Quang Linh Vlogs muốn quảng bá hình ảnh đẹp về đất nước, con người Việt Nam
Tự hào khi đại diện đại biểu khối kiều bào tham dự Đại hội MTTQ Việt Nam, Quang Linh Vlogs nhắc lại thời điểm khi mới rời Việt Nam sang châu Phi lao động.
Quang Linh Vlog tên thật là Phạm Quang Linh (SN 1997, quê tại huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Linh được biết đến là một YouTuber nổi tiếng với kênh “Quang Linh Vlogs – Cuộc sống ở châu Phi”, với hơn 4 triệu lượt theo dõi.
Chàng trai 27 tuổi người Nghệ An cũng là đại biểu đại diện cho khối kiều bào dự Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ X nhiệm kỳ 2024-2029, khai mạc sáng 17/10 tại Hà Nội.
Chia sẻ bên lề Đại hội, Quang Linh Vlogs nói rất tự hào khi được đại diện cho cộng đồng người Việt Nam xa Tổ quốc về dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X.
Quang Linh Vlogs chia sẻ với báo chí bên lề Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X (Ảnh: Thảo Phan).
Nhắc lại thời điểm cách đây 8 năm khi rời Việt Nam sang châu Phi, Quang Linh Vlogs nói khi đó mình là một thanh niên đi lao động ở nước ngoài, vừa mong muốn làm kinh tế cải thiện đời sống cho gia đình, vừa khám phá thế giới.
Thực tế, khi sang châu Phi, chàng trai người Nghệ An cho biết đời sống người dân bên đó rất khó khăn, nhiều người thiếu kiến thức nên đất đai dù rộng cũng không được khai thác do người dân không biết làm nông nghiệp.
“Bởi vậy, tôi và anh em nghĩ nếu chỉ cho họ đồ ăn, họ sẽ không tiến bộ được. Chúng tôi nghĩ đến việc giúp người dân châu Phi làm nông nghiệp với cây lương thực chính như ngô, khoai, sắn để cải thiện đời sống”, Linh chia sẻ.
Video đang HOT
Thông qua kênh YouTube “Quang Linh Vlogs – Cuộc sống ở châu Phi”, Linh cho biết không chỉ người dân Angola mà nhiều nơi cũng học hỏi, tham khảo được và họ đã được hưởng lợi từ chính thành quả của mình.
Quá trình làm việc tại Angola, Quang Linh tự nhận thấy bản thân có nhiều thay đổi và có nhiều nhận thức mới.
Đặc biệt, chàng trai 27 tuổi ý thức rất rõ hành động của mình ở nước ngoài không chỉ mang tính cá nhân, mà còn thể hiện hình ảnh quốc gia.
Phạm Quang Linh (thứ hai từ trái sang) thu hoạch lúa cùng người dân Angola (Ảnh: Quang Linh Vlogs).
“Những việc làm của tôi và bạn bè được nhiều người quan tâm và khi nhắc đến, không chỉ nhắc đến cá nhân tôi mà còn nói đến đất nước Việt Nam”, Quang Linh chia sẻ qua những hoạt động của mình với mong muốn quảng bá một hình ảnh đẹp về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới.
Anh cũng kỳ vọng những việc làm của mình có thể tạo động lực cho các bạn trẻ ở cả trong và ngoài nước, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đóng góp sức trẻ cho sự phát triển của đất nước.
“Khi còn trẻ tuổi, hãy làm những việc mình cảm thấy là tốt, lan tỏa được đến nhiều người”, Linh nhấn mạnh.
Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận MTTQ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 khai mạc sáng 17/10 với sự tham dự của 1.052 đại biểu, đại diện cho các tổ chức thành viên, các giai cấp, giai tầng xã hội, nhân sĩ trí thức, các dân tộc, các tôn giáo, lực lượng vũ trang, người Việt Nam ở nước ngoài…
Với tinh thần “đoàn kết – dân chủ – đổi mới – sáng tạo – phát triển”, Đại hội sẽ phát huy tinh thần dân chủ, đoàn kết, đồng thuận, tập trung trí tuệ, đề cao trách nhiệm trước nhân dân, trước vận mệnh của dân tộc… để đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, xác đáng phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; cùng nhau bàn bạc thống nhất các nhiệm vụ để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.
Việt Nam mỗi năm thải 1,8 triệu tấn rác nhựa: Nguy hại sức khỏe thế nào?
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có 1,8 triệu tấn rác thải nhựa bị đưa ra môi trường, nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế.
Hạt nhựa có đường kính nhỏ sẽ len lỏi vào thức ăn, nước và không khí.
Ngày 16/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, rác thải nhựa đang là một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt, và lĩnh vực y tế cũng không ngoại lệ.
Ước tính, có 19-23 triệu tấn nhựa bị thải ra các hồ, sông và biển hàng năm. Sau khi thải bỏ, chất thải nhựa sẽ phân thành những mảnh nhỏ hơn, tồn tại trong nhiều thế kỷ. Các hạt nhựa có đường kính nhỏ (khoảng 5mm) len lỏi vào thức ăn, nước và không khí.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, mỗi người bình quân tiêu thụ hơn 50.000 hạt nhựa mỗi năm, và còn nhiều hơn nữa nếu tính đến việc hít phải.
Chất thải nhựa sau khi bị đưa ra môi trường có thể len lỏi vào thức ăn, nước và không khí (Ảnh minh họa: HCDC).
Nhựa dùng một lần bị vứt bỏ hoặc đốt gây hại cho sức khỏe con người và đa dạng sinh học, đồng thời gây ô nhiễm hệ sinh thái nghiêm trọng. Hiện nay, nhựa được tìm thấy ở khắp mọi nơi, từ trầm tích ở đáy biển sâu nhất đến băng trôi ở Bắc Cực.
Bất chấp những nỗ lực hiện tại, ước tính có 75-199 triệu tấn nhựa đang được tìm thấy trong các đại dương. Nếu con người không thay đổi cách sản xuất, sử dụng và thải bỏ nhựa, lượng rác thải nhựa xâm nhập vào hệ sinh thái dưới nước có thể tăng gấp 3 lần.
Tại Triển lãm Quốc tế về máy, thiết bị ngành công nghiệp nhựa và cao su (VietnamPlas 2024), diễn ra ở TPHCM, ban tổ chức chia sẻ, hiện nay những mối lo ngại liên quan đến sự tích tụ chất thải nhựa trong môi trường tự nhiên ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu xây dựng chiến lược quản lý và tái chế các sản phẩm từ nhựa.
Những tiến bộ trong công nghệ tái chế nhựa và nhựa sinh học có thể giúp giải quyết các vấn đề về môi trường (Ảnh: HC).
Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa thải ra môi trường. Có 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn rác nhựa trong số đó bị thải ra biển, nhưng chỉ 27% được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở và doanh nghiệp.
Tiến sĩ Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, ngành tái chế của Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để phát triển khi quy định EPR (cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong tuân thủ quy định tái chế sản phẩm, bao bì) có hiệu lực thi hành.
Khi đó, doanh nghiệp sẽ tiếp nhận được nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động tái chế. Những tiến bộ trong công nghệ tái chế nhựa và nhựa sinh học sẽ giúp giải quyết các vấn đề về môi trường.
Để tạo ra sự thay đổi tích cực, HCDC tổ chức cuộc thi thiết kế bích chương với chủ đề "Giảm thiểu chất thải nhựa tại cơ sở y tế năm 2024".
Đây là cơ hội để các nhân viên y tế trên địa bàn thể hiện tài năng, sự sáng tạo và lan tỏa thông điệp về việc giảm thiểu, tái sử dụng nhựa hoặc thay thế bằng vật liệu thân thiện với môi trường, cùng nhau nỗ lực xây dựng môi trường làm việc sạch đẹp.
Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 15/10 đến hết ngày 10/11. Nhân viên y tế nộp sản phẩm bằng cách gửi file ảnh qua email hoặc tải lên các nền tảng lưu trữ trực tuyến và chia sẻ liên kết qua email: nuocvasuckhoecongdong.hcdc@gmail.com.
Ngắm loạt máy bay siêu sang dành cho giới siêu giàu "đổ bộ" Đà Nẵng Đây là lần thứ hai hãng máy bay đình đám Gulfstream đổ bộ Việt Nam với một loạt các dòng chuyên cơ dành cho giới siêu giàu. Lần đầu tiên, hãng máy bay đình đám Gulfstream đổ bộ Việt Nam tại triển lãm Air Show tại sân bay Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) vào năm 2022. Xuất hiện tại Đà Nẵng lần này...