Quảng Bình lập hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường biển
Sáng 4/7, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức cuộc họp bàn đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường biển do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra và bàn các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Sau khi Chính phủ công bố nguyên nhân, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung và giải pháp khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, phương án đền bù cho ngư dân vùng ảnh hưởng, vào ngày 3/7, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá thiệt hại sự cố môi trường biển và tổ chức cuộc họp nhằm đưa ra những giải pháp tổng thể để khắc phục sự cố và ổn định sản xuất phù hợp với quy định và thực tế ở các địa phương trong tỉnh.
Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, chủ trì cuộc họp đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường biển.
Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các sở ngành và địa phương bị ảnh hưởng đã báo cáo tình hình thiệt hại trên các lĩnh vực. Cụ thể, ước tính thiệt hại của lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, kinh doanh thủy sản và nghề muối tính đến tháng 6 năm 2016 là trên 1.255 tỷ đồng và dự kiến đến hết năm 2016 là 2.300 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, với bờ biển dài 116km và ngư trường và vùng đặc quyền kinh tế hơn 20.000km2 nên thiệt hại về môi trường và nguồn lợi thủy sản hết sức to lớn, trong đó môi trường sống của các loại thủy hải sản bị phá hủy, có một số loại thủy sản gần như tuyệt chủng và sản lượng khai thác thủy sản giảm từ 40 đến 60%.
Cùng với đó, sau sự số môi trường biển, ước tính đến tháng 6/2016, thiệt hại về du lịch gần 1.393 tỷ đồng và đến hết năm 2016 là 1.670 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tổng thiệt hại ước tính đến hết tháng 6 của toàn tỉnh là 2.662 tỷ đồng và đến hết năm 2016 là khoảng 4.000 tỷ đồng.
Tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung do Công ty Formosa gây ra
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đánh giá thiệt hại sự cố môi trường biển của tỉnh đã tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến về một số vấn đề liên quan đến việc đánh giá chính xác giá trị thiệt hại, và các giải pháp hỗ trợ kịp thời, công bằng và cho các đối tượng bị ảnh hưởng như: cần xác định và đặt ra tiêu chí thiệt hại theo từng lĩnh vực để có đánh giá chính xác, công bằng; phải thành lập tổ giúp việc cho Hội đồng để việc đánh giá sát thực tế; số liệu thống kê thiệt hại cần chi tiết, chính xác và cụ thể theo từng lĩnh vực…
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh, sự cố môi trường biển do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng và sâu rộng đến đời sống, tâm lý của từng người dân trong tỉnh. Đặc biệt, ngành nông nghiệp và du lịch đã bị tác động khủng khiếp, nhất là ngành du lịch của tỉnh đã thực sự bị đình trệ.
Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương cần triển khai thực hiện việc đánh giá thiệt hại theo nguyên tắc đảm bảo chính xác, đúng luật và công bằng cho người dân; việc đánh giá thiệt hại không chỉ đến cuối năm 2016 mà cần đánh giá đến cả những năm tiếp theo và lâu dài.
Hội đồng đánh giá cần tham khảo hướng dẫn các tiêu chí đánh giá của các Bộ, ngành Trung ương và 3 tỉnh bị ảnh hưởng để có sự thống nhất chung; việc đánh giá phải đầy đủ, không bỏ sót và các tiêu chí đánh giá thiệt hại phải thống nhất theo từng lĩnh vực và từ tỉnh đến cơ sở.
Đồng thời, các huyện, thị xã, thành phố chủ động đánh giá, tổng hợp đến ngày 10/7/2016 để báo cáo với tỉnh và ngày 15/7/2016 tỉnh sẽ hoàn thành số liệu để báo cáo Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương.
Đặng Tài
Theo Dantri
Huế thành lập hội đồng đánh giá thiệt hại sự cố môi trường biển
Ngày 2/7, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh này đã ký Quyết định số 1510/QĐ-UBND về việc thành lập Hôi đông đanh gia thiêt hai do sư cô môi trương biên trên địa bàn tỉnh.
Quyết định trên được ban hành vào ngày 1/7, sau khi Chính phủ công bố nguyên nhân gây ra tình trạng thủy hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) trong thời gian vừa qua.
Theo đó, Hội đồng có 16 thành viên do ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch. Pho Chu tich Hôi đông gồm các ông: Huynh Ngoc Sơn, Giam đôc Sơ Tai chinh; Hô Sy Nguyên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nguyên Nam Tiên, Chu tich UBMTTQ Viêt Nam tinh.
Sự cố môi trường biển do Formosa gây ra đã làm tổn hại nặng nề kinh tế biển của 4 tỉnh miền Trung
Hôi đông này có nhiệm vụ từ Xây dựng đề cương, kê hoach, phân công nhiệm vụ, thành lập tổ giúp việc, chỉ đạo thành lập các hội đồng đánh giá thiệt hại cấp huyện; Đánh giá chính xác giá trị thiệt hại sau sự cố môi trường trên tất cả các lĩnh vực bị ảnh hưởng trong thời gian sớm nhất. Từ đó sẽ đề xuất giải pháp tổng thể để khôi phục sự cố và ổn định sản xuất phù hợp với quy định và thực tế ở các địa phương, cac linh vưc; tổng hợp tham mưu, báo cáo UBND tỉnh đê bao cao Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương.
Hội đồng được sử dụng con dấu của UBND tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ. Thành viên hội đồng này có quyền điều động cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình để thực hiện nhiệm vụ.
Như Dân trí thông tin, trong cuộc họp báo quốc tế tại Văn phòng Chính phủ chiều 30/6, Chính phủ đã công bố Công ty gang thép Formosa đã xả thải ra môi trường các chất có độc tố phenol, xianua, hydro ôxit sắt, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng làm hải sản chết bất thường. Phía Formosa gửi lời xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD cho Việt Nam
Đại Dương
Theo Dantri
Vụ Formosa: Điều quan trọng nhất là khắc phục môi trường biển Trao đổi với phóng viên Dân trí, PGS.TS khoa học Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho rằng, trong vụ Formosa xả độc tố làm cá chết hàng loạt, điều quan trọng nhất là phải tăng cường các giải pháp để khắc phục môi trường biển,...