Quảng Bình: Nuôi chim bé như nắm tay mắn đẻ, một nông dân lời 1 tỷ/năm
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, thôn Nam Hồng, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch ( Quảng Bình) đã thành công với mô hình nuôi chim cút. Hiện nay, với quy mô nuôi 13.000 con chim cút, gia đình chị Nguyệt có lãi khoảng 1 tỷ đồng/năm.
Mặc dù ở một xã biển có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, tuy nhiên với sự nhạy bén trong cách làm kinh tế chị Nguyễn Thị Nguyệt ở thôn Nam Hồng xã Nhân Trạch huyện Bố Trạch đã biết tìm cho mình loại con nuôi phù hợp để đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là con chim cút.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt (trái) giới thiệu về mô hình nuôi chim cút của gia đình.
Sau tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng và được sự tư vấn của Hội nông dân xã, nhận thấy chim cút là loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao và là con nuôi mới ở địa phương, năm 2016 chị Nguyễn Thị Nguyệt đã mạnh dạn đầu tư nuôi loài chim này.
Video đang HOT
Với 300 triệu đồng vốn ban đầu, chị Nguyệt làm chuồng với diện tích gần 300m2 và mua 2.000 con chim cút về nuôi.
Theo chị Nguyệt, ưu điểm của nuôi chim cút đó là loài gia cầm này ít dịch bệnh, khả năng sinh sản nhanh. Chỉ sau 45 ngày kể từ khi mua con giống là chim cút đã có thể đẻ trứng.
Đặc biệt trứng chim cút giàu chất dinh dưỡng, giá cả phải chăng nên được thị trường ưa chuộng và dễ bán.
Hiện nay, trang trại nuôi chim cút của gia đình chị Nguyễn Thị Nguyệt đang duy trì 13.000 con chim cút. Với việc cung cấp ra thị trường trứng chim cút, chim cút giống và chim cút thịt thương phẩm, mỗi năm trừ hết mọi chi phí gia đình chị Nguyệt thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Cần phun hóa chất diện rộng ngăn dịch sốt xuất huyết ở nơi nguy cơ cao
Thời tiết đang thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nguy cơ số người mắc bệnh tiếp tục gia tăng mạnh nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
Người dân thau rửa các dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy. (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong những tuần gần đây số mắc sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương và đã có trường hợp tử vong.
Để tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, ngày 3/7/2020, Bộ Y tế đã có Công văn số 3608/BYT-DP gửi 12 Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố liên tục ghi nhận số mắc sốt xuất huyết hàng tuần cao là Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Thời tiết hiện nay đang thuận lợi cho sự phát triển và gia tăng mật độ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nguy cơ số người mắc bệnh tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới nếu các cơ quan chức năng không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, không để dịch lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Nhân dân 12 tỉnh, thành phố nói trên tiếp tục quan tâm chỉ đạo các địa phương trên địa bàn tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
Trong đó, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố cần giao cho Ủy ban Nhân dân các cấp trực tiếp chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa việc diệt loăng quăng và bọ gậy trên địa bàn ngay trong tháng Bảy năm 2020 và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, loăng quăng và bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại.
Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố cần giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền có nhiệm vụ chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch diệt lăng quăng và bọ gậy để đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch, có nguy cơ dịch phải được kiểm tra, các bể nước, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi phải được giám sát để tiến hành các hình thức tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy.
Ngành y tế cần giám sát chặt chẽ việc xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết tại địa phương; phun hóa chất tại tất cả các hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch; đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể; đồng thời xác định khu vực có nguy cơ cao để phun hóa chất diện rộng.
Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố, các cơ quan thông tin đại chúng cần phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng, chống sốt xuất huyết, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết như lật úp dụng cụ chứa nước không sử dụng, diệt loăng quăng, bọ gậy; nằm màn chống muỗi đốt; truyền thông về dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết và hướng dẫn người dân khi mắc bệnh thì không tự điều trị tại nhà mà phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Cần tập trung tuyên truyền trước và trong khi triển khai các chiến dịch diệt loăng quăng, bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi để người dân biết, phối hợp thực hiện.
Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, đồng thời, các cơ sở y tế cần có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố./.
Lượng nước trong đập còn khá lớn, đất nông nghiệp gần cạnh vẫn "khát" Nằm kế cận phía dưới đập nước gần 3 triệu m3 nhưng nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh của hàng trăm hộ dân xã Kim Hoa (Hương Sơn, Hà Tĩnh) phải chịu cảnh "khát nước". Đập Liên Hoàn ở xã Kim Hoa (Hương Sơn - Hà Tĩnh) có dung tích gần 3 triệu m3 nước Mặc...