Quảng Bình xây Khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê nhà ở xã Lộc Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ ) sẽ được đầu tư 45 tỷ đồng, thi công từ 2018-2020.
Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình cho hay, tỉnh này vừa phê duyệt quyết định xây dựng khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giai đoạn một) ở quê nhà xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.
Khu lưu niệm có tổng diện tích 3,5 ha, gồm 2 phân khu với các hạng mục sẽ được thi công từ 2018-2020, tổng vốn đầu tư 45 tỷ đồng.
Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở quê nhà Lộc Thuỷ. Ảnh: Hoàng Táo
Theo quyết định trên, khu lưu niệm sử dụng kiến trúc nhà truyền thống Việt Nam với mái ngói và kèo bê tông sơn giả gỗ, sảnh vào kết hợp với hành lang bao quanh nhà, hệ thống cửa gỗ thượng song hạ bản, nền lát gạch…
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cho hay, việc đầu tư khu lưu niệm là để nhân dân và khách quốc tế đến thăm, thắp hương kính viếng Đại tướng tại quê nhà; xây dựng nơi đây trở thành địa chỉ giới thiệu khoa học kỹ thuật quân sự, chiếu phim tư liệu lịch sử, cách mạng có liên quan đến sự nghiệp của Đại tướng.
Hiện ở Lộc Thuỷ có ngôi nhà lưu niệm Đại tướng nằm bên bờ sông Kiến Giang. Ngôi nhà gỗ 3 gian này gắn với tuổi thơ của Đại tướng và được dựng những năm đầu thế kỷ 20, đến năm 1947 bị giặc Pháp đốt cháy.
Video đang HOT
Theo ông Võ Đại Hàm (người gọi Đại tướng bằng ông thúc bá), năm 1977, ngôi nhà này được gia đình Đại tướng và chính quyền địa phương phục dựng nguyên trạng trên nền đất cũ. Lúc đầu, địa phương có ý kiến xây ngôi nhà khang trang nhưng gia đình không đồng ý.
Hoàng Táo
Theo VNE
Quảng Bình: Trả thóc để được qua đò đến trường
Không có cầu nên mọi hoạt động giao thương, di chuyển của cả ngàn người dân và học sinh nơi đây chông chênh trên những chuyến đò ngang. Người trong thôn đi lần nào trả tiền lần đó, còn học sinh thì đến mùa trả cho bác lái đò 2 yến thóc mỗi em...
Chông chênh trên những chuyến đò
Là một trong những địa phương nghèo nhất Quảng Bình, thôn Trằm Mé, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch có gần 300 hộ dân với hơn 1200 nhân khẩu, người dân nơi đây sống gần như biệt lập với các vùng lân cận do cách trở sông nước. Hằng ngày, để qua lại, thông thương với bên ngoài, người dân phải đi lại trên những chuyến đò ngang hết sức nguy hiểm.
Hằng ngày, hàng ngàn người dân phải qua sông trên những chuyến đò ngang
Thôn Trằm Mé có một điểm trường tiểu học và mầm non. Hằng ngày, 25 em học sinh cấp 3 và 75 em học sinh cấp 2 phải vượt sông bằng con đò gỗ chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn để đến trường.
Để đi học đầy đủ, các em phải dậy rất sớm để đợi đò vì sau khi sang sông, học sinh cấp 2 phải đi thêm 7km còn cấp 3 phải đi thêm 10km nữa.
Ông Nguyễn Văn Thông, trưởng thôn Trằm Mé cho biết: "Mỗi năm, 100 em học sinh ở đây phải trả cho bác lái đó mỗi em 2 yến thóc".
Trước đây, các em đến trường bằng xe đạp, tình trạng muộn giờ và bỏ tiết xảy ra thường xuyên. Từ khi có xe đưa đón học sinh thì những em nhà có điều kiện đã được bố mẹ đóng tiền 3 triệu đồng/năm để đi xe, còn nhiều em gia đình không có điều kiện thì vẫn phải đi xe đạp.
Mỗi em học sinh cuối năm trả 2 yến thóc cho người lái đò
Mùa nắng còn đỡ, chứ đến mùa mưa lũ, khi mực nước dâng từ 1m trở lên, thì cả thôn bị cô lập với bên ngoài do đò không sang được. Các em học sinh cũng phải nghỉ học cả tuần liền.
Phần vì đi lại khó khăn, nghỉ học nhiều, các em không theo kịp các bạn nên tính trung bình mỗi năm cũng có hơn một nửa số học sinh tốt nghiệp cấp 2 xong rồi nghỉ học đi làm thuê chứ không tiếp tục học lên cấp 3.
Vợ chồng bà Nguyễn Thị Liên (56 tuổi)và ông Phan Xuân Thẩm (60 tuổi) được thôn kí hợp đồng để chèo đò đã 8 năm nay. "Mỗi ngày chúng tôi bắt đầu chèo đò lúc 5h30 sáng và nghỉ vào lúc 19h tối. Mỗi lượt người qua lại chúng tôi thu 2 ngàn đồng, còn xe máy thì 4 ngàn đồng. Ngoài giờ đò chạy, nếu trong thôn ai có việc gấp chúng tôi vẫn chèo và lấy thêm ít tiền" - bà Liên cho hay.
Em Nguyễn Thị Lệ Quyên, học sinh lớp 6B Trường THCS Sơn Trạch cho biết: "Nhà em có ba anh em đi học, em út học tiểu học gần nhà, anh lớn học cấp 3 xa nhất nên được ưu tiên đi xe buýt, còn em đi xe đạp với các bạn. Học buổi chiều nhưng 11h trưa chúng em đã rủ nhau đi vì sợ muộn giờ. Chiều 5h tan học nhưng cũng hơn 6h chúng em mới về đến nhà do đường xa và phải chờ đò".
Trong đợt mưa lũ vừa qua, Quyên và các bạn đã phải nghỉ học 4 đợt, mỗi đợt gần cả tuần nên rất nhiều em đã không theo kịp chương trình học.
Mỗi lượt người đi lại bác lái đò thu 2 ngàn đồng, có xe máy thì 4 ngàn
Không những khó khăn về việc học tập của các cháu, đi lại của người dân mà những lúc đau ốm, sinh đẻ giữa đêm của phụ nữ cũng gặp nguy hiểm.
Nhớ lại lần vượt cạn trên đò, chị Trần Thị Hằng vẫn thấy sợ: "Chuyện cách đây đã 10 năm, nửa đêm hôm đó tôi đau bụng dữ dội, gia đình đi gọi đò để đưa sang sông xuống trạm y tế, đợi đò hơn 20 phút và phải mất thêm 10 phút mới qua được sông, lúc đò còn giữa sông thì tôi đã sinh ngay trên đò". Không chỉ chị Hằng, trường hợp của chị Nguyễn Thị Huế cũng tương tự...
Ở đây, muốn làm một ngôi nhà kiên cố cũng phải chuẩn bị gấp đôi những gia đình ở bên kia sông. Vì vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng... phải mua từ các đại lí, chở về tập kết tại bến rồi mới thuê đò chở qua, chi phí vì thế cũng dội lên rất nhiều.
Từ bao đời nay, hàng ngàn người dân thôn Trằm Mé mong chờ một cây cầu bắc qua sông để thôi không còn cách trở.
Theo Hải Sâm (VNN)
Làng biển Quảng Bình chật vật hồi sinh một năm sau sự cố Formosa Một năm sau sự cố Formosa, những làng chài dọc biển 4 tỉnh miền Trung đang dần hồi sinh. Tuy nhiên, để trở lại như trước, ngư dân phải đối mặt với hành trình còn rất gian nan. 5h sáng hàng ngày, gần trăm cư dân của làng chài Cảnh Dương (Quảng Trạch, Quảng Bình) tập trung ở bãi bến nơi con sông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hà Nội, TPHCM chịu được động đất tối đa bao nhiêu?

Kiểm tra đột xuất, CSGT phát hiện loạt xe máy độ, chế của học sinh

Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng

Nam công nhân nghi bị rượt đuổi, tông đuôi xe đầu kéo tử vong ở Bình Dương

Hối thúc đưa máy bay B727 bị "bỏ rơi" tại Nội Bài về Cam Ranh

40 mỏ vàng vừa được phát hiện ở Tây Bắc ước tính trị giá bao nhiêu?

Xuất hiện clip chọi trâu nghi ở Nghệ An, chính quyền phủ nhận

Vụ 40 học sinh ở TP Thủ Đức nghi ngộ độc: 2 trường tự gửi mẫu kiểm nghiệm

Người đàn ông rơi từ cầu dẫn vào khu mua sắm chợ Đà Lạt xuống đất

6 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Sài Gòn sau cơn mưa dông

Người đàn ông dùng gậy sắt truy sát cả nhà, 3 người thương vong

Tấm bia cổ trấn yểm tại chùa Cầu, Hội An bị phá hoại
Có thể bạn quan tâm

20.000 người tuyên bố ủng hộ "Luật phòng chống Kim Soo Hyun" sau chưa đầy 1 ngày
Sao châu á
08:10:52 02/04/2025
Hành khách tìm cách mở cửa, máy bay Jetstar chở hơn 200 người phải quay đầu
Thế giới
08:08:46 02/04/2025
Hoa hậu Thu Uyên thừa nhận 'đổi đời', không ngại tranh cãi vì show hẹn hò
Sao việt
08:04:43 02/04/2025
Hồ Thu Anh giảm 8kg và tiết lộ cảnh nóng với Quang Tuấn phim 'Địa đạo'
Hậu trường phim
08:02:34 02/04/2025
Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt
Sức khỏe
08:02:25 02/04/2025
Mẹ biển - Tập 12: Tin dữ về, những người phụ nữ làng chài đội tang chồng
Phim việt
07:46:06 02/04/2025
Voọc chà vá chân nâu: Nét chấm phá của thiên nhiên trên bán đảo xanh
Du lịch
07:38:38 02/04/2025
Lưu Diệc Phi ở đỉnh cao nhan sắc, các nghệ sĩ lứa sau thành người hâm mộ
Người đẹp
07:19:44 02/04/2025
Jennie mặc váy xẻ ngực sâu, chiếm trọn tâm điểm ở giải Billboard
Phong cách sao
07:16:15 02/04/2025
Bức phù điêu hàng trăm năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia
Lạ vui
07:10:48 02/04/2025