mãn tính. Viêm dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày qua một quá trình khá chậm và thường trải qua 4 giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn 1: Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là bệnh rất phổ biến, các triệu chứng cũng khá nhẹ chủ yếu thể hiện chức năng tiêu hoá kém.
Viêm dạ dày là bệnh rất phổ biến, các triệu chứng cũng khá nhẹ chủ yếu thể hiện chức năng tiêu hoá kém. Từ giai đoạn này đến ung thư dạ dày là cả một khoảng cách rất xa.
Giai đoạn 2: Viêm teo niêm mạc dạ dày
Niêm mạc dạ dày thoái hoá và teo dần theo độ tuổi con người. Có 20% những bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính bị viêm teo niêm mạc dạ dày. Không phải cứ viêm teo niêm mạc dạ dày là sẽ bị ung thư dạ dày, nhưng trường hợp này thường có tỉ lệ ung thư dạ dày cao hơn người bình thường. Viêm teo niêm mạc dạ dày nếu được điều trị thích hợp sẽ không dẫn đến ung thư dạ dày.
Giai đoạn 3: Thay đổi cấu trúc dạ dày hay tiền ung thư
Viêm dạ dày thường xuyên tái phát sẽ ảnh hưởng tới việc hồi phục của niêm mạc dạ dày. Việc này sẽ làm sản sinh một số vi khuẩn bất thường trong đường ruột, trường hợp này được gọi là tổn thương tiền ung thư.
Giai đoạn 4: Ung thư dạ dày
Khi các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần hay di căn qua hệ thống bạch huyết sẽ gây ra ung thư dạ dày.
Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng này?
Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến, có tiên lượng tốt và hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị kịp thời. Để ngăn ngừa viêm dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày cần chú ý kiểm tra sức khoẻ định kỳ và duy trì một thói quen ăn uống tốt, tạo một môi trường tốt cho dạ dày.
Hễ đeo khẩu trang lại ngửi thấy mùi hôi khó chịu, coi chừng các bộ phận quan trọng này đang lâm nguy Ắt hẳn bạn không phải là người duy nhất gặp trường hợp này, bởi tất cả những người thường xuyên ngửi thấy mùi hôi khi đeo khẩu trang đều chịu chung lý do "khó nói" này. Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã khiến mọi người đều phải duy trì thói quen đeo khẩu trang hàng ngày. Tuy nhiên, nếu lần nào...