Quảng cáo tự quản: Chỉ trả tiền tương xứng hiệu quả
Với chi phí tối thiểu – chỉ trả tiền theo kết quả, đề cao tính chủ động của doanh nghiệp và đặc biệt là độ phủ sóng đến hơn 30 triệu độc giả trên 170 website, mô hình quảng cáo tự quản là chiến lược Marketing khôn ngoan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Quảng cáo tự quản hay còn gọi là quảng cáo tự đăng – tự quản (Self-serving Ads) đã tồn tại trên thế giới hơn một thập kỷ qua với khởi đầu là mạng quảng cáo Google Adwords (năm 2000) và sau đó là Facebook Ads (2007). Tuy nhiên, chỉ 2 năm trở lại đây, mô hình này mới “nở rộ” tại Việt Nam khi mạng quảng cáo Admarket Admicro ra đời. Hiện nay, cả nước có trên dưới 10 đại lý cung cấp quảng cáo tự quản này.
Không ít người đã đặt ra câu hỏi vì sao chỉ trong thời gian ngắn, quảng cáo tự quản lại gây được sức hấp dẫn lớn đến như vậy?
Nhanh gọn và linh hoạt
Đúng như tên gọi, quảng cáo tự quản (Self-serving Ads) là mô hình trong đó người mua quảng cáo (doanh nghiệp, cửa hàng) sẽ liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp, tự lựa chọn định dạng quảng cáo phù hợp, tự thiết kế hình thức thể hiện theo phong cách riêng và tự quản lý quá trình chạy quảng cáo.
CPC và CPM là hai sản phẩm điển hình của loại quảng cáo này. Cả 2 đều là hình thức treo banner trực tuyến. Tuy nhiên, nếu CPC (Cost-per-click) là hình thức mà doanh nghiệp sẽ trả tiền theo số lượt độc giả kích chuột vào banner thì CPM (Cost-per-mille impression) là hình thức trả tiền theo mỗi 1000 lần hiển thị của quảng cáo.
Với các mô hình khác, để quảng cáo được lên trang, doanh nghiệp phải trải qua rất nhiều khâu như tìm kiếm nhà cung cấp, thương lượng điều khoản hợp đồng, thanh toán phí, chờ đợi thiết kế, gửi duyệt, chờ đăng,… Khoảng thời gian này kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần, thậm chí lâu hơn. Còn với Self-Serving Ads, lấy trường hợp của Admarket Admicro làm điển hình, bạn chỉ cần đăng ký một tài khoản miễn phí và tự quyết định các thao tác còn lại. Bạn có quyền tạo ra nội dung banner theo ý muốn: từ lên ý tưởng, thiết kế hình ảnh đến bố trí text. Trong quá trình chạy chiến dịch, bạn có thể thay đổi nội dung quảng cáo bất cứ lúc nào mà không cần phải thông báo cho chủ quản website hạ cũ, treo mới. Hoàn toàn bỏ qua các khâu trung gian không cần thiết, tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn nhận được tư vấn từ nhân viên của Admarket Admicro.
Sản phẩm CPC của Admarket Admicro, tính tiền theo số lượt click vào quảng cáo
Bạn có thể mua và chạy quảng cáo tự quản vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, kể cả 12h đêm. Đối với những quảng cáo thúc đẩy bán hàng, khi đã bán hết sản phẩm mà vẫn còn ngân sách quảng cáo, có thể tạm dừng chiến dịch trên trang, đợi nhập đợt hàng mới rồi tiếp tục chạy banner.
Tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu
Khi chưa có CPC/CPM, thông thường các doanh nghiệp mua quảng cáo theo hình thức CPD (Cost-per-duration – trả tiền theo thời gian hiển thị) nên bị cố định về thời lượng, mức giá và số lượng website. Tuy nhiên, với quảng cáo tự quản (Self-serving Ads), thương hiệu dễ dàng “khoanh vùng” đối tượng xem quảng cáo cho phù hợp với từng chiến dịch bằng cách phân vùng địa lý (theo miền Bắc – Trung – Nam hoặc các tỉnh thành phố), theo giới tính, nhóm tuổi, sở thích, lĩnh vực người đọc quan tâm,… Khía cạnh này giúp tối ưu hoá chi phí, tiết kiệm thời gian và doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tiếp cận trúng nhóm khách hàng.
Video đang HOT
2 banner của Mua Chung và Chọn Món là sản phẩm CPM, tính tiền theo mỗi 1000 lần hiển thị
Chỉ trả tiền cho kết quả cuối cùng
Trước đây, doanh nghiệp thường phải trả những khoản phí khổng lồ để được đặt trên các website đại chúng có lượng truy cập lớn thì nay bạn chỉ phải bỏ ra một chi phí chỉ khoảng vài trăm ngàn là được xuất hiện ở vị trí khá thuận lợi. Hệ thống cho phép bạn tự quản lý một cách hiệu quả nhất giữa chi phí và doanh thu. Bạn có thể đặt ngân sách chạy theo toàn chiến dịch, hoặc theo ngày.
Bạn chỉ phải trả tiền khi người dùng quan tâm đến sản phẩm của bạn và click vào quảng cáo. Ví dụ, sản phẩm CPC của Amarket Admicro, giá khởi điểm từ 1.100đ/click. Với ngân sách tối thiểu 100.000đ/ngày, quảng cáo của bạn sẽ được phủ tới hơn 30 triệu độc giả (chiếm 90% độc giả lướt Internet cả nước) thông qua hệ thống 170 website hàng đầu Việt Nam như Dân trí, Kênh 14, CafeF, GenK, Afamily,…
Hệ thống công cụ của quảng cáo tự quản cũng xuất cho bạn các báo cáo số liệu thống kê lượt click, lượt xem, tỉ lệ người biết đến quảng cáo v.v… Các báo cáo được cập nhật minh bạch, thường xuyên, chuẩn xác sẽ giúp bạn thấy rõ tình hình chiến dịch. Từ đó, nhìn ra các phần cần bổ sung, điều chỉnh để quảng cáo của mình đạt hiệu quả cao hơn.
Với chi phí tối thiểu – chỉ trả tiền theo kết quả, đề cao tính chủ động của doanh nghiệp và đặc biệt nhất là độ phủ rộng trên 170 website, hình thức quảng cáo tự quản CPC, CPM đang thực sự là chiến lược Marketing khôn ngoan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị trường Việt Nam.
Theo Genk
Facebook tiêu diệt các dịch vụ câu fan bẩn
Vải thưa không dễ che được "mắt thánh" của Facebook.
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, khi Facebook bùng nổ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam mạng xã hội này đã và đang được biết đến như một kênh marketing, truyền thông chính thống.
Rất nhiều các chiến dịch (campaign) marketing đã dành một ngân sách không nhỏ cho riêng Facebook. Cũng vì thế rất nhiều dịch vụ kiếm tiền trên Facebook cũng được ra đời với muôn vàn chiêu trò và mánh khóe khác nhau. Dịch vụ "câu fan ảo" hay " mua bán fan online" là một chiêu thức marketing bẩn gây khá nhiều khó chịu cho người dùng.
Bán fan ảo, kiếm tiền thật
Đi đầu phong trào "mua bán fan" trên Facebook có thể kể đến Facebook-Ads, đơn vị đang sở hữu một trong những fanpage đông dân nhất Việt Nam là "Nhật Ký". Thời bấy giờ trung bình mỗi một like được rao với cái giá: 1000 - 2000 đ/fan. Một khách hàng muốn có một fanpage 10.000 fan sẽ phải bỏ ra khoảng 10 triệu đồng. Facebook - Ads đã có một khối lượng khách hàng khá lớn với doanh thu khá cao cho việc làm fanpage và "câu fan".
Các mánh khỏe của trang này chỉ bị "lật tẩy" khi một fanpage khác là Tạp Chí Chim Lợn phanh phui vụ việc mua bán fan bằng các cách như: dùng các nick ảo để mời bạn bè like trang, hoặc dùng banner bình chọn Vịnh Hạ Long làm kỳ quan thiên nhiên thế giới nhưng khi người dùng click vào thì lại bấm like một fanpage nào đó.
Sau đó, rất nhiều dịch vụ câu fan được ra đời với mức giá cũng vô cùng cạnh tranh từ giá 1000 đồng, xuống chỉ còn vài trăm đồng. Mức giá sàn cho loại dịch vụ này là 250 đồng/fan. Với trình độ E-marketing còn yếu kém, cũng như cơn lốc marketing mạng xã hội bùng nổ, thì số lượng khách hàng tìm đến loại hình dịch vụ này cũng gia tăng chóng mặt. Trong khi khách hàng còn đang bị "choáng ngợp" với số fan "khủng" và đầy bị động của mình thì những người làm dịch vụ câu fan có thể đút túi riêng đến cả chục triệu đồng.
Sau giai đoạn này, là giai đoạn bùng nổ các ứng dụng bẩn câu fans trên Facebook. Với đủ các ứng dụng khiến người dùng tò mò, đến các loại ứng dụng mang hình ảnh đồi trụy khiêu dâm làm người dùng hiếu kỳ bị vô tình trở thành nạn nhân của trò câu fan bẩn trên Facebook. Cho đến thời điểm này, làm ứng dụng trên fanpage để câu fan vẫn là một trong những mánh khóe được ưa dùng nhất.
Facebook bảo vệ fan thật, "giết" fan ảo
Trao đổi với Phạm Đức Dũng, một trong những người có kinh nghiệm và nghiên cứu, tìm hiểu về social media, chúng tôi được biết: Hoạt động câu fan là một trong những hoạt động kiếm tiền khá đơn giản. Khách hàng của loại hình này đa phần đều chưa hiểu biết rõ về marketing trên Facebook cũng như trên các mạng xã hội.
Bị cuốn theo cơn lốc mạng xã hội, khi chưa tìm hiểu kỹ về mạng xã hội Facebook. Các đơn vị này đã có những quyết định vội vàng, trong đó có việc chi tiền cho các hoạt động như tăng fan, làm nội dung mà không hề tìm hiểu xem hiệu quả của loại hình này đến đâu. Kết quả là tiền vẫn mất, mà hiệu quả không đạt được bao nhiêu. Với việc mạnh tay gần đây của Facebook, gần như các hoạt động câu fan có vẻ suy yếu và phải tìm lối thoát riêng cho mình.
Rất nhiều sim rác được các "nghệ nhân" câu fan sử dụng để kích hoạt tài khoản Facebook ảo, một cách lách luật.
Về việc thắt chặt "fan ảo" của Facebook phải kể đến các biện pháp như: hạn chế số thông báo khi gửi lời mời like page, giới hạn số tin nhắn gửi đi trong một ngày (Khoảng 300 tin với bạn bè và 15 - 20 với người khác. Tất nhiên ngày đầu có thể gửi đi được nhiều hơn bình thường, nhưng những ngày sau sẽ bị hạn chế),
Các thủ thuật như gửi tin lên các page khác để mời like sẽ bị gửi cảnh báo và trang sẽ không nhận thêm được like từ người dùng (block like) hoặc nặng hơn là trang mất quyền bình luận.
Những tài khoản ảo được tạo ra để hỗ trợ việc "câu fan" khi có các dấu hiệu như: Vào nhiều tài khoản với cùng một IP (cùng 1 địa chỉ mạng), các account lâu ngày không đăng nhập, hoạt động, các tài khoản bị report quá nhiều , các tài khoản đi spam (wall post, tag, invite) quá nhiều đều bị Facebook xóa ngay lập tức.
Về mặt dùng ứng dụng câu fan thì thời đầu còn có các ứng dụng mang tính hài hước, giải trí tốt, được cộng đồng ưa thích. Nhưng càng về sau, càng nhiều ứng dụng "nhảm" gây ấn tượng xấu trong cộng đồng. Những người làm ứng dụng lại còn sử dụng tag để spam, gửi thông báo đến hàng loạt bạn bè trong danh sách,... gây khó chịu và rác cho người dùng Facebook. Đặc biệt phải kể đến mánh khóe câu người dùng ứng dụng bằng các nội dung đồi trụy, vô văn hóa gây tò mò cho người dùng
Một fanpage khoảng gần 200.000 like bị block
Facebook đã mạnh tay xóa bỏ hàng loạt fanpage có dấu hiệu "câu fans" bằng ứng dụng như: Đẹp , CDDN, N Shop....và rất nhiều fanpage khác. Các fanpage này đều vi phạm quy chế của Facebook nhưng chưa rõ nguyên nhân bị xóa, một số nguyên nhân được đưa ra có thể lý do như sau:
- Sử dụng các công cụ, thủ thuật để tăng like, tăng lượng tương tác trên Facebook.
- Sử dụng các ứng dụng "bẩn", spam cộng đồng, vi phạm bản quyền, bôi xấu, xúc phạm người khác, nội dung có chứa văn hóa phẩm đồi trụy.
- Các fanpage có dấu hiệu mua bán like.
- Đặc biệt các fanpage có người điều hành là content manager ( một cấp quản lý page ) trở lên đang quản lý các ứng dụng "bẩn" hoặc mua bán like sẽ bị block ngay lập tức. Nghĩa là tất cả các page mà người sở hữu ứng dụng "bẩn" kia đang điều hành sẽ bị block một cách thẳng tay.
Lời khuyên
Bạn Phạm Đức Dũng cũng đưa ra lời khuyên cho các đơn vị muốn làm các dịch vụ E-marketing trên Facebook như sau: Nên tìm đến các chuyên gia tư vấn, hoặc tìm đến các đơn vị có chuyên môn về E-marketing để nhận được dịch vụ tốt nhất. Tránh nghe theo các lời rao vặt trên mạng, với sức ép và sự quản lý chặt chẽ của Facebook thì rất có thể một ngày nào đó các bạn sẽ bị block fanpage mà mình đầu tư công sức lẫn tiền bạc.
Hiện nay trên mạng có rất nhiều bài viết chia sẻ cụ thể cách tăng fan một cách tự nhiên, cũng như làm fanpage một cách hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Dũng còn chia sẻ thêm: Các fanpage có thể tăng thêm 4000 - 20000 like mỗi ngày chỉ với nội dung tốt và cách làm đúng đắn.
Theo Genk
Quảng cáo hướng đối tượng của Facebook khởi đầu ấn tượng Chỉ ba tuần sau khi Facebook chính thức khởi động các quảng cáo có khả năng lựa chọn đối tượng quảng cáo (Custom Audience) bằng danh sách email hay số điện thoại, trang tin TechCrunch cho biết họ đã có những báo cáo đầu tiên về hiệu năng của những mẫu quảng cáo này và chúng khá ấn tượng. Các quảng cáo này...