Quảng Bình muốn kêu gọi đầu tư điện gió ngoài khơi
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng gợi mở ý tưởng đầu tư điện gió ngoài khơi để thu hút các nhà đầu tư quan tâm đầu tư.
Dự án cụm trang trại điện gió B&T ở Quảng Bình được hoàn thành “thần tốc”. Ảnh: P.V
Quảng Bình với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, cùng hệ thống 5 cửa sông lớn, là môi trường rộng lớn, đầy tiềm năng để phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy – hải sản xuất khẩu. Tuy vậy, những tiềm năng này vẫn đang chờ được “đánh thức” trong tương lai.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, Quảng Bình có dải ven biển dài gần 120 km, kèm với đó là tổng diện tích đất vùng biển hơn 20.000 km2.
“Tuy diện tích lớn, nhưng hiện nay việc đầu tư mới dừng các ngành ven bờ, còn các ngành xa bờ (như điện gió ngoài khơi chẳng hạn), thì chưa có”, ông Thắng trăn trở.
Nói về đầu tư điện gió ở Quảng Bình không thể không nhắc đến Dự án Cụm điện gió B&T, bởi tiến độ của dự án này được đánh giá là “hiếm có trên thế giới”.
Tổng cộng thời gian triển khai hoàn thành Dự án Cụm trang trại điện gió B&T (công suất 252 MW) và giải ngân toàn bộ 8.200 tỷ đồng tính từ Hội nghị Xúc tiến đầu tư lần 2 của tỉnh Quảng Bình (vào ngày 27/8/2018) đến khi hoàn thành và phát điện thương mại (16/10/2021) là chỉ khoảng 3 năm 2 tháng.
Video đang HOT
Để đẩy nhanh tiến độ lắp đặt Dự án cụm trang trại điện gió B&T, đưa dự án hoàn thành và phát điện theo đúng kế hoạch, tỉnh Quảng Bình đã chủ động tạo điều kiện hỗ trợ cho hơn 300 cán bộ, chuyên gia nước ngoài làm việc trên công trường, thực hiện theo phương châm “1 cung đường 2 điểm đến”, đảm bảo chống dịch an toàn và hiệu suất công việc.
Bí thư Vũ Đại Thắng cho biết, Cụm trang trại điện gió B&T chỉ trong 10 tháng đã hoàn thành 60 trụ tuabin.
“Để làm được điều này trong bối cảnh dịch bệnh, cho thấy cung cách phục vụ nhà đầu tư đã có sự thay đổi”, ông Vũ Đại Thắng nhấn mạnh.
Dự án Cụm trang trại điện gió B&T là tiền đề “tươi sáng” để các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư về lĩnh vực này vào Quảng Bình.
Quảng Bình: Ồ ạt xây nhà 'đón đầu' đền bù tại dự án cao tốc Bắc - Nam
Hay tin dự án cao tốc Bắc - Nam sắp được triển khai, hàng chục trang trại, nhà cửa tại H.Lệ Thủy (Quảng Bình) đã "mọc" lên cấp tốc chỉ sau vài giờ đồng hồ với mục đích chờ được đền bù.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, trên địa bàn H.Lệ Thủy (Quảng Bình) hiện có gần 80 công trình từ trang trại cho đến nhà cửa đang được xây dựng trước và sau khi xuất hiện thông tin dự án cao tốc Bắc - Nam sẽ đi qua địa bàn.
Xuất hiện các công trình tạm bợ
Tại xã Phú Thủy, gần 20 công trình đang được xây dựng, mở rộng. Đáng chú ý, các công trình này đều xây dựng rất tạm bợ, các thanh đòn tay, cột chống mái đều làm bằng gỗ tạp, móng xây cạn, không có trụ sắt.
Một công trình tại xã Phú Thủy (H.Lệ Thủy, Quảng Bình) xây dựng rất tạm bợ. Ảnh BÁ CƯỜNG
Bà N., một trong những hộ dân tại xã Phú Thủy đang xây dựng công trình, cho biết vì cần thêm khu vực chứa vật tư, dụng cụ phục vụ sản xuất nên xây nhà kho rộng khoảng 100 m 2 và "không quan tâm" đến dự án cao tốc Bắc - Nam sẽ đi qua địa bàn. Nhưng khi hỏi đã xin phép xây dựng chưa, bà N. không trả lời cụ thể.
"Tôi chỉ nghe mọi người đồn miệng nhau có dự án cao tốc đi qua đây, nhưng tôi không quan tâm lắm. Gia đình tôi cần khu vực chứa dụng cụ sản xuất thì tôi phải xây thôi", bà N. nói.
Một trường hợp khác giấu tên cũng trú tại xã Phú Thủy cho rằng việc người dân phải xin phép chính quyền xây nhà dựng cửa ngay trên đất của mình là "vô lý"! Người này cho rằng thiếu chỗ ở nên có quyền xây, miễn là xây trên khu vực đất của mình, có đủ giấy tờ, sổ đỏ không xâm lấn qua phần đất khác thì không vi phạm. Tuy nhiên, công trình này xây dựng cũng rất cẩu thả, thiếu an toàn.
Nhiều hộ dân đã xây dựng các công trình nhà cửa, chuồng trại với lý do phát triển chăn nuôi trên đất vườn, đất trồng cây lâu năm. Ảnh BÁ CƯỜNG
Ông Trần Văn Viễn, Phó chủ tịch UBND xã Phú Thủy, cho biết từ đầu tháng 3, khi có thông tin về dự án tuyến đường cao tốc Bắc - Nam sẽ đi qua địa bàn xã, tình hình xây dựng, sử dụng đất có những diễn biến phức tạp.
"Nhiều hộ dân đã tiến hành xây dựng các công trình nhà cửa, chuồng trại với lý do phát triển chăn nuôi trên đất vườn, đất trồng cây lâu năm. Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã vào cuộc tuyên truyền, vận động người dân cần chấp hành nghiêm các quy định về sử dụng đất", ông Viễn nói.
Lập biên bản xử lý nhiều hộ xây nhà trái phép
Theo ông Viễn, từ việc nắm bắt thông tin, UBND xã nhận thấy các công trình chuồng trại, nhà kho... không xuất phát từ lý do mà người dân đưa ra (nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất chăn nuôi) mà vì mục đích đón đầu các công trình của Nhà nước đi qua. UBND xã đã kiểm tra, lập biên bản với 13 hộ dân xây dựng nhà cửa trái phép và sẽ tiếp tục nghiên cứu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đòn tay, cột chống mái bằng gỗ tạp thiếu chắc chắn, không đảm bảo an toàn. Ảnh BÁ CƯỜNG
Tương tự, đầu tháng 3, tại các khu vực TT.Nông trường Lệ Ninh, xã Kim Thủy, xã Trường Thủy (H.Lệ Thủy) và xã Vạn Ninh (H.Quảng Ninh), hàng chục công trình ồ ạt mọc lên chủ yếu là trang trại, công trình phụ trợ với diện tích trung bình 150 - 200 m 2... đang gấp rút hoàn thành chỉ sau 1 - 2 ngày.
Ông Nguyễn Xuân Tường, Trưởng phòng TN-MT, Phó chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng H.Lệ Thủy, cho biết khi chủ đầu tư bàn giao cột mốc giải phóng mặt bằng để các đơn vị thiết kế khảo sát thực địa, thống nhất hướng tuyến với địa phương, người dân đã biết được hướng tuyến đi qua. Từ đó, họ ồ ạt xây dựng công trình, chờ đền bù.
"Nhiều hộ dân cố tình tạo lập tài sản trên đất nông nghiệp, đất vườn. Một số trường hợp xây dựng trái quy định. Sau khi nắm được tình hình, huyện đã chỉ đạo các xã đồng thời tổ phản ứng nhanh của huyện kiểm tra lập biên bản để làm cơ sở sau này thực hiện giải phóng mặt bằng đúng quy định. Một số trường hợp vi phạm sẽ không được bồi thường", ông Tường nói.
Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị có 7 dự án, trong đó tại Quảng Bình có 3 dự án (Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ). Tại H.Lệ Thủy, đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ đi qua 5 xã với chiều dài 32 km, dự kiến sẽ có 150 hộ dân trên địa bàn huyện phải giải tỏa, di dời nhà cửa.
Một anh giáo viên dạy Hóa mạo hiểm mang "máy bay" về làng rồi bay khắp cánh đồng miền Trung - Tây Nguyên chăm lúa Hình ảnh chiếc máy bay phun thuốc, chở phân trên những cánh đồng hay rải hạt trên những mảnh vườn ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã dần quen thuộc với người nông dân nơi đây. Một đội bay hỗ trợ bà con nông dân đang hoạt động tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, do anh Trần Văn Hùng...