Quảng Bình: Nỗ lực ngăn chặn COVID-19 xâm nhập
Quảng Bình là một trong những địa phương hiện chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp mới của dịch COVID-19, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình đang tích cực, nghiêm túc và chủ động triển khai các biện pháp cấp bách phòng tránh dịch.
Đặc biệt, trên tuyến biên giới của tỉnh, để phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép và kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào địa bàn, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã sẵn sàng các phương án, triển khai thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa quản lý, bảo vệ biên giới, vừa phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới.
Bộ đội biên phòng cắm chốt và tuyên truyền và hướng dẫn người dân về phòng chống dịch. Ảnh tư liệu: Đức Thọ/TTXVN
Phát huy vai trò tiên phong trên tuyến đầu
Quảng Bình có đường biên giới dài hơn 222km; 2 cửa khẩu biên giới đất liền và nhiều đường mòn qua lại biên giới. Để chủ động ngăn chặn dịch COVID-19 xâm nhập và triển khai công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh đạt hiệu quả, trên các tuyến biên giới của tỉnh Quảng Bình, lực lượng Bộ đội Biên phòng kiên trì bám bản, bám dân, nắm chắc cơ sở địa bàn, quyết tâm cắm chốt thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vừa tăng cường công tác phòng, chống dịch.
Đứng chân trên địa bàn biên giới xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Đồn Biên phòng Làng Mô (Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Bình) có nhiệm vụ phụ trách đoạn biên giới dài hơn 43,9km, quản lý 16 cột mốc. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Làng Mô đã phát huy vai trò tiên phong trên tuyến đầu, quyết tâm thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các tổ, chốt triển khai, thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ khu vực biên giới, nắm chắc địa bàn, kiểm soát đường mòn lối mở; qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp nhập cảnh, buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép, nhất là các trường hợp nhập cảnh trái phép.
Video đang HOT
Không quản ngại khó khăn, gian khổ, mỗi cán bộ chiến sỹ trong đơn vị cũng trở thành những tuyên truyền viên tích cực “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân cách phòng tránh dịch bệnh. Đơn vị cũng tiến hành cấp phát khẩu trang y tế, nước sát khuẩn miễn phí; cung cấp trang thiết bị, vật tư y tế, nhu yếu phẩm cho đồng bào, nhân dân và địa phương nơi đóng quân…
Thượng tá Lê Đình Huân, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Làng Mô cho biết: Hiện nay trên địa bàn Đồn quản lý có 3 chốt phòng dịch COVID-19; chốt gần nhất cách đồn khoảng 15km và xa nhất hơn 25km. Mỗi chốt được bố trí lực lượng 3 đồng chí và các cán bộ, chiến sỹ của Đồn sẽ luân phiên nhau thực hiện nhiệm vụ tại các chốt. Xác định công tác phòng, chống dịch COVID-19 ngay từ khu vực biên giới là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, nên đơn vị quán triệt rất nghiêm túc, thường xuyên các chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên; bố trí các tổ chốt đầy đủ quân số 24h/7 để triển khai hiệu quả công tác phòng dịch.
Ngoài ra, Đồn Biên phòng Làng Mô cũng phối hợp với chính quyền địa phương, người có uy tín, già làng trưởng bản đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền về tận thôn, bản để nhân dân nắm rõ, chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng tránh dịch trong tình hình mới cũng như thực hiện tốt “Thông điệp 5K”.
Chắc tay súng bảo vệ sự bình yên của nhân dân
Cùng sát cánh với những người lính biên phòng trên trận tuyến chống “giặc” COVID-19 có chính quyền địa phương, những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc nơi biên cương của Tổ quốc.
Ông Hồ Văn Ô, Trưởng bản Cây Sú, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình cho hay: Bộ đội Biên phòng chăm lo cho dân làng rất nhiều thứ, từ cái ăn cái ở đến việc dạy con chữ, hướng dẫn cách trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất rồi chăm lo cả sức khỏe và mọi mặt đời sống cho nhân dân. Biết ơn Đảng, Nhà nước, chính quyền và Bộ đội Biên phòng, đồng bào Vân Kiều quyết một lòng cùng với bộ đội chấp hành tốt các chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, thực hiện có hiệu quả các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm.
Trưởng bản Hồ Văn Ô bày tỏ: “Để cùng chính quyền và bộ đội phòng dịch tốt, tôi đã cùng Bộ đội Biên phòng tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức phòng tránh dịch cho dân bản. Khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tụ tập đông người, khử khuẩn và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Bản thân cũng thường xuyên nắm bắt kịp thời tình hình trong thôn, bản để thông tin với bộ đội, chính quyền; vận động, tuyên tuyền các hộ có người thân ở các tỉnh, thành khác về phải đến trạm y tế để khai báo để từ đó góp phần nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh”.
Đến nay, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình thường xuyên duy trì 30 tổ, chốt/trên 10.000 lượt cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ tuần tra, chốt chặn tại các đường mòn qua lại biên giới, phòng chống xuất nhập cảnh trái phép và phòng, chống dịch COVID-19. Qua công tác tuần tra, kiểm soát tại biên giới, lực lượng Biên phòng tỉnh phát hiện, xử lý 98 vụ với 151 đối tượng xuất nhập cảnh trái phép, trong đó có 24 vụ với 27 trường hợp nhập cảnh qua lại biên giới trái phép nhằm trốn cách ly y tế. Đơn vị cũng đã phối hợp đưa 8.450 công dân thực hiện cách ly tập trung; hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế, khẩu trang phòng dịch cho các đơn vị chức năng nước bạn Lào.
Đại tá Trịnh Thanh Bình, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết: Trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, thời gian tới, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các đơn vị triển khai quyết liệt, có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ biên giới; công tác phòng dịch chặt chẽ, toàn diện, an toàn, đảm bảo kịp thời. Lực lượng Biên phòng, các đồn, đơn vị đẩy mạnh hơn nữa công tác nắm chắc tình hình từ bên ngoài và bên trong; phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng dịch; duy trì quân số thường trực sẵn sàng chiến đấu và tăng cường lực lượng lên biên giới đất liền nơi tuyến đầu chống dịch nhất là các Đồn Biên phòng trọng điểm như Cha Lo, Ra Mai, Cồn Roàng…
Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 đang cận kề. Trong không khí rộn ràng phấn khởi mừng Đảng mừng Xuân, để đồng bào, nhân dân trên khắp mọi miền quê hương đón một năm mới đầm ấm, hạnh phúc và an toàn, đâu đó trên những cánh rừng, con suối, bờ biển, những người lính Biên phòng vẫn kiên trung, vững chắc tay súng, vượt mọi gian khổ bảo vệ sự bình yên của nhân dân, đất nước. Những hy sinh và cống hiến thầm lặng của người lính mang quân hàm xanh – những chiến sỹ trên tuyến đầu chống dịch, tin rằng đại dịch COVID-19 sẽ sớm được kiểm soát, đẩy lùi, cuộc sống người dân sẽ ổn định, phát triển.
LHQ kêu gọi các nước 'đồng tâm hiệp lực' đối phó với thách thức chung
Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, cộng đồng quốc tế cần có những hành động cụ thể ngay bây giờ, đặc biệt vì lợi ích của những thành phần xã hội dễ bị tổn thương nhất...
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi lãnh đạo các nước G20 cần nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 20/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi lãnh đạo các nước Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) "đồng tâm hiệp lực" đối phó với những mối đe dọa và thách thức chung.
Phát biểu trước báo giới tại trụ sở của Liên hợp quốc ở New York trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra vào cuối tuần này bằng hình thức trực tuyến, Tổng Thư ký Guterres nêu rõ: "Cuối tuần này, các lãnh đạo G20 sẽ nhóm họp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục tàn phá thế giới của chúng ta. Tôi sẽ tham dự hội nghị và thông điệp chính của tôi rất đơn giản: Chúng ta cần đoàn kết và hợp tác."
Theo ông, cộng đồng quốc tế cần có những hành động cụ thể ngay bây giờ, đặc biệt vì lợi ích của những thành phần xã hội dễ bị tổn thương nhất, với việc tập trung vào hai mặt trận chính là đảm bảo sự phục hồi mang tính bao trùm nhằm mang lại lợi ích cho mọi người và thúc đẩy sự "phục hồi xanh" và bền vững.
Về đại dịch COVID-19 , người đứng đầu Liên hợp quốc cảnh báo hiệu ứng domino từ làn sóng phá sản có thể hủy hoại nền kinh tế toàn cầu, đồng thời kêu gọi lãnh đạo các nước G20 cần nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này dẫn tới "một đại dịch nợ nần."
Ông lưu ý rằng trong khi các nước phát triển có đủ khả năng để triển khai những gói cứu trợ quy mô lớn, các nước đang phát triển lại đang trên bờ vực nghèo đói và sự tàn phá tài chính ngày một nghiêm trọng. Nguy cơ nợ nần đang ngày càng lộ rõ, đặc biệt là các nền kinh tế phụ thuộc vào hàng hóa và du lịch, trong đó có cả các nền kinh tế thu nhập trung bình như các đảo quốc nhỏ.
Ông kêu gọi G20 tăng cường các nguồn lực tài chính sẵn có cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bao gồm thông qua việc phân bổ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) mới - đơn vị tiền tệ của IMF - và tự nguyện tái phân bổ SDR chưa sử dụng.
Ông cho biết sẽ thúc đẩy G20 gia hạn Sáng kiến Hoãn thanh toán nợ (DSSI) tới cuối năm 2021, cũng như mở rộng phạm vi của các sáng kiến cho tất cả các nước đang phát triển và thu nhập trung bình có nhu cầu.
Đề cập tới cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Tổng Thư ký Guterres đánh giá một liên minh toàn cầu hướng tới đưa lượng khí thải ròng về bằng 0 vào năm 2050 đang dần hình thành. Ông dự báo vào đầu năm tới, các nước phát thải hơn 65% lượng khí CO2 toàn cầu cũng như chiếm hơn 70% nền kinh tế thế giới sẽ có thể đưa ra những cam kết tham vọng về trung hòa carbon. Những cam kết này đang phát đi tín hiệu rõ ràng cho thị trường, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách.
Người đứng đầu Liên hợp quốc đồng thời kêu gọi các nước G20 cần hành động dứt khoát trên cấp độ đa phương và khu vực. Ông cũng hối thúc các nước này hợp tác, hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển trong việc thích ứng và nâng cao khả năng chống chịu trước những hậu quả cho biến đổi khí hậu gây ra.
Theo kế hoạch, Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần thứ 15 sẽ diễn ra trong các ngày 21-22/11 theo hình thức trực tuyến. Hội nghị do Saudi Arabia - nước Chủ tịch G20 năm nay - chủ trì. Tại hội nghị lần này, lãnh đạo các nước sẽ tập trung thảo luận về hợp tác ứng phó dịch COVID-19, thương mại-đầu tư, kinh tế số và phát triển bền vững./.
Cô đơn trong nỗi đau ung thư thời Covid-19 Những ánh mắt thương cảm từ khoảng cách hai mét không phải là điều Huster, bệnh nhân ung thư vú, cần lúc này. Karin Huster là điều phối viên thực địa của tổ chức Bác sĩ Không biên giới (MSF) đối phó Covid-19 ở Hong Kong và Detroit, Mỹ. Cô hiện quay về Seattle làm việc cho Cục Hỗ trợ Nhân đạo của...