Quảng cáo trực tuyến và chiến dịch bầu cử
Trong những ngày tranh cử đang diễn ra, Barack Obama, Mitt Romney và những chính trị gia khác đang phủ sóng hình ảnh của mình trên khắp các trang web và phương tiện truyền thông xã hội bằng những quảng cáo nổi bật.
Nhưng liệu những quảng cáo trực tuyến đó có đáng “đồng tiền bát gạo”? Đó là câu hỏi được đặt ra bởi nghiên cứu vừa được công bố tuần này, cho thấy hiệu quả của những quảng cáo trên mạng xã hội Facebook đối với các chính trị gia.
Các tổ chức nghiên cứu đã làm việc với một ứng viên cho một chức vụ trong cơ quan lập pháp nhà nước, người đã mua đủ số lượng quảng cáo mà nghiên cứu kết luận rằng 15.000 người dùng Facebook tại địa phương đã thấy mẩu quảng cáo này trong vòng một tuần. Chiến dịch dành ngân sách 150 USD một ngày cho những quảng cáo đó. Tuy nhiên, Facebook chỉ cho phép mua 40 USD quảng cáo mỗi ngày (hay 280 USD trong vòng một tuần).
Vào cuối tuần, những thăm dò độc lập trong khu vực trên cho thấy 85% số người được hỏi không biết gì về ứng cử viên, chỉ có 11% đã nghe nói đến anh ấy và có ấn tượng tích cực và 46% cho biết họ sử dụng Facebook. Điều đó liệu có nghĩa rằng những quảng cáo trực tuyến nói chung và những quảng cáo trên Facebook nói riêng là lựa chọn tồi cho một chiến dịch chính trị?
Các quảng cáo cho chiến dịch bầu cử tràn ngập trên các phương tiện truyền thông.
Tuy nhiên, phương pháp luận của họ còn nhiều lỗ hổng:
Đầu tiên, 280$ chỉ là tiền lẻ và một tuần chỉ là một đốm sáng trong thế giới quảng cáo chính trị. Cả hai điều đó khiến việc quảng cáo chưa cho thấy hiệu quả rõ ràng.
Thứ hai, chiến dịch này đã mua quảng cáo dạng thị trường của Facebook – loại quảng cáo nhỏ nhất và đơn giản nhất mà Facebook cung cấp. Vẫn chưa có thí nghiệm nào được làm với quảng cáo Sponsored Stories hay các dạng quảng cáo cao cấp hơn của Facebook.
“ Vấn đề lớn nhất là tôi cảm thấy đã không sử dụng đúng loại quảng cáo trên Facebook” Keegan Goudiss của Revolution Media, một kênh truyền thông xã hội vững chắc cho các chiến dịch chính trị tiến bộ nói. Thay vào đó, Goudiss lập luận rằng nghiên cứu lẽ ra phải nên xem xét hình thức Promoted Posts và các mức độ tham gia sau khi click vào quảng cáo. “ Đó là điều quan trọng“.
Thứ ba, nghiên cứu đã hoàn toàn bỏ sót nhân tố quan trọng nhất của Facebook như một nền tảng quảng cáo: nút “Like” – thứ kết nối những người dùng Facebook với một chiến dịch trên một cơ sở vững chắc, như chiến thuật kĩ thuật số của Bradley Portnoy đã chỉ ra (Portnoy cũng nói rằng thuật toán của Facebook ngăn chặn việc một quảng cáo xuất hiện nhiều lần nhằm tránh gây nhàm chán, điều mà không được đề cập trong nghiên cứu).Cuối cùng, nghiên cứu không bao gồm những người dưới 30 tuổi, mặc dù đây là những người dùng thường xuyên nhất trên Facebook.
Video đang HOT
Nếu các chiến dịch quảng cáo trực tuyến không có tác dụng cho các chính trị gia, có lẽ Barack Obama và Mitt Romney đã không sử dụng khoảng 25% ngân sách vào khoản này, một con số được trích dẫn trong nghiên cứu riêng của chính họ. Những nhà nghiên cứu đó cũng thừa nhận họ “ không đủ cơ sở để nói rằng đầu tư vào quảng cáo trực tuyến là không hiệu quả” và kết luận của họ mở của cho những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Theo Genk
15 bức ảnh đẹp nhất trên Instagram về các thành phố lớn trên thế giới
Cuộc thi Social Media Week (Tuần truyền thông xã hội) được khởi động vào hồi tháng 5 vừa qua, với mục đích tìm kiếm 14 bức ảnh đẹp nhất được chụp bằng smartphone tại 14 thành phố.
Tuy nhiên, bên cạnh Instagram, người dùng có thể gửi ảnh tham dự được chụp và chỉnh sửa bằng những ứng dụng khác như Hipstamatic, Camera và Lightbox. Người chiến thắng trong cuộc thi sẽ nhận được phần thưởng tuyệt vời là một chuyến du lịch vòng quanh thế giới.
Cuối cùng, bức ảnh của một người Đức có tên Björn Kocher đã vượt qua hàng ngàn đối thủ khác để giành chiến thắng. Bức ảnh chụp một phần còn lại của Bức tường Berlin lịch sử với dòng chữ "Thế giới quá nhỏ cho các bức tường" (The World is Too Small for Walls) được viết bởi một nghệ sĩ graffiti đã nhận được sự đánh giá cao từ ban tổ chức cuộc thi này. Họ đánh giá rằng "Được xây dựng từ năm 1961 để phân tách sự kiểm soát giữa hai miền Đông Berlin và miền Tây Berlin, bức tường Berlin như một biểu tượng của sự chia rẽ. Bức ảnh này không chỉ phản ánh thành phố Berlin dưới góc nhìn độc đáo, tinh tế của người chụp mà còn là một lời nhắc nhở tới người xem về nguồn gốc của những sự kiện lịch sử trong quá khứ. Thông qua bức ảnh, hy vọng người xem sẽ thấy được tầm quan trọng của công nghệ và các phương tiện truyền thông xã hội (social media) trong việc giúp mọi người chống lại sự áp bức, bất công và chia rẽ dân tộc".
Dưới đây là 15 bức ảnh (do London có hai bức ảnh cùng đạt giải) đạt giải cao nhất của cuộc thi ý nghĩa này:
Berlin (Đức).
Bogota (Colombia).
Doha (Qatar).
Glasgow (Scotland).
Hồng Kông (Trung Quốc).
Jeddah (Ả-rập Saudi).
Los Angeles (Mỹ).
Vancouver (Canada).
Torino (Ý).
Seoul (Hàn Quốc).
Sao Paulo (Brazil).
London - thành phố có hai bức ảnh đạt giải (Anh).
Barcelona (Tây Ban Nha).
Theo vietbao
Mạng xã hội thúc đẩy hợp tác trong DN Những doanh nghiệp khôn ngoan bắt đầu nghiên cứu cách sử dụng công cụ truyền thông xã hội để thúc đẩy hợp tác. Các doanh nghiệp có thể tận dụng mạng xã hội làm kênh liên lạc, tìm kiếm nhân tài, khai thác ý tưởng và thúc đẩy hợp tác giữa các bộ phận. Các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của...