Quang Lê: ‘Tại sao phải từ chối hát đám cưới?’
Trước khi đến sân khấu ca nhạc chuyên nghiệp, giọng ca hải ngoại có 10 năm hát miễn phí. Khi ấy, anh làm nghề bán băng đĩa với mức 60 USD/ngày để nuôi dưỡng đam mê ca hát.
- Quãng thời gian 10 năm xin đi hát không thù lao với anh thế nào?
- Đó như một giấc mộng buồn của tôi. Nhiều đêm nằm ngủ mơ, tôi thấy mình đứng trên sân khấu lớn, lộng lẫy, có ánh đèn muôn màu. Hát xong được khán giả vỗ tay, tôi đang vui thì giật mình, hiện thực ùa về.
Tôi mê hát từ nhỏ. Bất cứ nơi đâu có chương trình ca hát, tôi đều xông vào hậu trường, xin các chú ban nhạc, ban tổ chức để được hát. May mắn là chưa có chỗ nào tôi xin mà bị từ chối. Có những nơi xin hát xong, ban tổ chức còn xin số điện thoại để mời lần sau. Quãng thời gian đó, tôi coi như sự chuẩn bị, luyện tập của mình.
- Vậy là ngay từ nhỏ, anh đã xác định sẽ trở thành ca sĩ?
- Ngay từ nhỏ, tôi đã nhìn thấy trong mình hình ảnh của người ca sĩ. Nếu cho tôi rất nhiều tiền, ngồi chơi không, tôi cũng không chịu. Tôi phải hát thôi, không có con đường nào khác.
- Trước khi đến với Trung tâm Thúy Nga, anh đã được Trung tâm Ca dao nâng đỡ và lúc đó anh cũng đã được “mời chào” rất nhiệt tình?
- Lúc tôi chưa nổi tiếng, bác Tô Văn Lai, Giám đốc Trung tâm Thúy Nga khi đó đã nghe tôi hát một bài và gọi điện, đến nhà tôi mời tôi về trung tâm đầu quân. Bác đã nói với tôi một câu: “Trong cuộc đời bác, bác chỉ đến nhà 2 ca sĩ. Trước đây là Như Quỳnh và bây giờ là con”.
Gia đình rất ủng hộ tôi về Thúy Nga. Mẹ nói: “Một ngày dựa mạn thuyền rồng còn hơn suốt kiếp ở trong thuyền chài”. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều vì tôi ơn Ca dao đã giúp đỡ tôi từ con số không. Rất may, anh Trung Từ Lưu là người hiểu chuyện, anh cũng động viên tôi tìm cơ hội mới. Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ lời của anh: “Nếu là tương lai của em, anh không cấm cản. Anh chỉ đủ sức đưa em đi bấy nhiêu, chứ không đủ sức đưa tiếng hát em đi khắp nơi trên thế giới như Thúy Nga”.
- Anh nghĩ trong lĩnh vực nghệ thuật, luôn có nhiều sự cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau giữa các nghệ sĩ?
- Tôi sẵn lòng giúp người khác, không bao giờ sợ mất vị trí của mình trong lòng khán giả. Tôi nghĩ, mình đã được, mãn nguyện, nếu người ta có tài nên cho người ta cơ hội. Hơn nữa, hữu xạ tự nhiên hương. Bao nhiêu người đè ép tôi nhưng tiếng hát của tôi vẫn trong trái tim khán giả đấy thôi.
Tôi thấy cuộc đời rất công bằng. Ông trời cho mình điều may mắn, mình không nên chèn ép người khác. Nếu khán giả đã không yêu mình, dù mình có làm gì đi nữa khán giả cũng không thích. Âm nhạc là món ăn tinh thần, không thể kéo người ta nếu họ không muốn nghe.
- Nghĩa là khi về nước, anh không bị rơi vào tình trạng cạnh tranh, đố kỵ?
Video đang HOT
- Khi ở hải ngoại có nhiều người cùng hát dòng nhạc của tôi, nhưng về đây, tôi không thấy ai. Ca sĩ bây giờ thích hát nhạc trẻ, nhạc teen. Nhiều người cho rằng, dòng nhạc tôi đang theo đuổi là dòng nhạc sến nên không nhiều người hát. Tôi không thấy ai cạnh tranh với mình. Tôi thấy hơi cô đơn vì không thấy ai hát nhạc giống mình cả.
- Anh không sợ ai cạnh tranh nên sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ bí quyết nghề với họ?
- Khi mình tạo dựng được tên tuổi và có chỗ đứng trong âm nhạc thì đương nhiên sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp. Cuộc đời, cái gì của mình sẽ là của mình, không ai có thể lấy đi. Bây giờ tôi có giúp ai nổi tiếng thì tôi vẫn là tôi.
- Về quê hương hát, được khán giả ủng hộ nhiệt tình, anh hài lòng chứ?
- Thời gian về quê hương là bước ngoặt trong cuộc đời ca hát của tôi. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được hát cho đồng bào mình nghe, cho những người cùng dòng máu, cùng nói tiếng Việt. Tất cả tình cảm tôi nhận được đều mặn mà và ngọt ngào lắm. Đó là điều may mắn mà ơn trên đã ban cho tôi.
- Còn điều gì anh khát khao mà chưa làm được?
- Tôi được như bây giờ là tôi mừng lắm rồi, nhưng làm nghề ai cũng có tham vọng. Nếu ai nói không thì tự dối lòng mình. Tham vọng lớn nhất của tôi là được hát mãi mãi. Tôi muốn tiếng hát của mình có ý nghĩa với đời, xã hội giống như khi tôi hát quyên góp được 60 triệu đồng cho nhạc sĩ Vinh Sử chữa bệnh, tôi cảm thấy tiếng hát của mình hữu ích. Tôi vui lắm.
- Xướng ca bây giờ quả là “vô tiền”, xướng ca rất sướng không như quan điểm ngày xưa?
- Nếu là “ xướng ca vô loài”, thì bây giờ không ba mẹ nào phải bỏ tiền để lăng xê cho con trở thành ca sĩ? Nếu như Quang Lê được nhiều người yêu mến, thì gia đình cũng thấy hãnh diện. Bà con xa gần cũng quý mến và tự hào rằng: đây là cháu tôi.
- Nổi tiếng thuộc hàng sao mà anh vẫn hát đám cưới?
- Tôi không ngại chuyện đó. Người ta yêu mến mới nghĩ đến ca sĩ Quang Lê, tại sao tôi phải từ chối lời mời hát đám cưới? Cát-xê họ cũng tự trả. Tôi không hề đòi giá.
- Nói đến cát-xê, có người nói anh thường đòi giá cao?
- Tôi đi tỉnh cát-xê rất rẻ, không cao đâu. Tôi muốn lấy giá rẻ để phục vụ bà con nghèo. Nếu lấy 70-80 triệu đồng/ đêm, chắc chắn người nghèo không bỏ tiền đi xem mình được. Như thế mình sẽ thương mại hóa chứ không phải là phục vụ khán giả. Một sân khấu rất tồi tàn tôi cũng sẵn lòng đứng lên hát vì nếu không về những vùng xa xôi đó, không bao giờ khán giả thấy được mình. Hoài bão của tôi là đem tiếng hát đi đến khắp mọi miền đất nước.
Theo NĐ & ĐS
Cát-sê của sao Việt được tính theo công thức nào?
Thường công thức tính lương của các ca sĩ là lương hát event sẽ bằng với lương hát bar tại các tỉnh, lương hát chương trình sân khấu sẽ bằng với lương hát tại các phòng trà tại thành phố...
Có nhiều loại chương trình với mức cát-sê khác nhau gồm hát event, hát bar, hát tại thành phố (bao gồm chương trình sân khấu và phòng trà) và hát doanh thu tại các tỉnh.
Event
Đây là thể loại chương trình mà các ca sĩ thích hát nhất bởi chỉ cần hát khoảng 3 bài mà lương lại cao nhất. Nếu chương trình có thêm những điều kiện như đeo sản phẩm của nhãn hàng đó khi hát hay ở lại sau khi hát để giao lưu chụp hình thì nghiễm nhiên lương lại cao hơn gấp rưỡi. Event cũng có nhiều kiểu, được trả cao nhất vẫn là hát đám cưới, sau đó là hát hội nghị công ty tại các khách sạn, các event ngoài trời miễn phí thường lương thấp hơn một chút nhưng vẫn là khá cao vì cứ dính đến nhãn hàng thì ca sĩ tha hồ mà đòi giá.
Theo nhiều nguồn tin, giá của Mr Đàm hát đám cưới tại các tỉnh khoảng 15 ngàn USD, anh cùng Mỹ Tâm cũng là 2 ca sĩ có giá lương hát event cao nhất rơi vào tầm 5 đến 6 ngàn USD tại thành phố. Tiếp đến là Hà Hồ khoảng gần 3 ngàn USD. Mốc 2 ngàn USD được đặt ra để phấn đấu hơn cả, Uyên Linh sau VietnamIdol một lèo đạt được mốc này, Thuỷ Tiên, Thu Minh, Lệ Quyên, Minh Hằng cũng đang có giá ở mức này. Còn dưới nữa thì có Hiền Thục, Phương Linh, Văn Mai Hương, các ngôi sao hạng A ngày trước như Lam Trường, Phương Thanh, Đan Trường, Cẩm Ly, Quang Dũng... cũng ở mức xấp xỉ.
Event ngoài trời miễn phí vé vào cổng thường lựa chọn những cái tên đại chúng để thu hút khán giả đến đông như Tuấn Hưng, Khánh Phương, Ngô Kiến Huy, Minh Hằng, Hoàng Thuỳ Linh...Giá event đi tỉnh tuỳ nhãn hàng có thể cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi giá event tại thành phố, lúc này sẽ bao gồm cả chi phí ăn ở đi lại và nhóm múa (nếu có). Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Tuấn Hưng, Thuỷ Tiên, Minh Hằng...thường luôn yêu cầu chương trình phải lo chi phí cho nhóm múa của họ đi cùng. Những chương trình event này ca sĩ rất thích vì thêm lý do là họ không phải lo đóng thuế mà công ty tổ chức sự kiện sẽ đóng thuế thu nhập thay họ.
Bar
Theo công thức chung thì giá event tại thành phố bằng giá hát bar tại các tỉnh thành. Có hai kiểu ca sĩ "ăn" tại các quán bar hơn cả, điểm chung là họ sẽ hát những ca khúc sôi động, nam ca sĩ thì phải thật mạnh mẽ và khuấy động được khán giả, nữ ca sĩ thì phải xinh đẹp, sexy và gợi cảm.
Theo nguồn tin trong showbiz thì Hồ Ngọc Hà gần như không hát bar nữa vì "người ấy" sợ sự phức tạp tại đây mặc dù là một cái tên hot nhất nhì. Còn Thủy Tiên, Minh Hằng, Ngân Khánh... là những ca sĩ nữ luôn bảo đảm doanh thu cho các quán bar khi tên họ được giới thiệu. Trong số 3 ca sĩ này thì Thủy Tiên và Minh Hằng có lương gần như nhau, còn Ngân Khánh thấp hơn chừng 10 triệu.
Thủy Tiên và Minh Hằng là những cái tên được yêu thích ở các quán bar vì phong cách trình diễn của họ.
Những nam ca sĩ mạnh mẽ, biết giao lưu và quậy cực đắt show bar có thể kể tên là Tuấn Hưng, Ưng Hoàng Phúc, Quang Hà, Cao Thái Sơn, Ngô Kiến Huy, Khắc Việt. Ca sĩ chỉ cần hát bar mà khách thích thì có thể 2 tháng hát 1 lần tại cùng một chỗ, showbiz cũng từng đồn rằng có nam ca sĩ hát nhạc teen thời kì đang ăn khách ngoài thị trường, được thoả thuận hát tại một quán bar 5 ca khúc nhưng hát đến ca khúc thứ 3 mà khách không thích thì chủ bar vẫn sẵn sàng lên nhắc khéo để cắt bớt và vẫn trả mức cát-sê như đã thỏa thuận ban đầu.
Chương trình tại thành phố
Chương trình tại các tụ điểm ngoài trời cũng có giá tương đương với hát tại các phòng trà. Nếu event có mức 2 ngàn USD làm chuẩn thì hát tại thành phố các sao thường chạm mức 10 triệu. Tức là 10 triệu đã gọi là giá cao, cao lắm như Đàm Vĩnh Hưng thì gấp 3, 4 lần vì những nơi này lượng khán giả không nhiều nhưng lại làm thường xuyên. Phòng trà nào mời được Mr Đàm, Hồ Hà, Lệ Quyên, Mỹ Tâm thì coi như bảo đảm cho doanh thu của đêm đó thắng lớn.
Phương Thanh luôn biết cách khuấy động sân khấu ngoài trời.
Lệ Quyên luôn là cái tên không thể thiếu ở các phòng trà ca nhạc.
Sân khấu bình dân thì có Hoài Linh cũng bảo chứng cho doanh thu phòng vé đồng thời các sân khấu này là thế mạnh của Phương Thanh, Thanh Thảo vì khán giả vốn thích họ pha trò và họ có khuấy động sân khấu.
Tour lưu diễn tỉnh, chương trình doanh thu
Những ca sĩ "đại chúng" mới có thể tham gia và được mời hát ở các thành phố lớn cũng như chương trình doanh thu tại các tỉnh mà điều này chưa ai qua được Đan Trường. Ông bầu Hoàng Tuấn luôn sắp xếp lịch diễn rất hợp lý, tháng này đi miền Tây thì tháng sau đi miền Trung, sau đó mới là tour miền Bắc, 3 đến 4 tháng thì xoay lại một lần. Nếu chương trình doanh thu chỉ làm 1 ngày bán vé thì giá được tính xấp xỉ event, nhưng giảm khoảng 10 triệu. Còn những tour lưu diễn tỉnh dài ngày, một ngày sẽ diễn chừng 3 đến 4 điểm thì lương Đan Trường trên 10 triệu 1 điểm diễn. Hoài Linh, Phi Nhung cũng có cát-sê xấp xỉ vậy. Ngày trước những show diễn tại các tỉnh thành rất ăn khách, khi đó Lý Hải là "ông vua tỉnh", chỉ sau một thời gian ngắn chăm chỉ chạy show tỉnh anh có thể mua nhà lầu, xe hơi.
Đan Trường và Ngô Kiến Huy là 2 ca sĩ nam hot nhất tại thị trường tỉnh trên khắp cả nước.
Còn những cái tên ăn khách khác tại các tỉnh thành như Tim, Khánh Phương, AkiraPhan, Ngô Kiến Huy, Cao Thái Sơn có cát-sê vào tầm 5, 6 triệu 1 điểm diễn. Còn những ca sĩ chuyên hát tỉnh như Lâm Chấn Huy, Châu Việt Cường, Lâm Chấn Khang... chỉ vào tầm 3 triệu 1 điểm diễn có khi thấp hơn vì diễn bỏ mối cho bầu show. Hiện nay Khắc Việt đang giữ mật độ chạy show nhiều nhất vì liên tục có các hit, mới nhất bầu show kể rằng Khắc Việt đi miền Tây rất ăn khách, điều mà chưa có ca sĩ Hà Nội nào làm được từ trước đến nay.
Theo TTVN
Trương Nam Thành 'lọt bẫy' chân dài Quỳnh Thư Sự ích kỷ, tính toán, lòng ganh ghét đố kỵ, cô em gái đã bày đủ chiêu trò để cướp người tình của chị là nội dung phim truyền hình mới của đạo diễn Lý Khắc Linh. Phim Một nửa yêu thương có sự góp mặt của hai cặp trai tài gái sắc là Diễm Châu - Trương Nam Thành và Quỳnh Thư...