Quảng Bình mưa lớn những ngày Quốc tang
Mưa lớn diễn ra trên diện rộng suốt từ đêm 10/10 đến sáng nay gây ngập nhiều nơi và dự báo còn kéo dài tới tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ôtô vượt qua đoạn đường ngập nước trên quốc lộ 1A đoạn qua gần khu vực trụ sở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, nơi sẽ đưa thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Vũng Chùa an táng. Ảnh: Trí Tín.
Nước gây ngập cục bộ nhiều tuyến đường ở TP Đồng Hới. Tuyến quốc lộ 1A đoạn qua gần trụ sở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, nơi sẽ đưa linh cữu Đại tướng từ sân bay Đồng Hới về nơi an táng ở Vũng Chùa, cũng bị ngập. Trời mưa mù mịt hạn chế tầm nhìn, nhiều ôtô lưu thông phải bật đèn sáng giữa ban ngày.
Tại khu vực Vũng Chùa – đảo Yến, mưa như trút nước. Tuy nhiên các hoạt độngthi công tuyến đường dẫn vào khu vực an táng Đại tướng vẫn tiếp tục khẩn trương như bình thường.
Nhiều người dân địa phương cho rằng, trời mưa lớn trước ngày an táng Đại tướng là “điềm báo” đất trời cũng xúc động, bùi ngùi tiếc thương người anh hùng của dân tộc. Cô giáo Võ Thị Thao, giáo viên trường mầm non xã Quảng Đông nhìn màn mưa dày đặc mà sốt ruột. “Tôi cầu mong trời đừng mưa nữa để người dân đón linh cữu bác Giáp về đây an táng cho trọn vẹn”, nữ giáo viên chia sẻ.
Trước tình hình mưa lớn kéo dài, tỉnh Quảng Bình đã lập phương án dự phòng căng nhà bạt tại khu vực làm lễ an táng Đại tướng đảm bảo an toàn, trang nghiêm theo nghi thức lễ quốc tang.
Các xe chở đất đá đi trong mưa để thi công đường dẫn vào Vũng Chùa. Ảnh: Trí Tín.
Video đang HOT
Bão Nari là cơn bão thứ 11 vào biển Đông từ đầu năm đến nay. Dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, chiều 11/10 tâm bão cách đảo Ludông của Philippines khoảng 210 km, sức gió mạnh cấp 13 và ảnh hưởng trực tiếp đến miền Trung trong đó có Quảng Bình. Dự báo Quảng Bình sẽ còn tiếp tục mưa trong những ngày tới.
Bất chấp điều kiện thời tiết rất xấu, theo ông Lương Ngọc Bính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, Trưởng ban chỉ đạo lễ viếng quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chiều nay mọi công tác chuẩn bị sẽ được hoàn tất để đến 7h30 sáng 12/10 đón người dân đến viếng Đại tướng tại Hội trường UBND tỉnh. Các tiểu ban tổ chức lễ viếng cũng đã được lập tại huyện Lệ Thủy và xã Lộc Thủy. Lễ viếng kéo dài đến hết đêm 12/10. Ngày 13/10, tại UBND tỉnh sẽ diễn ra lễ truy điệu Đại tướng.
Thời gian đón linh cữu của Đại tướng tại sân bay Đồng Hới dự kiến sẽ diễn ra vào khoảng 13h ngày 13/10. Sau đó, linh cữu Đại tướng sẽ được di chuyển bằng ôtô đến Vũng Chùa để tổ chức lễ an táng, dự kiến từ 15h đến 18h cùng ngày.
Trí Tín
Theo VNE
Nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng tại Vũng Chùa - Đảo Yến
Vũng Chùa - Đảo Yến, có núi Mũi Rồng đâm ngang ra biển, với người Quảng Bình là vùng đất rất linh thiêng. Nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bao bọc bởi triền cát mênh mông trải dài tít tắp, cảnh vật hoang sơ thanh bình.
Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Mũi Rồng, nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là ngọn núi thuộc dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển. Nơi đây được coi là có địa thế "rồng cuộn hổ ngồi".
Nằm cạnh vịnh nước sâu Hòn La, Vũng Chùa là bãi biển nên thơ, yên bình với cát trắng trải dài, những rặng phi lao xanh chạy dài tít tắp. Lưng chừng núi có một ngôi chùa và một tháp hàng trăm năm. Từ phía biển nhìn vào, tháp chùa thấp thoáng giữa rừng cây. Xe xúc đang hoạt động để thi công tuyến đường dẫn vào nơi an táng vị tướng.
Những vỉa đá hoang sơ dưới chân núi Mũi Rồng được hình thành do nước biển ăn mòn.
Cách Mũi Rồng không xa là Đảo Yến. Hòn đảo này cùng với Hòn La và Hòn Gió tạo nên thế chân kiềng vững chãi.
Nơi Tướng Giáp an nghỉ nhìn ra Đảo Yến. Trên Đảo Yến không có cư dân sinh sống. Theo người dân địa phương, xưa kia đảo này có rất nhiều chim yến kéo về trú ngụ.
Ngư dân làng Vũng Chùa quanh năm sinh sống bằng nghề chài lưới trên biển.
Dụng cụ đánh bắt của họ khá đơn sơ, chủ yếu là khai thác theo phương pháp thủ công truyền thống.
Niềm vui của vợ chồng ngư phủ sau buổi sáng kéo lưới trên biển Vũng Chùa - Đảo Yến.
Ngồi ngắm Mũi Rồng sau một ngày lao động vất vả trên biển, ngư dân Mai Quốc Bình (56 tuổi, ở làng Vũng Chùa) tâm sự: "Nhận được tin Đại tướng chọn quê mình làm nơi an nghỉ cuối cùng, bà con trong làng vui mừng khôn xiết". Ông bảo, mấy ngày qua, bà con ngày ra biển đánh cá, tối về lại tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, đường sá để chờ ngày đón người con ưu tú của quê hương trở về.
Lê Hoàng
Theo VNE
Đội mưa chuẩn bị phương tiện phục vụ tang lễ Đại tướng Lực lượng nghi lễ Quân khu 7 đang lắp ráp, lau rửa xe tiêu binh và pháo để chuẩn bị chạy thử, làm quen cung đường từ sân bay Đồng Hới về Vũng Chùa - nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chiều 13/10. Sáng 11/10, nhiều nơi ở Quảng Bình mưa lớn. Sân bay Đồng Hới (TP Đồng Hới, Quảng Bình),...