Quảng Bình: Tỏi Quảng Minh đang ở đâu?
Hơn 50 năm trước, trên những thửa ruộng vốn quen với cây lúa, người dân xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn) đã mạnh dạn cải tạo đất, trồng những cây tỏi đầu tiên để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Trải qua hơn nửa thế kỷ đồng hành cùng người dân địa phương, vượt qua biết bao thăng trầm, tỏi Quảng Minh đang ngày càng chiếm trọn tình cảm của người tiêu dùng, chứng minh được thương hiệu riêng của mình.
Theo người dân địa phương, cây tỏi tía được trồng trên đất Quảng Minh, Quảng Bình từ khoảng hơn 50 năm trước khi một vài hộ dân mạnh dạn chuyển đổi từ diện tích trồng lúa truyền thống sang trồng tỏi vì nhận thấy trồng lúa không cho hiệu quả như mong muốn. Thấy được hiệu quả từ cây tỏi tía, bà con đầu tư mở rộng diện tích, biến cây tỏi tía trở thành loại cây phát triển kinh tế chủ lực của địa phương.
Cây tỏi tía là niềm tự hào của người dân Quảng Minh, góp phần giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Theo thống kê, hiện tại, toàn xã Quảng Minh có khoảng hơn 20 ha trồng tỏi tập trung chủ yếu ở thôn Cồn Nâm, Minh Tiến và rải rác ở thôn Tân Định, Minh Hà. Không phải ngẫu nhiên mà tỏi Quảng Minh lại được ưa chuộng như hiện nay. Để xây dựng thành công thương hiệu cho cây tỏi tía, người trồng phải đầu tư không ít công sức, tâm lực. Mỗi gốc tỏi chứa đựng biết bao mồ hôi và tâm huyết của người trồng. Tỏi là loại cây ưa lạnh, ẩm nên thường được trồng vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 4, khi tiết trời vào đông.
Để cây tỏi cho năng suất, chất lượng cao đòi hỏi phải đầu tư kỹ lưỡng từ khâu chọn giống, trồng và chăm bón. “Tỏi là cây lấy củ, rễ phát triển, nhưng ăn nông nên cần đất tơi xốp, độ pH từ 6-6,5 là thích hợp. Để tỏi phát triển tốt, cho năng suất cao quan trọng nhất là khâu làm đất. Trước khi lên luống, đất phải được cày ải 3-4 lần. Trộn phân chuồng hoai với phân lân hữu cơ, ủ khoảng 2-3 ngày sau đó rải lên các luống đất đã được làm sẵn, rồi dặm tỏi trực tiếp lên phân lân, lấy rơm hoặc lá khô ủ lên.
Sau khoảng 5-7 ngày, cây nảy mầm được khoảng 15 phân thì bắt đầu làm cỏ, bón đạm urê. Nếu thời tiết thuận lợi thì sau khoảng 5 tháng sẽ bắt đầu thu hoạch tỏi. Chính từ những tỉ mẫn, chăm chút trong các khâu như thế nên chất lượng tỏi Quảng Minh không chê vào đâu được”, ông Hoàng Ngọc Lý, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Minh cho biết.
Video đang HOT
Có một thực tế không thể phủ nhận là từ nhiều năm nay, cây tỏi tía đã trở thành cây cứu đói, thoát nghèo cho không ít người dân Quảng Minh. Từ chỗ chỉ được trồng rải rác, hiện nay, tỏi tía được người dân địa phương trồng tập trung với diện tích trên 20 ha. Thôn Cồn Nâm là nơi trồng nhiều nhất trong xã với hơn 12 ha.
“Nhờ cây tỏi mà nhiều năm nay, đời sống các hộ dân ở đây được cải thiện rất đáng kể. Theo tính toán sơ bộ, 1 sào tỏi cho thu hoạch khoảng 5.000 củ. Với giá bán 150.000-170.000 đồng/100 củ với loại to, đẹp; 100.000-130.000 đồng/100 củ loại vừa và 40.000-50.000 đồng/100 củ loại nhỏ thì 1 sào cho thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng; 1ha khoảng 100 triệu đồng. Như vậy bình quân mỗi hộ thu nhập khoảng 10-15 triệu đồng/vụ tỏi, cao hơn rất nhiều so với trồng lúa. Hơn nữa, trồng tỏi, bà con có thể trồng xen được nhiều loại cây khác, như lạc, ớt, cà… để tạo thêm thu nhập”, ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng thôn Cồn Nâm cho biết.
Hiện tại, toàn thôn có khoảng 84 hộ dân trồng tỏi. Có nhiều hộ nhờ cây tỏi mà thoát được đói nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Tiêu biểu như hộ anh Nguyễn Hữu Tịnh. Trước đây, gia đình anh thuộc diện khó khăn của thôn, quanh năm vất vả với mấy sào lúa, không thể trang trải cho cuộc sống với nhiều mức chi tiêu. Từ lúc mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng tỏi, cuộc sống gia đình anh mới dần đỡ hơn. Không chỉ thoát khỏi cảnh khó khăn, vợ chồng anh còn có điều kiện nuôi các con ăn học nên người.
Đối với người dân Cồn Nâm nói riêng, Quảng Minh nói chung, từ lâu cây tỏi không chỉ là “cơm áo” mà còn là niềm tự hào của họ. Hương vị cay nồng, giòn giòn, đậm hương thơm của những tép tỏi đã trở thành thứ gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình. “Tỏi Quảng Minh đang ngày càng được ưa chuộng nhiều nơi, trở nên nổi tiếng trong cả tỉnh. Không chỉ được bày bán ở chợ địa phương và các vùng lân cận, tỏi của chúng tôi còn có mặt tại hầu hết các chợ trên địa bàn tỉnh. Cứ đi đâu thấy những củ tỏi Quảng Minh được bày bán thu hút người mua là niềm tự hào của chúng tôi lại càng nhân lên. Có thể khẳng định chất lượng của tỏi Quảng Minh không hề thua kém với tỏi ở bất cứ vùng miền nào trong cả nước.
Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân, chúng tôi vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho cây tỏi, nên thị trường tiêu thụ chỉ gói gọn trong tỉnh mà chưa thể vươn ra các tỉnh bạn. Đó là một thiệt thòi rất lớn đối với tỏi Quảng Minh. Hi vọng trong một ngày gần nhất, tỏi của làng sẽ có được vị thế xứng đáng như kỳ vọng từ bao đời nay của người dân địa phương”, ông Hoàng Ngọc Lý chia sẻ.
Theo Đào Vân (Báo Quảng Bình)
Nhờ Tết, người trồng rau sạch trúng mánh
Nếu Sở Công Thương TP.HCM nhận định giá cả hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm Tết Đinh Dậu sẽ ổn định, khó xảy ra tình trạng biến động về giá, trên đồng ruộng hiện nay giá rau sạch đã nhích lên hơn 50% so với thị trường ngày thường.
Nhiều hộ nông dân trồng rau phục vụ mùa Tết Nguyên đán tại các vùng làm rau trọng điểm của TP.HCM như: Thới An, Hiệp Thành (quận 12), Thái Mỹ, Trung Lập Hạ (huyện Củ Chi), Tân Quý Tây (huyện Bình Chánh ), Xuân Thới Thượng, Nhị Bình (huyện Hóc Môn)... đều cho rằng, thời gian qua, do thời tiết bất lợi nên lượng rau tết sẽ khan hiếm, giá cả tăng mạnh.
Chợ - tăng, siêu thị - đứng
Anh Phạm Chí Tâm đang thu hoạch khổ qua cung ứng cho thị trường Tết Đinh Dậu. Ảnh: T.Đ
Để chuẩn bị cho thị trường Tết Đinh Dậu, UBND TP.HCM đã thông qua kế hoạch chuẩn bị hàng hóa trên địa bàn với tổng trị giá đến 17.000 tỷ đồng, chủ yếu là nhóm hàng lương thực - thực phẩm. Dự báo giá cả hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm tết sẽ ổn định, khó xảy ra biến động giá, đảm bảo cân đối cung cầu bình ổn thị trường.
Những ngày này, về các vùng sản xuất rau sạch của thành phố mới thấy hết cái tất bật của bà con nông dân. Trên cánh đồng rau sạch rộng 3ha, anh Phạm Chí Tâm (xã Thái Mỹ, Củ Chi) đang lăng xăng cùng nhân công thu hoạch khổ qua. Anh Tâm cho biết, thị trường tết năm nay, lượng rau sẽ khan hiếm do thời tiết cực đoan. "Không chỉ nông dân thành phố, các nơi khác nông dân cũng gặp thiệt hại khi sản xuất rau. Tôi nghĩ lượng rau đổ về thành phố sẽ giảm nhiều so với tết năm ngoái. Thực tế, giá rau trên đồng hiện nay đang tăng cao và sẽ còn tăng cao nữa vào những ngày giáp Tết Nguyên đán" - anh Tâm đánh giá.
Theo anh Tâm, để phục vụ rau tết, năm nay anh trồng 2 loại rau ăn quả là khổ qua và mướp hương. Tính chung, anh sẽ tung ra khoảng chục tấn rau cho thị trường tết thông qua ngõ chợ đầu mối Hóc Môn.
Cũng như anh Tâm, ông Nguyễn Văn Trãi - người trồng gần chục ha rau (xã Nhuận Đức, Củ Chi) cũng bán qua thương lái chứ không qua hệ thống siêu thị. Theo ông Trãi, năm nay ai có rau bán phục vụ thị trường tết sẽ bội thu vì thị trường tết sẽ khan hiếm rau nên giá cả tăng mạnh. "Hiện giá khổ qua trên đồng đã là 12.000 - 13.000 đồng/kg, trong khi ngày thường 7.000 đồng/kg, giá này sẽ còn tăng nữa lúc giáp tết" - ông Trãi nói.
Nếu như nhiều nông dân trồng rau khác bán hàng qua hệ thống chợ, thì ông Trần Văn Nghĩa (xã Tân Nhựt, Bình Chánh) lại bán hàng qua hệ thống hợp tác xã. Tết năm nay, ông Nghĩa dành 4.000m2 đất để trồng khổ qua, cải thìa, cải ngồng phục vụ thị trường, tất cả có khoảng chục tấn rau. "Tôi trồng rau sạch chỉ bán cho HTX Nông nghiệp Phước An. Tết năm nay, HTX tham gia bình ổn thị trường, nên nhìn chung giá mua vào của HTX cũng không tăng" - ông Nghĩa cho biết.
5.000 hộ nông dân vào vụ rau tết
Bà Nguyễn Thị Nhã Trúc - Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, hiện TP có 91 xã, phường trồng rau an toàn với khoảng 5.000 hộ nông dân tham gia cung cấp khoảng 61.000 tấn rau/năm đạt chứng nhận VietGAP. Mùa tết năm nay, Sở giao nhiệm vụ kiểm tra an toàn thực phẩm cho Chi cục Thú y. Riêng về rau an toàn, hiện nay Sở đã kiểm tra các vùng sản xuất rau an toàn đủ điều kiện sản xuất và 2 điểm truy xuất nguồn gốc là HTX Phước Lộc và Phước An.
Cũng theo Sở Công Thương, tại 3 chợ đầu mối thành phố, lượng hàng hoá nhập về dịp tết dự kiến khoảng 8.500 tấn/ngày, chủ yếu là rau củ quả, thịt gia súc, thủy hải sản, chiếm khoảng 60 - 70% thị trường.
Theo ông Trần Văn Thích - Giám đốc HTX Phước An, HTX đảm bảo đủ số lượng rau, củ, quả cung ứng cho thị trường tết, khoảng 5 - 6 tấn/ngày. "Vì tham gia bình ổn giá thị trường của thành phốtrong mùa tết nên hàng hóa của HTX bán ra thậm chí giảm 20%. Chúng tôi sản xuất theo kế hoạch nên không chạy theo giá thị trường"-ông Thích khăng định.
Theo Danviet
Sản xuất lúa theo VietGAP, nông dân hưởng lợi kép Chuyển đổi sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ giúp nông dân xã Yên Thái, huyện Yên Mô (Ninh Bình) giảm chi phí, tăng năng suất, mà còn tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng cao, đồng đều, an toàn cho người sử dụng và môi trường. Chi phí giảm, năng suất tăng Hợp tác xã (HTX) Đông Thôn, xã...