Quảng Đông báo động an ninh vì nguy cơ khủng bố
Lực lượng an ninh ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ngày 11.7 đã được đặt trong tình trạng báo động cao sau khi có thông tin tình báo về khả năng xảy ra vụ tấn công khủng bố, theo tờ South China Morning Post.
Căng thẳng sắc tộc đang dâng cao ở vùng Tân Cương – Ảnh: Reuters
Tờ báo dẫn các nguồn tin thân cận với công an tiết lộ động thái trên diễn ra giữa lúc có những căng thẳng sắc tộc ở vùng Tân Cương. Một chuyên gia chống khủng bố cho biết việc ngày càng nhiều người Duy Ngô Nhĩ sang các trại huấn luyện khủng bố ở Trung Đông đang đặt ra “mối đe dọa lớn” cho Trung Quốc.
Quảng Đông đã trở thành “bàn đạp” cho người Duy Ngô Nhĩ sang Trung Đông qua ngả Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Khoảng 600 người Duy Ngô Nhĩ từ Tân Cương đã chạy sang Syria và Iraq, theo Rohan Gunaratna, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu khủng bố và bạo lực chính trị tại Đại học công nghệ Nanyang (Singapore).
Chuyên gia Gunaratna cho rằng người Duy Ngô Nhĩ đến các vùng xung đột kể trên gây ra mối đe dọa lớn cho Trung Quốc vì họ gia nhập al-Qaeda hoặc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Vấn đề người Duy Ngô Nhĩ đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế sau khi Thái Lan ngày 9.7 cho biết đã trục xuất khoảng 100 người Duy Ngô Nhĩ bị bắt tại nước này từ hồi năm ngoái về Trung Quốc, dẫn đến vụ tấn công đập phá Lãnh sự quán Thái Lan tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn nguồn từ Bộ Công an Trung Quốc cáo buộc các đại sứ quán và lãnh sự quán của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Nam Á đã can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc qua việc cấp giấy tờ tùy thân cho hàng trăm người Duy Ngô Nhĩ từ Tân Cương để họ được phép đến Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Bắc Kinh chưa bình luận về thông tin trên.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Tình báo Mỹ "căng thẳng" trước ngày Quốc khánh 4/7
Trước thềm Quốc khánh, tình báo Mỹ lo ngại về nguy cơ khủng bố chống lại nước Mỹ, được đánh giá là cao hơn khi nào hết kể từ sau vụ 11/9.
Video đang HOT
Mới đây hai cơ quan tình báo cấp trung ương của Mỹ là Bộ An ninh Nội địa (DHS) và Cục Điều tra Liên bang (FBI) đưa ra bản tin tình báo chung để cảnh báo cả dân chúng Mỹ và các cơ quan thực thi pháp luật địa phương của nước này phải cảnh giác cao trước các mối nguy từ các phần tử Hồi giáo cực đoan nói chung và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nói riêng.
Tấn công khủng bố kinh hoàng vào Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York (Mỹ) vào ngày 11/9/2001. (Ảnh: PressTV)
Nguy cơ lớn và hiện hữu
Thực ra tình báo Mỹ vốn có thói quen cảnh báo như vậy trước các ngày lễ quan trọng của nước này. (Do chủ nghĩa can thiệp của mình, Mỹ là một trong các quốc gia có nhiều kẻ thù.)
Tuy nhiên lần này khác biệt đáng kể với các lần trước. Có nhiều dấu hiệu và lý do để người ta phải lo ngại về một cuộc tấn công phá đám vào đúng ngày vui của nước Mỹ.
Các chuyên gia và quan chức Mỹ, bao gồm nghị sĩ Peter King - thành viên cấp cao của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, và cựu Giám đốc CIA Michael Hayden, đều thừa nhận nguy cơ khủng bố cao trong dịp này.
Thực vậy, theo số liệu do Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện Mỹ McCaul cung cấp thì từ ngày 11/9/2001 đến nay, đã có tới 116 âm mưu thánh chiến "cây nhà lá vườn" bị phát hiện ở Mỹ, và một nửa trong số này xảy ra trong 3 năm qua (gần tương đương với thời gian của Nội chiến Syria).
Cảnh sát Mỹ được "vũ trang" ngày càng mạnh để đối phó với các thách thức an ninh. (Ảnh: beforeitsnews)
Cũng mới chỉ gần đây ngay trên đất Mỹ, giới chức nước này đã phá tan nhiều âm mưu khủng bố "lấy cảm hứng" từ tổ chức IS, trong đó có các âm mưu dùng các loại vũ khí khác nhau từ dao, đến mìn tự chế bằng nồi áp suất, nhằm vào các cảnh sát địa phương và nhân viên FBI.
Số người Mỹ theo tư tưởng IS, gia nhập IS và hình thành ý đồ tiêu diệt quân nhân và cảnh sát Mỹ tăng dần theo thời gian.
Theo cựu Phó Giám đốc CIA Michael Morell, "trong 12 tháng qua có khoảng 50 người bị bắt ở Mỹ vì đã bị IS nhồi nhét tư tưởng cực đoan; những người này muốn sang Trung Đông chiến đấu cho IS hoặc nếu ở lại Mỹ sẽ tiến hành tấn công khủng bố".
Trong khi đó bên ngoài lãnh thổ Mỹ vừa nổ ra 3 vụ tấn công khủng bố gần như đồng thời ở 3 nước là Tunisia, Kuwait và Pháp. Trong vụ tấn công Tunisia, một lượng lớn công dân Anh bị giết hại. IS đã nhận trách nhiệm về cả 3 vụ tấn công này.
Các lực lượng khủng bố thường tổ chức gây án vào các ngày lễ đặc biệt nhằm gây tiếng vang. Ngày 4/7 Quốc khánh Mỹ đương nhiên là một thời điểm nhạy cảm. Hơn nữa, năm nay (2015) nó rơi vào đúng dịp "kỷ niệm" tròn một năm IS nâng cấp thành một "caliphate" vắt qua lãnh thổ 2 quốc gia là Syria và Iraq. Đồng thời ngày 4/7 nằm gọn giữa tháng Ramadan năm nay. Trên thực tế IS đã ra lời kêu gọi mọi người Hồi giáo trên toàn cầu hãy tấn công vũ trang các kẻ thù của IS trong tháng Ramadan của người Hồi giáo, từ ngày 17/6 đến 17/7.
Đối thủ khó chống
Đối thủ khủng bố của Mỹ nay khác trước rất nhiều. Chúng đã có "nhà nước" riêng (IS), có mạng lưới ủng hộ toàn cầu, thành thạo về công nghệ thông tin và internet, biết khai thác sức mạnh của công nghệ liên lạc mới để phô trương thanh thế và chiêu mộ người. Không những vậy, chúng còn được hưởng lợi lớn từ sự chia rẽ và khủng hoảng ở Trung Đông (sau cơn lốc Mùa Xuân Arab) và cuộc nồi da nấu thịt ở Syria từ năm 2011.
Một lính đặc nhiệm Tunisia đứng gác ở thủ đô hôm 29/6 sau một tấn công khủng bố ở nước này khiến gần 40 du khách, bao gồm chủ yếu người Anh, thiệt mạng. (Ảnh: UPI)
Bản thân sự ra đời của IS với quy mô như hiện nay đã truyền cảm hứng mạnh cho các phần tử Hồi giáo cực đoan ở các nơi khác ngoài lãnh thổ Iraq và Syria. Các thắng lợi của IS trên chiến trường càng gây thêm hưng phấn cho các phần tử đó.
Mỹ đối mặt đồng thời với cả nguy cơ "sói đơn độc" tấn công riêng lẻ cũng như các cuộc tấn công có sự phối hợp tổ chức giữa các nhóm.
Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện Mỹ McCaul thừa nhận: "Bây giờ không còn là thời của những kẻ chuyên đưa thư cho bin Laden nữa. Đây là thế hệ các tên khủng bố dùng internet một cách đầy am hiểu để tấn công phương Tây, xâm nhập vào nhà riêng và các tầng hầm ở Mỹ để cực đoan hóa các cá nhân, biến họ thành các phần tử nằm vùng thực hiện các âm mưu tấn công nước Mỹ".
Ông này đặc biệt lo ngại IS có thể chiêu mộ người Mỹ từ xa và dùng những tân binh này để đánh Mỹ từ bên trong.
Có thể thấy 3 xu hướng liên quan đến IS: 1- Chúng tuồn người của mình ra các nước khác để phá hoại, 2- Các phần tử thuộc các phái cực đoan tự nguyện đứng dưới lá cờ của IS, và 3- Trước các tuyên truyền của IS, nhiều người đã tự biến đổi theo hướng trở thành các phần tử Hồi giáo cực đoan.
Trước thực tế này, ngành tình báo Mỹ chắc chắn sẽ phải hoạt động cật lực trước và trong ngày lễ 4/7.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Jeh Johnson không chỉ cảnh báo về nguy cơ khủng bố mà còn nói rằng bản thân họ cũng phải điều chỉnh các biện pháp an ninh, cả công khai và bí mật, để bảo vệ người dân Mỹ.
Nghị sĩ McCaul đã giới thiệu một dự luật về việc lập một ủy ban chuyên trách cấp liên bang, nằm trong Bộ An ninh Nội địa, với nhiệm vụ chuyên về chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực.
Cựu Giám đốc CIA, Michael Hayden, thì đưa ra một giải pháp mạnh tay hơn. Theo ông, cách phòng thủ tốt nhất là tấn công mạnh vào IS ngay ở Trung Đông để chúng khỏi huênh hoang về các chiến thắng quân sự của mình và tiếp tục lôi kéo người Hồi giáo trên quy mô toàn cầu.
Nhưng có lẽ tình hình sẽ không đơn giản như mong muốn của ông Hayden./.
Theo Trung Hiếu/VOV.VN
Mỹ siết chặt an ninh trước thềm Quốc khánh Tại Washington, 9 điểm kiểm tra an ninh được dựng lên để kiểm tra hàng nghìn du khách đến tham dự các sự kiện liên quan đến Quốc khánh Mỹ. Giới chức Mỹ hôm qua (3/7) theo giờ địa phương bắt đầu siết chặt các biện pháp an ninh nhằm đảm bảo an toàn cho ngày lễ Quốc khánh của nước này diễn ra hôm nay.
Một đội cảnh sát chiến thuật của Mỹ (ảnh: AFP)
Bộ An ninh Nội địa và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trước đó đã đưa ra cảnh báo cho người dân cũng như cảnh sát địa phương duy trì cảnh giác trước nguy cơ tấn công khủng bố từ các tay súng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Sau một năm trỗi dậy và thực hiện nhiều cuộc tấn công đẫm máu, mới nhất là hai vụ khủng bố tại Kuwait và Tusinia l àm hàng chục người thiệt mạng, IS đang khiến nhiều quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ hết sức lo ngại. Giới chức Mỹ cho rằng đến nay chưa có thông tin nào về nguy cơ đe dọa cụ thể nhưng một vụ tấn công đơn độc có thể sẽ là thảm họa tồi tệ nhất. Tại thủ đô Washington, 9 điểm kiểm tra an ninh được dựng lên để kiểm tra hàng nghìn du khách đến tham dự các lễ hội và tiệc mừng pháo hoa. Tại thành phố Boston hàng trăm cảnh sát cũng được huy động đảm bảo an toàn cho hàng nghìn người tham dự lễ hội bên bờ sông Charles. Tại thành phố New York, khoảng 7.000 cảnh sát và hầu hết nhân viên chống khủng bố đã được huy động để đảm bảo an ninh cho kỳ nghỉ Quốc khánh năm nay./.
Theo Vũ Hợp/VOV-Trung tâm Tin
[Photo] Nông dân Trung Quốc đổ thanh long xuống ao nuôi cá vì ế Hàng ngày, nông dân một nông trại trồng thanh long ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc phải đổ đi hàng loạt thanh long thối xuống ao cá. Năm nay thanh long ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc được mùa nhưng sức tiêu thụ yếu, cộng thêm nhiệt độ cao nên không bảo quản được lâu...