Quảng cáo của BigC Thanh Hóa có hình bánh pháo nổ
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện hai loại ấn phẩm quảng cáo bán hàng cho hệ thống siêu thị BigC có in hình quảng cáo các dây, bánh pháo nổ.
Trên cơ sở báo cáo của Công an tỉnh Thanh Hóa, ngày 25/1, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn hỏa tốc về việc yêu cầu dừng cấp phát và thu hồi các catolog quảng cáo hàng hóa có in hình các dây, bánh pháo nổ.
Ấn phẩm quảng cáo tại siêu thị BigC Thanh Hóa (Ảnh chụp chiều 27/1, hình ảnh pháo dây đã được làm mờ).
Theo đó, một loại ấn phẩm catolog “Khuyến mãi vàng – đón xuân sang” gồm 8 tờ, 16 trang giấy khổ A3 và catolog “Thực phẩm tươi ngon mùa tết”, gồm 6 tờ, 12 trang giấy khổ A4, áp dụng từ 14/1/2014 đến 30/1/2014.
Trên mỗi trang của catolog đều in hình quảng cáo các dây, bánh pháo nổ. Việc cấp phát các catolog quảng cáo này do Công ty cổ phần truyền thông quảng cáo Bưu chính Media post (là công ty con của Công ty Bưu điện và Bưu chính Việt Nam) có trụ sở tại Hà Nội chịu trách nhiệm.
Video đang HOT
Trên ấn phẩm quảng cáo có in hình dây, bánh pháo nổ (hình ảnh đã được làm mờ).
Số lượng catolog cấp phát tại Thanh Hóa 80.000 ấn phẩm mỗi loại và đã cấp phát đến các nhà dân tại 8 huyện, thị xã, thành phố như: Hoằng Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, TX Sầm Sơn và TP Thanh Hóa từ ngày 11/1/2014.
Sau khi phát hiện sự việc nêu trên và Công an tỉnh Thanh Hóa báo cáo, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Đức Quyền đã có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu Bưu điện tỉnh Thanh Hóa và BigC Thanh Hóa không tiếp tục cấp phát các loại ấn phẩm catolog nói trên và lưu giữ số còn lại tại đơn vị chờ xử lý, giao UBND các huyện, thị xã, thành phố phát hiện, thu hồi những ấn phẩm quảng cáo nói trên và phòng ngừa không để tiếp tục phát tán các ấn phẩm đó trên địa bàn.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, đến chiều ngày 27/1, tại siêu thị BigC Thanh Hóa, những tấm biển quảng cáo có nội dung nêu trên vẫn chưa được tháo gỡ và vẫn còn được treo ngay bên ngoài khu vực nhà gửi xe, nằm cạnh đường tránh TP Thanh Hóa.
Những tấm biển có in hình rất rõ ràng những dây, bánh pháo nổ treo taij nơi thu hút rất nhiều người qua lại. Công văn hỏa tốc của UBND tỉnh Thanh Hóa chưa đến hay siêu thị BigC Thanh Hóa “phớt lờ” chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa?
Duy Tuyên
Theo Dantri
Chuyện của ông "trưởng xóm chạy thận"
Chẳng qua bầu bán gì, nhưng bất kỳ người bệnh nào khi đến cư ngụ ở cái xóm này đều đến gặp ông, báo cho ông biết tên tuổi, gia cảnh của mình.
Ông là Nguyễn Văn Tấn, quê ở xã Thụy Vân, Hiệp Hòa, Bắc Giang. Năm nay ông 74 tuổi và đã có thâm niên sống 11 năm ở "xóm chạy thận", ngõ 121 Lê Thanh Nghị (Hà Nội). 11 năm sống ở xóm này là 11 năm ông làm công việc ghi chép, thống kê số lượng bệnh nhân, làm việc với các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương, cũng như các nhà hảo tâm để lo đỡ đần phần nào cho những con người mang số khổ ở đây. Và có lẽ vì thế, ông được mọi người gọi là bác tổ trưởng hay xóm trưởng "xóm chạy thận".
Ông Tấn: "Đã mắc căn bệnh này là không hẹn ngày về".
Một ngày trung tuần tháng 1, khi không khí Tết đang tràn ngập phố phường Hà Nội, chúng tôi đã tìm đến "xóm chạy thận" để gặp ông. Trong căn phòng rộng chừng 10m2, chật ních bởi 2 chiếc giường đơn được ghép bằng mấy tấm ván nhỏ, ông đã kể cho chúng tôi nghe về cuộc sống của những con người ở đây.
Ông tâm sự rằng, "xóm chạy thận" hiện có 114 bệnh nhân đến từ khắp nơi, từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa đến Sơn La, Điện Biên, Thái Nguyên... Mọi người về đây chủ yếu là để chạy thận, lọc máu tại 4 bệnh viện là Bạch Mai, Bưu Điện, Hòe Nhai và Đại học Y. Vì là dân tứ xứ tập trung về đây, lại toàn là người mắc bạo bệnh, sức khỏe yếu, phần lớn là gia đình làm nông nên cuộc sống vô cùng vất vả. Những người như ông còn may mắn là có đồng lương hưu, chứ nhiều người dù bệnh tật, ốm đau vẫn phải bươn chải, vẫn phải tần tảo sớm hôm để kiếm tiền chữa bệnh, tiền nhà, tiền sinh hoạt.
"Tôi là người đỡ khổ nhất ở cái xóm này vì dù sao, tôi vẫn còn có lương hưu, con cái thì đều đã trưởng thành, xây dựng gia đình cả rồi. Chứ nhiều người khổ lắm, có khi vừa rời phòng lọc máu, chạy thận xong, vết kim tiêm vẫn còn đang phải bông băng đã phải lao đi tìm việc, làm đủ nghề, đủ việc để mà kiếm ăn. May nhờ Nhà nước hỗ trợ cho 80 triệu. Mỗi bệnh nhân chỉ mất 5 triệu tiền chạy chữa một năm. Ngoài số tiền đó, hằng tháng còn phải trả tiền nhà, điện, nước, chợ búa sinh hoạt, chưa nói đến việc phải mua thuốc thang bồi dưỡng sức khỏe" - ông Tấn nói.
Vì ông là xóm trưởng lên chuyện to, chuyện nhỏ trong xóm ông đều biết cả. Và theo như những gì ông kể, chúng tôi được biết: Cách đây 11 năm, sau khi phát hiện mình bị mắc bệnh suy thận, vợ con ông đòi cắt cử người xuống chăm ông, ông một mực không chịu vì ông bảo mình còn sức khỏe, còn tự lo được, lúc nào rảnh thì xuống thăm ông cũng được. Thế là ông đã khăn gói xuống Hà Nội và ngụ cư tại "xóm chạy thận" này.
Ông Nguyễn Văn Tấn trò chuyện với PV PetroTimes.
Ngày đầu mới về, thấy xóm không có ai quản lý, cũng chẳng có người đại diện để liên hệ với các cơ quan, đoàn thể chính quyền địa phương, chẳng ai nói, ông tìm đến từng nhà, hỏi tên từng người, hoàn cảnh gia đình, tình trạng bệnh tật... Rồi ông lập một bảng danh sách, mang ra phường, báo cáo với chính quyền địa phương, trước là để địa phương biết còn quản lý và sau nữa là xem các quỹ từ thiện, các quỹ an sinh xã hội có giúp được gì thì đỡ đần cho mọi người. 11 năm ở "xóm chạy thận" này là 11 năm ông làm công việc này và giờ đây, không chỉ chính quyền địa phương, mà rất nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm, mỗi dịp lễ, Tết, khi nghĩ đến những hoàn cảnh bất hạnh ở đây đều tìm đến ông.
Ông nói: "Nhiều khi mình cũng chẳng biết họ là ai, nhưng rồi qua người này, người khác, họ biết số của tôi nên cứ gọi. Có khi người ta gọi chỉ để hỏi thăm tình hình, cuộc sống của các bệnh nhân ở "xóm chạy thận", nhưng cũng có khi họ gọi để nhờ ông tư vấn cho những gia cảnh khó khăn nhất để mà hỗ trợ".
Nói đến chuyện hỗ trợ, ở đây, chúng tôi làm rất công tâm. Có nhà hảo tâm nói tặng quà cho những người ngoài 60 tuổi chẳng hạn, thì nhất nhất chúng tôi chỉ kê danh sách những người ngoài 60, có người thì chỉ tặng quà cho các bệnh nhân nhỏ tuổi thì tôi cũng làm như vậy, không có sự gian dối. 11 năm tôi làm việc này, chẳng có ai phải phàn nàn điều gì cả vì tên tuổi, địa chỉ... đều do mọi người tự khai.
"Tôi làm việc này cũng chỉ vì thấy mọi người ở đây khổ quá, cực quá và cũng là để cho đỡ buồn. Cuộc sống của những người ở "xóm chạy thận" là vậy, chẳng khác nào cây tầm gửi sống nhờ bác sỹ, nhờ gia đình, nhờ bà con lối xóm cả. Lại nữa, những người bệnh như chúng tôi, khi đã vào xóm này rồi, chẳng ai hy vọng có ngày về cả. Vậy nên, họ càng quý, càng tôn trọng quãng thời gian ngắn ngủi mà mình có để sống gần gũi, sống vui vẻ, đoàn kết, thương yêu nhau. Ai ốm, ai đau là xóm lại trích quỹ thăm hỏi. Ai ngã bệnh đột ngột, xóm cũng đều cử người đưa đi bệnh viện, rồi có ai đó ra đi, chúng tôi đều tổ chức viếng và cử người đưa tiễn" - ông Tấn bằng giọng buồn rầu, rưng rưng nước mắt nói.
Theo Công Ngọc
Năng lượng mới
Kinh hoàng đồ chơi 'bom thối' Ngày 17.1, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an H.Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đã tiến hành lấy mẫu số đồ chơi "lạ" đưa đi xét nghiệm để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ nổ khiến 34 em học sinh Trường tiểu học Chu Văn An - thị trấn Đức An phải nhập viện. Hai trong số 34 học sinh...