Quảng Bình: Tiêu hủy đàn lợn rừng lai bị dịch tả lợn châu Phi
Sau khi các ổ dịch tả lợn châu Phi phát hiện tại các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Lệ Thủy, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình triển khai nhiều biện pháp hòng chặn đứng sự lây lan. Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện cả ở đàn lợn rừng.
Ghi nhận của chúng tôi tại huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), huyện đầu tiên phát hiện dịch tả lợn châu Phi vào ngày 13/6 vừa qua.
Nơi đây, đàn lợn hơn 100 con của hộ ông Đinh Minh Chính (trú thôn Ba Nương, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) bỏ ăn, li bì kết quả xé nghiệm mẫu cho dương tính với dịch tả lợn châu Phi. UBND huyện Minh Hóa cùng Chi cục chăn nuôi và thú y đã tiêu hủy 50 con trong đàn lợn.
Chốt kiểm dịch động vật đóng trên địa bàn xã Đức Hóa (huyện Tuyên Hóa) luôn có người trực cả ngày lẫn đêm.
Tại xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, là hộ gia đình có lợn bị dịch tả lợn châu Phi, ông Đinh Thái Bình (thôn 4, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) bần thần nói: “Trước đây, đàn lợn rừng lai của gia đình tôi chỉ ăn thức ăn trong vườn. Sau khi phát hiện dịch tả lợn châu Phi, tôi chấp hành tiêu hủy, mất trắng 50 triệu đồng”.
Video đang HOT
Ông Đinh Thái Bình đứng trước chuồng lợn rừng lai trống trơn.
Ông Võ Xuân Trường – Chủ tịch UBND xã Đức Hóa cho biết. “Sau khi UBND huyện Tuyên Hóa công bố dịch tả lợn châu Phi, xã đã nhanh chóng tổ chức triển khai kịch bản ứng phó với dịch theo đúng quy định. Đồng thời, cấm tiêu thụ thịt lợn trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố dịch tả lợn châu Phi”.
Tại huyện Lệ Thủy, dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại 1 hộ chăn nuôi ở xã Thanh Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) khiến 1 con lợn sinh sản, 4 con lợn chuẩn bị sinh sản, 39 con lợn thịt, 6 con lợn con bị mắc bệnh.
“UBND tỉnh Quảng Bình đã ra công văn chỉ đạo. Sở đã thành lập các đoàn kiểm tra, hướng dẫn các địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, ngăn chặn không để dịch phát sinh và lây lan diện rộng” – ông Phan Văn Khoa – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình.
Theo Danviet
ĐBSCL: Dịch tả lợn Châu Phi phức tạp, khuyến cáo không vội tái đàn
Trước tình hình dịch tả lợn (heo) châu Phi diễn biến phức tạp, lan nhanh và rộng ở 12/13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp chống dịch, với các nội dung quan trọng. Trong đó, có việc khuyến cáo người dân không vội tái đàn để giảm thiệt hại.
Tại tỉnh Cà Mau, để tránh nguy cơ dịch bệnh bùng phát trên toàn tỉnh, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, tỉnh đưa ra nhiều giải pháp cấp bách, nhằm ngăn chặn, khống chế dịch bệnh nhanh chóng, tránh kéo dài và giảm thiệt hại kinh tế đến mức thấp nhất.
Tính đến ngày 22/6, tổng số heo bị tiêu hủy trên toàn tỉnh Cà Mau là hơn 280 con. Toàn tỉnh hiện có tổng đàn heo trên 94.000 con; trong đó, có 70.000 con lợn thịt, số lợn đến giai đoạn xuất chuồng, xuất bán khoảng 50%. Phần lớn số lợn này được các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện chăn nuôi thú y chưa đảm bảo và còn lại là lợn con, lợn nái.
Theo đó, tỉnh đưa ra phương án giảm đàn, dự tính thực hiện trong 100 ngày đêm và ước giảm chi cho ngân sách tỉnh 119 tỷ đồng, chi phí thực hiện trên 1,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh hiện có trên 8.200 con lợn nái, phương án bảo vệ và tái đàn lợn nái sẽ được thực hiện bằng cách chọn những trang trại đáp ứng các tiêu chí mua lợn nái và lợn đực giống hậu bị hạt nhân tái đàn.
Các địa phương trong khu vực ĐBSCL đang tích cực triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: NQ.
Về phương án tăng các sản phẩm thay thế thịt lợn được triển khai dựa vào điều kiện của địa phương. Hiện nay, đàn gia cầm của tỉnh Cà Mau ước có 2,7 triệu con. Ngoài ra, diện tích nuôi thủy sản 300.000ha với nguồn cua và cá. Đây là nguồn thực phẩm dồi dào, hàm lượng dinh dưỡng cao có thể cung cấp thay thế cho thịt lợn trong thời gian tới.
Về các phương án phòng, chống dịch, ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao các chủ tịch UBND huyện phải báo cáo ngay trong ngày về việc thành lập, giải thể các chốt kiểm soát. Về tái đàn, khi dịch chưa chấm dứt trên địa bàn tỉnh thì không được tái đàn; khi nào hết dịch, có chủ trương của tỉnh thì mới được thực hiện.
Dự kiến, đầu tuần tới, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau sẽ ký ban hành chính thức thực hiện các phương án này.
Tại tỉnh Bạc Liêu, ngày 31/5, ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đầu tiên ở ấp B1, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. Mặc dù ngành chức năng và địa phương đã huy động lực lượng khoanh vùng dập dịch, nhưng dịch bệnh lây lan nhanh ra một số xã, thị trấn trên địa bàn gồm: Xã Châu Thới, Châu Hưng A, Long Thạnh, Vĩnh Hưng A và thị trấn Châu Hưng. Sau đó, tại TP.Bạc Liêu, dịch tả lợn Châu Phi cũng xuất hiện ở nhiều địa phương.
Các phương tiện đi qua hố sát trùng tại một chốt kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi ở TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Chúc Ly.
Trước dịch tả lợn châu phi bùng phát, các huyện, thị xã còn lại trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến tất cả hộ chăn nuôi về công tác phòng, chống dịch bệnh, xây dựng hệ thống phòng dịch; thành lập các chốt kiểm dịch động vật, chốt chặn 24/24 tại các cửa ngõ chính, kết hợp kiểm tra lưu động ở các tuyến đường sông, bến phà, các điểm giết mổ, mua bán và các điểm chăn nuôi tập trung.
Ông Nguyễn Thanh Bình (ngụ ấp Hòa Thạnh, xã Long Điền, huyện Đông Hải), cho hay: "Tôi tiến hành rải vôi xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cách 2 - 3 ngày sát trùng một lần, trộn men tiêu hóa cho nó ăn để tăng sức đề kháng lên và cho ăn khoảng 70% bụng".
Theo ngành thú y tỉnh Bạc Liêu, nguyên nhân bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây lan trên địa bàn là do mầm bệnh lây từ khâu vận chuyển thức ăn gia súc từ vùng dịch tỉnh Sóc Trăng sang. Ngoài ra, Bạc Liêu có nhiều tuyến đường bộ, đường sông, cửa ngõ giáp ranh với tỉnh bạn, hàng ngày lượng lợn vào phúc kiểm, vận chuyển qua địa bàn tương đối lớn...
Theo ông Nguyễn Quang Dương - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, chống dịch tả lợn Châu Phi như chống giặc, cho nên tuyệt đối không được làm giờ hành chính. Cán bộ chống dịch phải lăn lộn xuống cơ sở, đồng thời các ngành chức năng phải hết sức chủ động ở tất cả các khâu chống dịch và ngăn dịch lây lan trên diện rộng.
Hiện các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL đang tích cực chỉ đạo ngành thú y, các địa phương tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi. Đặc biệt, khuyến cáo trong thời gian có dịch, người chăn nuôi không tái đàn để giảm thiệt hại.
Theo Danviet
Chỉ hơn 1 tháng, dịch tả lợn châu Phi đã "phủ trắng" Phú Thọ Theo thông tin mới nhất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Phú Thọ, tính đến thời điểm hiện tại, 13/13 huyện, thị, thành phố của tỉnh đã có dịch tả lợn châu Phi. Lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi được tiêu hủy tại TP.Việt Trì (Ảnh: Báo Phú Thọ) Theo đó, TP.Việt Trì là đơn vị...