Quảng Bình: Người dân “chạy đua” với bão số 10
Nắm bắt được thông tin bão số 10 có khả năng ảnh hưởng đến các tỉnh miền Trung, người dân Quảng Bình đang khẩn trương chằng chéo lại nhà cửa, tàu thuyền, buộc lại cây cối… để hạn chế thiệt hại do bão gây ra.
Ghi nhận của PV Dân trí tại địa bàn TP Đồng Hới và một số khu vực lân cận, người dân đang tất bật triển khai các biện pháp ứng phó với bão như: chằng chéo lại nhà cửa, gia cố lại cây xanh dọc các tuyến phố để đề phòng gió lốc đánh đổ. Rất nhiều bao cát đã được sử dụng để hạn chế gió đập mạnh, làm hư hỏng mái che.
Công nhân Công ty cây xanh gia cố lại cây cối dọc các tuyến phố đề phòng gió đánh đổ
Tại một số cửa biển như: Bảo Ninh, Nhật Lệ, Cửa Gianh… ngư dân cũng đã đưa tàu vào nơi neo đậu an toàn, buộc lại tàu thuyền cho chắc chắn để tránh va đập.
Chiều 29/9, Ban chỉ huy PCLB và TKCN TP Đồng Hới đã tiến hành họp khẩn để triển khai các phương án ứng phó với bão số 10. Đến thời điểm này, 585 tàu với 3.378 lao động đã vào bờ tránh trú bão. Các lực lượng chức năng đã giúp bà con ngư dân sắp xếp tàu thuyền vào khu neo đậu tránh va đập, gây vỡ và chìm tàu.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 10, UBND các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy… cũng đã tiến hành họp khẩn và có thông báo chỉ đạo đến các xã nhanh chóng triển khai công tác phòng, chống bão số 10. Các ban, ngành liên quan tích cực hướng dẫn người dân chằng chống lại nhà cửa; kiên quyết sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, vùng thấp, vùng dễ bị sạt lở, xảy ra lũ quét. Bố trí lực lượng trực, cấm người dân đi qua những vùng khe, suối nguy hiểm, những đoạn đường bị ngập, những nơi thường xảy ra lũ quét và có nguy cơ sạt lở đất. Ban chỉ huy quân sự, công an các huyện chuẩn bị phương tiện và lực lượng để sẳn sàng ứng cứu khi có bão, lụt lớn xảy ra.
Ngư dân neo đậu lại tàu để hạn chế va đập
Video đang HOT
Liên quan đến công tác ứng phó với bão số 10, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình cũng đã có văn bản gửi các trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh thông báo cho học sinh nghỉ học từ ngày mai (30/9) cho đến khi hết bão, hoặc có văn bản chỉ đạo của Sở cho học sinh đi học lại. Chỉ đạo các trường cắt cử cán bộ, giáo viên, nhân viện trực 24/24 để bảo vệ tài sản và trang thiết bị dạy học, đồng thời ứng phó với bão.
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình, từ sáng mai (30/9), Quảng Bình có gió mạnh dần lên cấp 9 – 10; sau tăng lên cấp 11, cấp 12; giật cấp 14, cấp 15. Trên đất liền từ đêm nay có mưa vừa, mưa to đến rất to. Cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 – 4 mét.
Một số hình ảnh về công tác phòng, chống bão do PV Dân trí ghi nhận được:
Lực lượng vũ trang chuẩn bị sẵn phương tiện để ứng phó với bão
Che đậy lại nhà cửa để tránh gió hất tung
Đăng Đức – Đặng Tài
Theo Xahoi
Quảng Bình: Nông dân điêu đứng vì lúa nhiễm rầy nâu
Hơn 1.000 ha lúa bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng,... hàng trăm ha đứng trước nguy cơ bị mất trắng đang đẩy nông dân tỉnh Quảng Bình rơi vào cảnh trắng tay do mất mùa.
Thời gian vừa qua, tình trạng sâu bệnh phá hoại mùa màng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình diễn ra ngày càng phức tạp. Điều này đẩy hàng trăm nông dân rơi vào cảnh điêu đứng, nguy cơ mất mùa là điều khó tránh khỏi.
Trên các cánh đồng, rất nhiều diện tích lúa Đông - Xuân của bà con đang trong giai đoạn đầu, chính vụ và chuẩn bị cho thu hoạch bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng và có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Người dân đã sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ lúa nhưng không thể kiềm chế được sự lây lan của rầy nâu. Hàng trăm ha lúa đã bị cắt bỏ do bị hư hại nghiêm trọng.
Hàng nghìn ha lúa trên địa bàn Quảng Bình bị rầy nâu phá hoại nặng
Địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa, Quảng Trạch và Lệ Thủy...Ước tính, số diện tích lúa bị rầy nâu phá hoại lên tới 1.000 ha.
Ông Hoàng Vinh, ở thôn Nam Sơn, (xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa) - địa bàn chịu ảnh hưởng mạnh của rầy nâu đang tìm cách phun thuốc trừ sâu nhằm hạn chế rầy nâu phá hoại. Gia đình ông Vinh có 5 sào lúa đang chuẩn bị thu hoạch thì đã có 4 sào bị nhiễm rầy nâu, gần 1 sào có nguy cơ mất trắng. Ông Vinh cho biết, khi lúa bắt đầu bị nhiễm rầy nâu, tôi đã tìm mua thuốc về phòng trừ. Thế nhưng, đây là lần phun thứ 3 nhưng vẫn không kiềm chế được dịch bệnh bởi rầy lây lan rất nhanh.
Ông Hoàng Vinh phun thuốc trừ sâu lần thứ 3 nhưng vẫn không kiềm chế được sự lây lan rầy nâu
Bà Võ Thị Hòa cho hay, ngay sau khi phát hiện sâu bệnh người dân báo lên chính quyền. Ngay sau đó, đoàn cán bộ của xã, Phòng nông nghiệp huyện, Trạm khuyến nông, Bảo vệ thực vật... đã về thăm đồng để tìm nguyên nhân và hướng dẫn cách phòng trừ. Tuy nhiên, những loại thuốc do cán bộ các cơ quan này hướng dẫn mua đều không phát huy tác dụng. "Để tránh lây lan, chúng tôi đã cắt bỏ hết phần diện tích bị nhiễm sâu bệnh, số còn lại tiếp tục phun thuốc để phòng trừ. Cứ như thế này thì bà con chúng tôi phải chịu mất mùa thôi".
Dịch rầy nâu phá hoại đã đẩy hàng trăm nông dân lâm vào cảnh điêu đứng
Theo ông Lê Trung Châu, Phó chủ tịch UBND xã Mai Hóa cho biết, hiện nay trên toàn xã có hơn 100 ha lúa bị nhiễm rầy nâu, gần chục ha có nguy cơ mất trắng. "Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, chúng tôi đã báo lên Phòng nông nghiệp huyện và trên đã cử cán bộ xuống kiểm tra, đồng thời hướng dẫn cách phòng trừ. Cán bộ phòng Nông nghiệp khuyến cáo, bà con nên sử dụng thuốc đặc trị để phun đại trà mới có thể hạn chế được rầy nâu. Đối với những hộ dân gặp khó khăn do thiếu nhân lực, UBND xã đã cử lực lượng thanh niên, đoàn viên xuống giúp dân phun thuốc phòng trừ. Đến nay, về cơ bản rầy nâu đã được kiềm chế. Riêng một số địa bàn như Bắc Hóa, Liên Sơn, Liên Hóa,...diễn biến của sâu bệnh vẫn phức tạp"- ông Châu cho hay.
Theo thống kê của các ngành chức năng, diện tích lúa bị nhiễm bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tính đến nay là hơn 1.000 ha; trong đó nhiều nhất là huyện Bố Trạch 600ha, Quảng Ninh 130ha, Lệ Thủy 110ha, Quảng Trạch 80ha, TP Đồng Hới 42ha, Minh Hóa 20ha. Rầy lứa 3, mật độ phổ biến 500-700con/m2, nơi cao 2.000-3.000con/m2, cục bộ 7.000-10.000con/m2 (cháy chòm).
Theo Dantri
Tẩm dầu tiêu hủy cá thể voi chết giữa rừng Sáng 5/4, ông Đinh Minh Đức, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa, cho biết, lực lượng kiểm lâm, công an và chính quyền địa phương vừa cho tiêu hủy cá thể voi bị chết giữa rừng. Trước đó, như Dân trí đã thông tin, một cá thể voi được xác định bị chết vào ngày 2/4, được một số người...