Quảng Bình: Nuôi lợn công nghệ cao, trồng rau tiến vua, nông dân Quảng Trạch tăng thu nhập
Những năm qua, huyện Quảng Trạch ( Quảng Bình) đã lồng ghép thực hiện phong trào “ Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Nhờ đó, nhiều hộ nông dân nâng cao thu nhập, bộ mặt nông thôn nhiều khởi sắc.
Anh Trần Văn Công (ở xã Quảng Phương, Quảng Trạch) đã tận dụng diện tích đất 1,5ha đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại để chăn nuôi lợn. Với sự cần cù, chịu khó và “dám nghĩ dám làm”, anh đã mạnh dạn nuôi 30 con lợn nái và 200 con lợn thịt. Trung bình mỗi năm, mô hình chăn nuôi lợn đã mang về lợi nhuận trên 200 triệu đồng cho gia đình anh.
Không chỉ đầu tư các mô hình chăn nuôi, trồng trọt mang lại giá trị kinh tế cao, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Quảng Trạch còn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để hạn chế rủi ro và nâng cao giá trị kinh tế.
Video đang HOT
Mô hình trồng măng tây xanh ứng dụng công nghệ cao ở huyện Quảng Trạch. Ảnh:N.N
Sau nhiều năm chăn nuôi thất bại do ảnh hưởng của dịch bệnh, năm 2015, ông Nguyễn Văn Dương (thôn Tú Loan 1, xã Quảng Hưng) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại theo mô hình ứng dụng công nghệ cao để chăn nuôi lợn.
Đây cũng là hộ nông dân đầu tiên đầu tư cơ sở chăn nuôi lợn theo mô hình ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Quảng Trạch.
Theo ông Trần Văn Dũng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quảng Trạch, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Quảng Trạch đã linh hoạt gắn việc triển khai phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” với lộ trình xây dựng NTM.
Trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt ra đời, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ cho phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
“Thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ tích cực khuyến khích hội viên tích cực thực hiện bằng cách lồng ghép vào các phong trào thi đua; khuyến khích các hội viên tăng gia sản xuất, xây dựng các mô hình trang trại, gia trại” – ông Trần Văn Dũng cho biết thêm.
Phát triển cây dược liệu trên đất Quan Sơn
Những năm qua, dựa vào lợi thế, tiềm năng của địa phương (có độ che phủ rừng chiếm trên 87% đất tự nhiên), huyện Quan Sơn đã quan tâm phát triển các loại cây dược liệu dưới tán rừng, vừa tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Cây dược liệu được trồng tại xã Sơn Thủy.
Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả công cuộc giảm nghèo bền vững; tháng 3-2018, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa đã xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây dược liệu tại huyện Quan Sơn, quy mô 5 ha (trong đó có 2 ha hà thủ ô đỏ, 2 ha thổ phục linh và 1 ha mã tiền) với 30 hộ dân tham gia. Kinh phí thực hiện dự án trên 3,5 tỷ đồng; trong đó Nhà nước hỗ trợ hơn 1,6 tỷ đồng, số kinh phí còn lại tự huy động các nguồn hợp pháp khác. Để nhân rộng và phát triển cây dược liệu, huyện Quan Sơn đã quy hoạch vùng trồng dược liệu tập trung có chất lượng cao tại Vũng Cộp, bản Chanh, xã Sơn Thủy, quy mô 250 ha. Đồng thời, mời doanh nghiệp tư nhân sản xuất thuốc y học cổ truyền Bà Giằng Thanh Hóa vào đầu tư, liên kết sản xuất (là đơn vị hợp tác, liên kết đầu tư xây dựng vùng trồng cây dược liệu, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho bà con nơi đây)... Do vùng đất Vũng Cộp khí hậu ôn hòa, mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 18 độ C đến 25 độ C, độ cao khoảng 1.200m so với mặt nước biển, đất đai phù hợp, nên cây dược liệu trồng nơi đây cho năng suất cao, chất lượng tốt. Sau hơn 3 năm xây dựng, người dân xã Sơn Thủy đã phát triển được hàng trăm ha cây dược liệu. Hàng năm, cung cấp khoảng 160 tấn quả sa nhân, 60 tấn mã tiền, 75 tấn hà thủ ô tươi, 60 tấn thổ phục linh... tạo nguồn dược liệu tươi có chất lượng cao cho các doanh nghiệp chế biến. Một số loại dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao, như: mã tiền, hà thủ ô đạt 400 triệu đồng/ha; thổ phục linh đạt 200 triệu đồng/ha... Việc áp dụng thành công dự án, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng giá trị sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Thay đổi thói quen canh tác nhỏ lẻ, tự phát, trồng cây có giá trị thấp sang trồng theo mô hình công nghiệp có giá trị cao.
Phát huy kết quả đạt được từ mô hình trồng dược liệu tại xã Sơn Thủy, đầu năm 2021, dự án trồng cây quế dược liệu theo hướng công nghệ cao của gia đình ông Vi Văn Lợi, ở bản Khạn, xã Trung Thượng được triển khai thực hiện với tổng diện tích 30 ha. Dự án được hỗ trợ thực hiện theo Nghị quyết 192/2019/NQ-HĐND ngày 16-10-2019 của HĐND tỉnh, về việc ban hành chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025. Ngoài hộ ông Lợi, tại bản Cha Lung, xã Tam Thanh còn có các hộ ông Lữ Văn Lý (trồng 10 ha), Hà Văn Nượng (trồng 15 ha), Hà Văn Thám (trồng 10 ha)... Hiện cây quế dược liệu đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển tốt.
Quế là loại cây đa tác dụng, cung cấp tinh dầu làm dược liệu cho các ngành dược phẩm, mỹ phẩm. Đồng thời, cũng là nguyên liệu gỗ cho ngành chế biến lâm sản, sản xuất đồ mỹ nghệ và có tác dụng phòng hộ, có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Mặc dù vòng đời của cây quế là 15 năm nhưng việc thu hoạch sản phẩm có thể thực hiện từ năm thứ 5 khi tiến hành tỉa thưa và tỉa cành, lá. Tổng chi phí cho trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng quế cho mỗi ha trong 15 năm khoảng 160 triệu đồng. Còn tổng thu bắt đầu từ năm thứ 5 cho mỗi ha khoảng 1,2 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân khoảng 1,05 tỷ đồng/ha; lợi nhuận bình quân 1 năm khoảng 70 triệu đồng/ha. So với cây keo lợi nhuận bình quân chưa đầy 2 triệu đồng/ha/năm thì rõ ràng trồng quế cho thu nhập cũng như hiệu quả kinh tế vượt trội...
Kết quả đạt được từ những mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn huyện Quan Sơn bước đầu khẳng định hiệu quả của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong việc trồng và phát triển cây dược liệu. Qua đó giúp giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị đất canh tác, sử dụng tài nguyên nước bền vững, hợp lý. Nhiều mô hình được đầu tư hiệu quả cho thấy sự mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện hiệu quả quá trình tái cơ cấu nông nghiệp của huyện. Đồng thời, góp phần thay đổi tập quán sản xuất, tận dụng được lao động nông nhàn, khai thác tốt thế mạnh từng địa phương để phát triển một cách ổn định, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp cũng như góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương... Để phát triển loại cây trồng này, thời gian qua huyện Quan Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp cùng chung tay tham gia phát triển các sản phẩm dược liệu. Đồng thời quy hoạch, bố trí đất đai, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất; ưu tiên phát triển hệ thống đường giao thông, công trình thủy lợi và hệ thống điện... trong vùng sản xuất tập trung tại khu trồng dược liệu. Bên cạnh đó, huyện đã tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm lợi thế, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường tiêu thụ, gắn với chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn. Có chính sách tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất.
Để phát huy kết quả đạt được, thời gian tới huyện Quan Sơn tiếp tục triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện các mô hình như: cải tạo giống cây dược liệu, nhân rộng các giống cây chất lượng và giá trị cao, khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Ứng dụng công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân trong quá trình triển khai thực hiện các mô hình; chú trọng giới thiệu, biểu dương những gương điển hình tiên tiến, sáng kiến, bài học kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất. Huy động tích cực và linh hoạt, tranh thủ lồng ghép tất cả các nguồn vốn theo phương châm, đa dạng hóa các nguồn vốn và hình thức huy động vốn từ bên ngoài. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của xã, huyện; đảm bảo sử dụng ngân sách đúng mục đích, có hiệu quả; tăng cường nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu.
Có một nơi giúp nông dân Bạc Liêu tiêu thụ sản phẩm, còn tận tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác Nhiều hợp tác xã (HTX) ở Bạc Liêu thực hiện bao tiêu sản phẩm, hướng dẫn nông dân sản xuất hiệu quả... Từ đó, nhiều xã viên xem HTX là mái nhà chung, chung sức xây dựng kinh tế tập thể. HTX bao tiêu sản phẩm cho nông dân Tại tỉnh Bạc Liêu, thời gian gần đây hoạt động khu vực kinh tế...