Quảng Bình: Ồ ạt xây nhà ‘đón đầu’ đền bù tại dự án cao tốc Bắc – Nam
Hay tin dự án cao tốc Bắc – Nam sắp được triển khai, hàng chục trang trại, nhà cửa tại H.Lệ Thủy ( Quảng Bình) đã “mọc” lên cấp tốc chỉ sau vài giờ đồng hồ với mục đích chờ được đền bù.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, trên địa bàn H.Lệ Thủy (Quảng Bình) hiện có gần 80 công trình từ trang trại cho đến nhà cửa đang được xây dựng trước và sau khi xuất hiện thông tin dự án cao tốc Bắc – Nam sẽ đi qua địa bàn.
Xuất hiện các công trình tạm bợ
Tại xã Phú Thủy, gần 20 công trình đang được xây dựng, mở rộng. Đáng chú ý, các công trình này đều xây dựng rất tạm bợ, các thanh đòn tay, cột chống mái đều làm bằng gỗ tạp, móng xây cạn, không có trụ sắt.
Một công trình tại xã Phú Thủy (H.Lệ Thủy, Quảng Bình) xây dựng rất tạm bợ. Ảnh BÁ CƯỜNG
Bà N., một trong những hộ dân tại xã Phú Thủy đang xây dựng công trình, cho biết vì cần thêm khu vực chứa vật tư, dụng cụ phục vụ sản xuất nên xây nhà kho rộng khoảng 100 m 2 và “không quan tâm” đến dự án cao tốc Bắc – Nam sẽ đi qua địa bàn. Nhưng khi hỏi đã xin phép xây dựng chưa, bà N. không trả lời cụ thể.
“Tôi chỉ nghe mọi người đồn miệng nhau có dự án cao tốc đi qua đây, nhưng tôi không quan tâm lắm. Gia đình tôi cần khu vực chứa dụng cụ sản xuất thì tôi phải xây thôi”, bà N. nói.
Một trường hợp khác giấu tên cũng trú tại xã Phú Thủy cho rằng việc người dân phải xin phép chính quyền xây nhà dựng cửa ngay trên đất của mình là “vô lý”! Người này cho rằng thiếu chỗ ở nên có quyền xây, miễn là xây trên khu vực đất của mình, có đủ giấy tờ, sổ đỏ không xâm lấn qua phần đất khác thì không vi phạm. Tuy nhiên, công trình này xây dựng cũng rất cẩu thả, thiếu an toàn.
Nhiều hộ dân đã xây dựng các công trình nhà cửa, chuồng trại với lý do phát triển chăn nuôi trên đất vườn, đất trồng cây lâu năm. Ảnh BÁ CƯỜNG
Ông Trần Văn Viễn, Phó chủ tịch UBND xã Phú Thủy, cho biết từ đầu tháng 3, khi có thông tin về dự án tuyến đường cao tốc Bắc – Nam sẽ đi qua địa bàn xã, tình hình xây dựng, sử dụng đất có những diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
“Nhiều hộ dân đã tiến hành xây dựng các công trình nhà cửa, chuồng trại với lý do phát triển chăn nuôi trên đất vườn, đất trồng cây lâu năm. Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã vào cuộc tuyên truyền, vận động người dân cần chấp hành nghiêm các quy định về sử dụng đất”, ông Viễn nói.
Lập biên bản xử lý nhiều hộ xây nhà trái phép
Theo ông Viễn, từ việc nắm bắt thông tin, UBND xã nhận thấy các công trình chuồng trại, nhà kho… không xuất phát từ lý do mà người dân đưa ra (nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất chăn nuôi) mà vì mục đích đón đầu các công trình của Nhà nước đi qua. UBND xã đã kiểm tra, lập biên bản với 13 hộ dân xây dựng nhà cửa trái phép và sẽ tiếp tục nghiên cứu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đòn tay, cột chống mái bằng gỗ tạp thiếu chắc chắn, không đảm bảo an toàn. Ảnh BÁ CƯỜNG
Tương tự, đầu tháng 3, tại các khu vực TT.Nông trường Lệ Ninh, xã Kim Thủy, xã Trường Thủy (H.Lệ Thủy) và xã Vạn Ninh (H.Quảng Ninh), hàng chục công trình ồ ạt mọc lên chủ yếu là trang trại, công trình phụ trợ với diện tích trung bình 150 – 200 m 2… đang gấp rút hoàn thành chỉ sau 1 – 2 ngày.
Ông Nguyễn Xuân Tường, Trưởng phòng TN-MT, Phó chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng H.Lệ Thủy, cho biết khi chủ đầu tư bàn giao cột mốc giải phóng mặt bằng để các đơn vị thiết kế khảo sát thực địa, thống nhất hướng tuyến với địa phương, người dân đã biết được hướng tuyến đi qua. Từ đó, họ ồ ạt xây dựng công trình, chờ đền bù.
“Nhiều hộ dân cố tình tạo lập tài sản trên đất nông nghiệp, đất vườn. Một số trường hợp xây dựng trái quy định. Sau khi nắm được tình hình, huyện đã chỉ đạo các xã đồng thời tổ phản ứng nhanh của huyện kiểm tra lập biên bản để làm cơ sở sau này thực hiện giải phóng mặt bằng đúng quy định. Một số trường hợp vi phạm sẽ không được bồi thường”, ông Tường nói.
Dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Hà Tĩnh – Quảng Trị có 7 dự án, trong đó tại Quảng Bình có 3 dự án (Vũng Áng – Bùng, Bùng – Vạn Ninh, Vạn Ninh – Cam Lộ). Tại H.Lệ Thủy, đoạn Vạn Ninh – Cam Lộ đi qua 5 xã với chiều dài 32 km, dự kiến sẽ có 150 hộ dân trên địa bàn huyện phải giải tỏa, di dời nhà cửa.
Một anh giáo viên dạy Hóa mạo hiểm mang "máy bay" về làng rồi bay khắp cánh đồng miền Trung - Tây Nguyên chăm lúa
Hình ảnh chiếc máy bay phun thuốc, chở phân trên những cánh đồng hay rải hạt trên những mảnh vườn ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã dần quen thuộc với người nông dân nơi đây.
Một đội bay hỗ trợ bà con nông dân đang hoạt động tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, do anh Trần Văn Hùng quản lý. Với 6 thiết bị bay cùng 12 thành viên, đội bay đang đi khắp dải đất miền Trung và khu vực Tây Nguyên để hỗ trợ nông dân.
Đội bay miền Trung Tây Nguyên đi phun thuốc ở Quảng Nam. Ảnh PV
Lực lượng lao động trẻ và trung niên ở nông thôn khan hiếm, giá nhân công ngày càng cao, sự xuất hiện của đội bay được cho là cứu tinh với nhiều thửa ruộng.
"Chúng tôi không ngại khó, không ngại khổ, chỉ sợ bà con vất vả mà không có được thành quả gì" - anh Hùng chia sẻ.
Hiện nay, việc phun thuốc bảo vệ thực vật theo cách truyền thống không chỉ độc hại đối với sức khỏe mà còn không thực sự hiệu quả với cây trồng khi lượng thuốc bằng tay không thể đồng đều.
Những thành viên của đội bay đều là những thanh niên trẻ, có đam mê với công nghệ.
Các thiết bị bay đang dần thay thế người nông dân canh tác nhờ việc thu thập và phân tích dữ liệu tinh vi. Qua đó, có thể phát triển các kỹ thuật canh tác chính xác, sẽ tạo ra năng suất cao hơn với ít tài nguyên hơn.
Thiết bị bay không người lái bảo vệ thực vật có thể được vận hành từ xa, tránh nguy hiểm cho nông dân phun thuốc khi tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật và đảm bảo an toàn cho hoạt động phun thuốc.
"Theo tính toán, thiết bị bay phun thuốc bảo vệ thực vật có diện tích hoạt động trong một ngày lên đến tối đa 80 ha, hiệu quả gấp hàng chục lần so với việc phun thuốc thông thường", anh Hùng cho hay.
Những buổi đầu đi phun trình diễn của đội bay.
Mang "máy bay" về làng
Ý tưởng đem "máy bay" về làng xuất phát từ khi anh Hùng đang là một giáo viên dạy Hóa học tại trường Trung học phổ thông Thừa Lưu, Thừa Thiên - Huế. Bằng khát khao thay đổi nông nghiệp lạc hậu hiện tại ở địa phương, phần vì niềm đam mê với công nghệ, anh mạnh dạn đầu tư vào thiết bị bay nông nghiệp để canh tác tại quê nhà.
Lúc đó, thiết bay đã khá phổ biến tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa hơn nhất nhì Việt Nam, nhưng tại các tỉnh duyên hải Miền Trung Tây Nguyên, nông dân chưa được tiếp cận với công nghệ mới này.
Anh Hùng là một trong những người tiên phong vừa giúp bà con nhận thấy tiềm năng của thiết bị bay phun thuốc, vừa đưa công nghệ mới này về với làng quê.
Đội bay Miền Trung Tây Nguyên mang máy bay lên đến vùng cao ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh PV
Sau khi phun thử nghiệm cho mảnh ruộng nhà của mình thành công, anh đào tạo 2 thanh niên ở địa phương trở thành "phi công" và cùng bắt đầu hành trình.
Ban đầu, cũng có những người nông dân còn e ngại về cách làm mới này. Nhưng hiệu quả của việc sử dụng thiết bị bay trong canh tác nông nghiệp được thể hiện rõ trên cánh đồng, tiếng lành đã đồn xa. Các thiết bị bay của đội anh Hùng tiếp tục cất cánh ở nhiều làng quê khác.
Ban đầu người dân còn nghi hoặc về dịch vụ phun thuốc, họ đã quen với nông nghiệp truyền thống.
Hiện tại, đội bay đã tiếp cận đến các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Bình Phước, Phú Yên...
Anh Hùng cho biết: "Cả đội chúng tôi đã làm việc bằng tất cả đam mê, không sợ lỗ, không cần lãi, vì chúng tôi biết, tiềm năng của thiết bị bay không người lái trong tương lai như thế nào".
Điều quan trọng nhất, như anh Hùng tâm niệm, đó là chinh phục được bà con nông dân tham gia vào quá trình canh tác nông nghiệp hiện đại, thay đổi tư duy trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Quảng Bình: Ngư dân trúng đậm mùa ruốc, cá trích nhưng sao ai cũng thở ngắn than dài? Ngư dân Quảng Bình đang trúng đậm mùa ruốc, cá trích nhưng do giá bán thấp trong khi chi phí xăng dầu cho chuyến biển tăng cao khiến thu nhập của ngư dân giảm mạnh. Những ngày này, dọc ven biển tỉnh Quảng Bình, không khó để bắt gặp cảnh thuyền cào ruốc, đánh cá của ngư dân cập bến với khoang đầy...