Quảng Bình: Từ Hàn Quốc về quê trồng rau không cần đất, ai cũng muốn mua, nông dân lãi hàng chục triệu mỗi tháng
Sau nhiều năm làm việc ở Hàn Quốc, anh Nguyễn Hữu Việt, SN 1973, trú tại phường Quảng Thọ, TX Ba Đồn ( tỉnh Quảng Bình) học được cách trồng rau thủy canh.
Anh Việt đã cung cấp ra thị trường các loại rau thuỷ canh chất lượng cao với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Mô hình sản xuất rau thủy canh của anh Nguyễn Hữu Việt (phường Quảng Thọ, TX Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) được nhiều người biết đến. Bởi rau được trồng theo phương pháp thủy canh, đảm bảo chất lượng nên được người dân, thương lái tìm đến tận vườn thu mua.
Anh Nguyễn Hữu Việt, (phường Quảng Thọ, TX Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) trồng rau thủy canh. Ảnh: PV
Trò chuyện với phóng viên báo Dân Việt, anh Nguyễn Hữu Việt, kể: “Năm 1994, tôi sang Hàn Quốc làm nghề đánh cá. Ba năm sau, về quê xây dựng gia đình. Cuộc sống khó khăn, tôi lại xuất ngoại lần hai, lần ba. Quá trình sinh sống và làm việc ở Hàn Quốc tôi đã học hỏi được cách trồng rau thủy canh, có được một ít vốn tôi bàn với vợ quyết định bắt tay vào làm”.
Nghĩ là làm, tháng 7/2019, anh Việt đầu tư nhà màng, trang thiết bị, cây giống với tổng kinh phí hơn 800 triệu đồng trên 700m2 diện tích đất của gia đình.
Clip: Vườn rau thủy canh của nông dân Nguyễn Hữu Việt, phường Quảng Thọ, TX Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình).
Video đang HOT
Vụ đầu tiên, anh trồng 8.000 cây xà lách. Sau 1,5 tháng chăm sóc, anh thu hoạch được 2,1 tấn sản phẩm, bán với giá bình quân 35.000 – 40.000 đồng/kg, thu về 70 triệu đồng, trừ chi phí, lãi đạt trên 50 triệu đồng.
Anh Nguyễn Hữu Việt, cho biết: “Ban đầu tôi trồng rau sạch để phục gia đình, hàng xóm, nhưng tiếng lành đồn xa, thương lái đến đặt mua rất nhiều, sau vụ đầu tiên, tôi đầu tư trồng thêm nhiều loại rau thuỷ canh khác nhau”.
Trên diện tích 700m2, anh Việt, (phường Quảng Thọ, TX Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) đầu tư nhà bạt, trang thiết bị, cây giống với tổng kinh phí hơn 800 triệu đồng để trồng rau thuỷ canh. Ảnh: PV
Theo anh Việt, thời gian mỗi vụ rau thuỷ canh kéo dài tối đa 40 ngày, mỗi năm, anh Việt có thể trồng được hơn 6 vụ.
“Ngoài kiến thức trồng rau thủy canh học được khi đang ở Hàn Quốc. Tôi còn lên internet tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc các loại giống, nhu cầu thị trường, dinh dưỡng của các loại rau. Hiện khu vườn 700m2 của tôi chỉ cần hai người là có thể bảo đảm chăm sóc và bán hàng”- anh Việt nói.
Anh Nguyễn Hữu Việt, (phường Quảng Thọ, TX Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) bên vườn rau thủy canh. Ảnh: PV
Anh Nguyễn Hoàng (trú tại phường Quảng Thọ, TX Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) cho hay: “Gia đình tôi thường mua rau của anh Việt về sử dụng, các loại rau được anh trồng thủy canh nên yên tâm. Trên địa bàn thị xã hiện nay, mô hình của anh Việt đang mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các nghề truyền thống của người dân địa phương, như: Sản xuất nông nghiệp, mây tre đan và khai thác hải sản”.
Từ những hiệu quả ban đầu của mô hình trồng rau thủy canh, thời gian tới, anh Nguyễn Hữu Việt dự định thuê thêm đất để mở rộng vườn rau. Nếu được các cấp chính quyền hỗ trợ, tạo điều kiện thuê đất, anh sẽ đầu tư hệ thống tưới Israel và trồng các loại củ, quả, như: Dưa leo, cà chua, dâu tây… để phục vụ cho bà con và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Rau thủy canh của anh Việt được nhiều người dân, thương lái mua về sử dụng. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Báo Dân Việt, ông Nguyễn Quốc Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình chia biết: “Mô hình rau thủy canh của anh Việt có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây. Dù chỉ mới đầu tư và đưa vào sản xuất chưa được lâu, nhưng mô hình rau sạch thủy canh của anh Việt đã mang lại thu nhập cao, mở ra hướng đi mới phù hợp cho người nông dân trên địa bàn. Sản phẩm rau sạch được khách hàng tín nhiệm, mức giá ổn định, nhu cầu của thị trường lớn”.
Ốc 'lạ' dạt kín bờ biển: Thương lái đến thu mua
Trước hiện tượng ốc lạ dạt kín bờ biển, người dân háo hức kéo nhau ra nhặt về ăn.
Sáng ngày 21/9, sau bão số 5, người dân ven biển Quảng Bình bất ngờ phát hiện một loài ốc "lạ" với số lượng cực lớn dạt vào kín đặc bờ biển. Ban đầu ốc xuất hiện ở phía Bắc Quảng Bình, sau đó lan dần vào bờ biển phía Nam Quảng Bình và ngày càng nhiều hơn.
Chiều 21/9, Đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Thủy sản Quảng Bình chủ trì đã đi thực tế, ghi nhận tình hình tại một số xã biển trên địa bàn. Qua kiểm tra bờ biển ở 3 xã Quảng Đông, Quảng Xuân (huyện Quảng Trạch) và Thanh Trạch (huyện Bố Trạch) thấy có lượng ốc dạt vào bờ dày đặc, số lượng rất lớn. Chỉ riêng tại 3 xã này, ước tính có khoảng hơn 10 tấn ốc còn sống dạt vào bờ biển.
Tối 24/9, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch cho biết đã nắm được thông tin ban đầu về trình trạng ốc dạt kín bờ biển. Về chuyên môn, Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản Quảng Bình đã đến lấy mẫu gửi xét nghiệm và kiểm tra.
Người dân bắt ốc xoắn trên bờ biển
Được biết trong lúc chờ kết quả xét nghiệm, Chi cục Thủy sản Quảng Bình đã thông báo đến các địa phương có ốc dạt vào bờ, khuyến cáo người dân hạn chế ăn loài ốc này, đồng thời đề xuất Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình tiến hành giám sát, kiểm tra chất lượng nước biển tại khu vực xảy ra hiện tượng này.
Trước khi bão số 5 hình thành khoảng một tháng, Chi cục Thủy sản cũng ghi nhận việc ngư dân xã Cảnh Dương khai thác ốc xoắn với số lượng nhiều hơn hằng năm. Mỗi tàu giã cào đánh bắt được 1 tạ ốc/ngày về bán cho thương lái.
Ban đầu người dân nghi ngờ bão số 5 cuốn loài ốc này vào. Tuy nhiên, hết bão loại ốc này vẫn tiếp tục xuất hiện ngày càng nhiều khiến người dân không khỏi hoang mang.
Người dân ở phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn cho cho biết, chưa từng thấy cảnh tượng này bao giờ nên háo hức kéo nhau ra biển nhặt ốc đưa về ăn. Nhiều thương lái đến thu mua chất thành đống rồi chuyển đi bán nơi khác.
Theo các lão ngư ở Quảng Bình, thì đây là một loài ốc có nhiều ở bờ biển các tỉnh phía Nam, còn Quảng Bình rất hiếm. Tên gọi thì mỗi nơi mỗi khác, ốc đinh, ốc xoắn, ốc vít...
Người dân Quảng Bình nhận 'lộc trời' chưa từng thấy sau cơn bão đi qua Hàng tấn ốc, trai biển đổ vào bờ sau cơn bão đi qua ở tỉnh Quảng Bình. Hàng trăm người dân nơi đây kéo nhau ra biển nhặt ốc về ăn trong không khí vui mừng, hạnh phúc. Người dân cho hay, họ chưa từng nhìn thấy cảnh tượng này bao giờ. Trao đổi với PV báo Tiền Phong vào trưa nay (21/9),...