Quang cảnh Thủ đô Bình Nhưỡng trước “giờ G”
Trong bối cảnh quân độiMỹ,Hàn QuốcvàNhật Bảnđang căng mắt dõi theo mọi động thái từ phía lãnh thổ Triều Tiên, Thủ đô Bình Nhưỡng vẫn hoàn toàn im ắng trước “giờ G”.
Những hình ảnh mới nhất về Thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên vừa được một luật sư người Trung Quốc chụp lại và gửi cho hãng tin CNN đăng tải. Trong những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa qua, Thủ đô của Bình Nhưỡng không hề có dấu hiệu chuẩn bị cho một cuộc chiến dù căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã ở mức đỉnh điểm.
Sống ở Bình Nhưỡng đúng thời điểm nhạy cảm nhất của cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên, vị luật sư người Bắc Kinh cũng vẫn kịp sắp xếp công việc để thưởng thức những danh thắng của Bình Ngưỡng, trong đó có quảng trường Kim Nhật Thành, nơi thường diễn ra các cuộc diễu hành quân sự quy mô lớn.
Là một công dân Trung Quốc, quốc gia vốn duy trì quan hệ đồng minh sâu sắc với Triều Tiên, vị luật sư này khẳng định “không có lý do gì” để Trung Quốc can thiệp vào cuộc khủng hoảng hiện tại. “Người dân Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình nhưng phần lớn đều không tin rằng, chiến tranh sẽ thực sự bùng phát trên bán đảoTriều Tiên, dù căng thẳng lần này nghiêm trọng hơn những sự việc trước đó”.
Thủ đô Bình Nhưỡng vẫn im ắng dù căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã lên tới mức đỉnh điểm.
Buổi sáng yên bình ở Thủ đô quốc gia “kín tiếng” bậc nhất thế giới.
Một hình ảnh hiếm thấy về quảng trường Kim Nhật Thành, khi chỉ có lác đác vài người dân Triều Tiên qua lại.
Video đang HOT
Quảng trường này luôn được biết đến với hình ảnh chật cứng người diễu hành, tràn ngập sắc màu trong những dịp đặc biệt của đất nước.
Những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4, cuộc sống ở Thủ đô Bình Nhưỡng vẫn diễn ra bình lặng, khác hẳn với bầu không khí nóng bỏng bao trùm toàn bộ bán đảo Triều Tiên và lan ra khắp toàn cầu.
Theo vietbao
Bên trong Bình Nhưỡng trước khi phóng tên lửa
Triều Tiên đã chuẩn bị xong cho vụ phóng tên lửa vào bất kỳ lúc nào trong những ngày tới, nhưng không khí ở Bình Nhưỡng không có vẻ đang chuẩn bị chiến tranh.
Phóng viên hãng tin AP tại Bình Nhưỡng cho biết, binh lính vẫn đang làm việc trong các công trình xây dựng, người làm vườn chăm chú tỉa cây, hoa, học sinh sinh viên nô nức đến trường. Không có dấu hiệu nào cho thấy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã lên tới mức cao nhất kể từ cuộc chiến cách đây 60 năm, mà chỉ có vẻ Bình Nhưỡng sắp tổ chức lễ lớn, khi ngày sinh của nhà lãnh đạo sáng lập đất nước đang đến gần.
Năm ngoái, 100 năm ngày sinh nhật của cố chủ tịch Kim Nhật Thành, tức ông nội của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, được kỷ niệm bằng nhiều đoàn xe tăng, binh lính và tên lửa, và một vụ phóng tên lửa mang vệ tinh (nhưng thất bại) mà Mỹ và các đồng minh cho rằng đó là vụ thử tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Vụ thử tiếp theo vào tháng 12/2012 đã thành công, tiếp nối bằng vụ thử hạt nhân dưới lòng đất vào ngày 12/2 năm nay được cho là để cải tiến công nghệ đưa đầu đạn hạt nhân lên tên lửa.
Không khí trên đường phố Bình Nhưỡng vẫn như bình thường. (Nguồn: AP)
Các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc vấp phải hàng loạt đe dọa tấn công của Triều Tiên, đẩy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên mức cao nhất kể từ Chiến tranh Triều Tiên 1953.
Trong mấy ngày qua, Triều Tiên khuyến cáo các đại sứ quán ở nước này và người nước ngoài ở Hàn Quốc di tản vì có nguy cơ sắp nổ ra một cuộc chiến tranh nhiệt hạch. Đây được coi là nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm làm người nước ngoại lo sợ mà gây sức ép lên chính phủ để Washington và Seoul xuống nước, đem lại chiến thắng và củng cố hình ảnh của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.
Tuy nhiên, sau khuyến cáo của Bình Nhưỡng, hầu hết các nhà ngoại giao và sinh viên nước ngoài chưa có vẻ hoảng sợ mà di tản.
Một lính Triều Tiên đứng dưới khẩu hiệu kêu gọi trung thành với nhà lãnh đạo quân đội Kim Joong-un. (Nguồn: AP)
Một quan chức quốc phòng giấu tên của Seoul nói rằng miền Bắc có vẻ sẽ phóng tên lửa vào bất kỳ lúc nào.
Trong hoàn cảnh căng thẳng này, người dân Bình Nhưỡng vẫn sinh hoạt bình thường.
Các phóng viên của hãng tin AP tại thủ đô Triều Tiên cho biết binh lính vẫn đội mũ cứng và làm việc tại công trường xây dựng. Trong những năm gần đây, binh lính Triều Tiên được giao nhiệm vụ xây dựng nhiều dự án đô thị, đặc biệt là sau khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền vào tháng 12/2011.
Binh lính còn tham gia trồng cây, thu hoạch vụ mùa khi đất nước đang trải qua nạn thiếu lương thực trầm trọng.
Triều Tiên thỉnh thoảng vẫn tổ chức thao diễn không kích dân sự, trong đó người dân học cách che cửa sổ và tìm nơi trú ẩn. Nhưng trong những tháng gần đây chưa có đợt nào được tổ chức.
"Tôi không lo gì hết. Chúng tôi tin vào vị nguyên soái trẻ. Thế giới có thể kêu la bất kỳ điều gì họ muốn, nhưng chúng tôi tin vào lãnh đạo của chúng tôi", một nữ hầu phòng ở khách sạn Koryo nói.
"Chúng tôi quyết tâm ở lại và bảo vệ ông ấy đến phút chót. Điều đó có thể khó hiểu đối với thế giới, và những người lo lắng thì cứ đi", cô nhân viên nói.
Nhưng chưa có dấu hiệu gì cho thấy người nước ngoài ở Bình Nhưỡng và Seoul đang tìm nơi trú tránh. Anh và một số chính phủ có đại sứ quán ở Bình Nhưỡng cho biết họ chưa có kế hoạch rút lui ngay, nhưng sẽ tiếp tục đánh giá tình hình.
Nhà nghiên cứu lịch sử James Person cho biết đây không phải lần đầu tiên Triều Tiên cảnh báo các đại sứ quán chuẩn bị cho chiến tranh.
Theo sử gia này, năm 1968, sau khi Triều Tiên tịch thu tàu USS Pueble của Mỹ, Bình Nhưỡng liên tục khuyên các nhà ngoại giao nước ngoài chuẩn bị cho một cuộc tấn công của Mỹ. Các bức điện tín từ phái đoàn ngoại giao Romania ở Bình Nhưỡng bị tiết lộ cho biết các đại sứ quán được hướng dẫn xây dựng boong-ke chống không kích để "bảo vệ người nước ngoài" khi có máy bay tấn công.
Những bức điện tín này rơi vào tay của Dự án phim tài liệu quốc tế về Triều Tiên của Trung tâm Wilson (Mỹ) và được đưa lên mạng.
Person gọi đây là một trong những hành động "phiêu lưu quân sự" của Bình Nhưỡng.
"Năm 1968, một số người lo ngại Triều Tiên sẽ hứng chịu tấn công, nhưng người Triều Tiên rõ ràng là chỉ chuẩn bị để nhận được viện trợ nhiều hơn từ đồng minh", Person nhận xét.
"Tôi nghĩ không khí ngày nay nóng hơn nhiều. Ý tưởng của họ là khiến mọi người hoảng sợ và gây sức ép lên chính phủ Mỹ phải trở lại đàm phán với Triều Tiên".
Đang tìm cách đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán và trợ giúp nhân đạo kể từ khi lên cầm quyền vào tháng 2, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye thể hiện sự giận dữ với điều mà bà gọi là "vòng luẩn quẩn vô tận" của Seoul khi đáp lại hành vi thù địch của Bình Nhưỡng bằng sự thỏa hiệp, điều này chỉ dẫn nhiều thù địch hơn.
Theo 24h
Đằng sau "sự nguy hiểm" của Triều Tiên Dù là đất nước bị cô lập về mọi mặt nhưng những sức mạnh quân sự màBình Nhưỡngnắm giữ đang từng ngày chứng minh cho cả thế giới thấy được sự nguy hiểm trong tay nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un. Triều Tiên thực sự đáng sợ Sẽ hoàn toàn sai lầm khi cho rằng "Triều Tiên không nguy hiểm". Dù Mỹ, Hàn...