Quảng Bình tồn đọng 3.500 tấn hải sản đông lạnh
Đây là số hải sản được các cơ sở thu mua trước và trong thời điểm xảy ra sự cố môi trường biển.
Hiện nay, tỉnh Quảng Bình tồn đọng 3.500 tấn hải sản đông lạnh đang được bảo quản tại các kho lạnh trên địa bàn. Đây là số hải sản được các cơ sở thu mua trước và trong thời điểm xảy ra sự cố môi trường biển.
Trong thời gian xảy ra sự cố, việc thu mua được thực hiện nhằm hưởng ứng chính sách thu mua tạm trữ thủy hải sản của ngư dân đánh bắt trên vùng biển xa được cho là an toàn, cách bờ biển hơn 20 hải lý.
Video đang HOT
Quảng Bình tồn đọng 3500 tấn hải sản đông lạnh
Tất cả các sản phẩm này đều đã được các cơ quan chức năng cấp giấy xác nhận cá đánh bắt ở các ngư trường xa. Tuy nhiên, người người tiêu dùng vẫn còn e ngại nên tiêu thụ hải sản còn khó khăn. Lượng hải sản tồn đọng lớn gây khó khăn về kinh tế cho doanh nghiệp và nguy cơ ô nhiễm môi trường tại địa phương.
Ông Mai Văn Minh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết: “Hiện nay, thị trường tiêu thụ rất khó. Một là giá cả, hai là người dân cũng không mặn mà với sản phẩm hải sản. Do đó vấn đề tiêu thụ rất khó. Địa phương cũng đang kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, thậm chí là chính phủ để có cơ chế hỗ trợ cho các chủ cơ sở thu mua có hàng tồn đọng. Chúng ta muốn làm sạch tất cả những sản phẩm tồn đọng trong kho, để người dân đưa sản phẩm mới vào, người dân có thể yên tâm tiêu thụ”.
Theo VOV
Hà Tĩnh lên kế hoạch tiêu hủy 8 tấn cá đông lạnh nhiễm cadimi
Cá biển nhiễm chất độc cadimi đánh bắt từ vùng biển Hà Tĩnh và Quảng Bình sẽ được tiêu huỷ bằng cách đốt nóng ở nhiệt độ cao.
Sáng 4/8, ông Trần Xuân Dâng, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, cơ quan chức năng tỉnh này đã lên kế hoạch tiêu hủy 8,1 tấn cá biển có hàm lượng chất cadimi vượt ngưỡng bằng cách đốt nóng ở nhiệt độ cao. Hiện số cá này niêm phong tại 4 kho đông lạnh trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, Lộc Hà, Cẩm Xuyên
Theo ông Dâng, Sở Y tế đang phối hợp với sở Tài nguyên và môi trường Hà Tĩnh thẩm định năng lực của Công ty Môi trường Phú Hà (chi nhánh xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh), xem xét quy trình tiêu hủy, khi nào các bên thống nhất được thì sẽ vận chuyển cá bằng xe chuyên dụng đi xử lý dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng liên ngành.
Hơn 8 tấn cá nhiễm chất độc cadimi đang được niêm phong tại các kho đông lạnh trên địa bàn Hà Tĩnh. Ảnh: Đ.H
Về việc đền bù cho các chủ hàng, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh thông tin sẽ cho cân toàn bộ số lượng cá bị nhiễm chất cadimi, phối hợp với Sở Tài chính định giá theo thị trường, từ đó thống nhất mức giá.
Ông Hoàng Chí Thức, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Môi trường Phú Hà cho biết Công ty đang hoàn thiện hồ sơ để thực hiện hợp đồng tiêu hủy.
Trước đó, ngày 1/8, nhà chức trách Hà Tĩnh tiến hành niêm phong 8,1 tấn cá biển tại 4 kho đông lạnh trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, Lộc Hà, Cẩm Xuyên. Các loại cá chủ yếu là cá mu, cá tre, cá hồng... được đánh bắt từ vùng biển Hà Tĩnh và Quảng Bình khoảng vài tháng trước. Sau khi đưa mẫu đi kiểm tra, kết quả cho thấy tất cả số cá này có hàm lượng kim loại nặng cadimi vượt ngưỡng cho phép.
Cadimi là một kim loại chuyển tiếp tương đối hiếm, mềm, màu trắng ánh xanh và có độc tính, tồn tại trong các quặng kẽm và được sử dụng chủ yếu trong các loại pin. Nuốt phải một lượng nhỏ cadimi có thể phát sinh ngộ độc tức thì, làm tổn thương gan, thận. Các hợp chất chứa cadimi cũng là các chất gây ung thư.
Theo VnExpress
Hỗ trợ người dân vùng biển bị ảnh hưởng bởi sự cố cá chết Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký quyết định hỗ trợ tạm thời người dân một số chính sách để sớm ổn định đời sống và khôi phục sản xuất do ảnh hưởng sự cố môi trường. Người dân xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) và Thạch Kim (Lộc Hà) trở lại bám biển, ổn định đánh bắt, sản xuất. Theo đó, đối...