Quảng Bình: Kết nối yêu thương tiếp sức cho bệnh nhân mắc COVID-19
Ngày 2/9, nhằm động viên tinh thần và đồng hành với ngành Y tế địa phương, các bệnh nhân mắc COVID-19 và các cấp hội phụ nữ tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình đã trao tặng các phần quà ý nghĩa tiếp sức cho các bệnh nhân mắc COVID-19 cũng như các lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch.
Bà Diệp Thị Minh Quyết (thứ hai phía bên trái), Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình cùng đoàn công tác đã đến thăm và tặng 600 suất quà tại 3 khu cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, bà Diệp Thị Minh Quyết, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình cùng đoàn công tác đã đến thăm và tặng 600 suất quà với tổng trị giá 60 triệu đồng tại 3 khu cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, gồm: Bệnh viện Y dược Cổ truyền tỉnh, trường Cao đẳng Luật Miền Trung và Bệnh viện Đa khoa Đồng Hới. Ngoài ra, Hội cũng đã cấp phát tờ hướng dẫn kỹ thuật hít thở, vận động cho người bệnh để nâng cao sức khỏe, góp phần giảm áp lực điều trị cho lực lượng y tế tại các khu vực, cơ sở y tế liên quan.
Tại các nơi đến thăm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình Diệp Thị Minh Quyết bày tỏ sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc tới các bệnh nhân COVID-19 và gia đình. Đồng thời mong rằng, cùng với sự hỗ trợ chăm sóc tận tình của đội ngũ y, bác sỹ, các bệnh nhân sẽ luôn giữ vững tinh thần lạc quan, ăn uống, sinh hoạt và tích cực tập luyện, vận động theo hướng dẫn của ngành Y tế; chấp hành nghiêm các quy định, hướng dẫn cách ly điều trị, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và tuân thủ đúng khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Thông qua đó, các bệnh nhân hãy vững tin vào sự lãnh đạo, điều hành của các cấp chính quyền, đơn vị trong cuộc chiến chống “giặc” COVID-19; hãy cùng chung sức, đồng lòng, quyết tâm cùng nhau vượt qua khó khăn để chiến thắng đại dịch.
Cùng ngày, đoàn lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình cũng đã đến thăm, tặng quà các bếp ăn tự nguyện do Hội Liên hiệp Phụ nữ cơ sở triển khai thực hiện trên hai địa bàn có số lượng các ca F0, F1 lớn của tỉnh là thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch.
Video đang HOT
Trong thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đồng hành, “chia lửa” với các lực lượng tuyến đầu chống dịch. Bằng các hoạt động, phong trào, việc làm cụ thể, thiết thực và ý nghĩa như tổ chức kết nối, kêu gọi, tiếp nhận ủng hộ của các cá nhân, tổ chức hỗ trợ công tác phòng, chống dịch; nấu các suất ăn ấm nóng nghĩa tình trong mùa dịch để tiếp sức cho các lực lượng y tế, bộ đội, công an, dân quân, thanh niên…làm nhiệm vụ tại các cơ sở y tế, tổ, chốt kiểm soát, phòng, chống dịch cũng như gửi các suất ăn, phần quà đến các F0, F1 đang thực hiện các biện pháp phòng dịch trên địa bàn tỉnh.
Những suất ăn ấm nóng nghĩa tình được các hội viên phụ nữ Quảng Bình chuẩn bị cẩn thẩn, sạch sẽ và đảm bảo dinh dưỡng gửi tới các khu cách ly, các bệnh nhân COVID và các tổ, chốt kiểm soát dịch. Ảnh: TTXVN phát
Những phần quà tuy không lớn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc về tinh thần, thể hiện sự quan tâm, đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp với nhân dân trong lúc khó khăn, hoạn nạn, nhất là với các bệnh nhân COVID-19. Qua đó góp phần cùng với chính quyền các cấp trong tỉnh và cả nước sớm kiểm soát và đầy lùi đại dịch.
Tính đến ngày 2/9, Quảng Bình đã có 667 trường hợp mắc COVID-19; trong đó đã có 79 trường hợp điều trị khỏi bệnh và xuất viện, 588 trường hợp vẫn còn đang điều trị cách ly. Toàn tỉnh hiện có hơn 4.600 trường hợp công dân đang thực hiện cách ly y tế tập trung và gần 8.730 trường hợp cách ly tại nhà. Với sự cố gắng, quyết tâm nhanh chóng khoanh vùng, kiểm soát vùng dịch, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, số ca F0 trong cộng đồng đến nay đã có chiều hướng giảm, F0 đang được bóc tách ra khỏi cộng đồng, công tác phòng, chống dịch của tỉnh Quảng Bình đang rốt ráo triển khai đúng hướng và mang lại những tín hiệu khả quan.
Những bếp ăn nghĩa tình ấm lòng trong mùa dịch
Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", gần 3 tháng qua, các "chiến sĩ" nơi tuyến đầu chống dịch của tỉnh Vĩnh Long đã và đang căng mình thực hiện nhiệm vụ, sớm đưa địa phương trở về trạng thái bình thường mới.
Sẻ chia với những vất vả của lực lượng tuyến đầu, nhiều tổ chức, đoàn thể và người dân đã chung tay góp sức nấu hàng ngàn suất cơm bổ dưỡng để hỗ trợ. Những phần cơm được trao tay vội vàng nhưng tràn đầy sự ấm áp và sẻ chia như một lời động viên tinh thần, cùng nhau khắc phục khó khăn vượt qua đại dịch.
Bếp ăn của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Vĩnh Long thu hút nhiều lực lượng cùng tham gia.
Ngay từ những ngày đầu tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, hội viên phụ nữ các cấp của thành phố đã tích cực tham gia các hoạt động tại bếp ăn của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Vĩnh Long để hỗ trợ lực lượng y tế, chốt kiểm soát dịch bệnh và người dân khó khăn, người bệnh đang chạy thận tại các bệnh viện trên địa bàn. Bếp ăn hoạt động từ 7-19 giờ hàng ngày với nhiệm vụ cung ứng từ 800 - 1.000 suất ăn/ngày cho các lực lượng. Bình quân mỗi ngày có 15 - 20 chị tham gia, chia làm 3 ca để đảm bảo thực hiện việc giữ khoảng cách.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Vĩnh Long Nguyễn Ánh Nguyệt cho biết, hàng ngày bếp ăn đáp ứng đầy đủ 3 suất ăn cho các lực lượng. Thực đơn được thay đổi liên tục, tất cả nguyên liệu đều tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với sự khéo léo, các hội viên phụ nữ đã chế biến nên nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, đong đầy yêu thương. Những phần ăn đều được chăm chút, chỉnh chu trước khi trao đến cho người nhận.
Chị Nguyễn Ánh Nguyệt chia sẻ: "Điều đáng quý nhất khi chúng tôi phát động bếp ăn này là bên cạnh đóng góp các của nhà hảo tâm còn có sự tham gia nhiệt tình của các hội viên ở cơ sở. Ai cũng muốn góp sức để tham gia cùng với bếp. Người góp công, người góp của, mỗi người đóng góp vài bó rau, vài kg gạo để cùng giữ lửa cho bếp ăn trong suốt những ngày cả tỉnh cùng chung sức chống dịch".
Chị Nguyễn Thị Mộng Thùy, Phó trưởng Ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân thành phố Vĩnh Long cho biết, ngoài công việc chuyên môn hàng ngày ở cơ quan, chị cố gắng sắp xếp thời gian để tranh thủ đến hỗ trợ bếp ăn. Những phần cơm được trao không chỉ làm ấm lòng người nhận mà còn là niềm vui, hạnh phúc của các thành viên bếp ăn. Các hội viên ai cũng muốn góp một chút công sức của mình đem niềm vui đến để các lực lượng tuyến đầu vững tâm làm nhiệm vụ, giúp người dân có bữa cơm ấm lòng trong mùa dịch.
Bí thư Thành ủy Vĩnh Long Đặng Văn Chính đánh giá, hoạt động của bếp ăn có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ người bệnh, người dân tại các khu cách ly, khu vực phong tỏa và lực lượng tuyến đầu. Bếp ăn đã được sự đồng tình, thu hút nhiều lực lượng cùng tham gia, huy động được sự đóng góp và ủng hộ của nhân dân. Bên cạnh sự đóng góp của các đoàn thể, doanh nghiệp, hàng ngày nhiều người dân đã mang gạo, rau củ, gia vị đến để hỗ trợ duy trì hoạt động bếp ăn. Hơn bao giờ hết, tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẻ chia đang được lan tỏa. Đây là một trong những nhân tố có đóng góp quan trọng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 còn nhiều khó khăn.
Chuẩn bị các suất ăn cung ứng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân tại các khu cách ly.
Tại huyện Tam Bình, để tiếp sức cho các lực lượng y tế, tình nguyện viên thực hiện nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến, khu cách ly, khu phong tỏa và chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn, gần 1 tháng qua, một bếp ăn thiện nguyện đã được nhóm bạn trẻ "Điều ước Ban mai" (phường 4, thành phố Vĩnh Long) phối hợp với các đoàn thể của huyện duy trì. Bếp ăn đặt tại Trường Trung học Phổ thông Trần Đại Nghĩa với sự đóng góp, tham gia của nhiều đoàn viên viên, hội viên và giáo viên trên địa bàn. Hàng ngày, bếp cung ứng hơn 300 phần cơm cho các lực lượng làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch.
Là người tham gia bếp ăn xuyên suốt ngay từ ngày đầu mới hoạt động, thầy Trần Hữu Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Vĩnh Long cho biết, Trường có 14 giáo viên cùng tình nguyện tham gia phục vụ bếp ăn. Không ai bảo ai, cứ đến giờ là mọi người có mặt để chia nhau những công việc, người sơ chế nông sản, người nấu cơm, người chế biến canh... Hàng ngày, bếp luôn cố gắng xây dựng thực đơn khác nhau, đảm bảo đủ các món mặn, xào, canh và trái cây để có đẩy đủ dinh dưỡng cho lực lượng chống dịch làm nhiệm vụ.
Bạn Nguyễn Trí Ngân, Trưởng nhóm thiện nghiện "Điều ước ban mai" cho biết, bên cạnh việc duy trì bếp ăn ở huyện Tam Bình, nhóm vẫn đang phục vụ các suất ăn tối cho lực lượng y, bác sĩ làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long. Các bữa ăn được đầu tư vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng nhằm động viên tinh thần, thể hiện niềm tin và sự sẻ chia của người dân trong tỉnh đến các lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch.
Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, những bệnh viện dã chiến, khu cách ly, khu phong tỏa được lập nên đến đâu, các "Bếp ăn 0 đồng" có mặt ở đó để hỗ trợ các lực lượng làm nhiệm vụ và người dân còn khó khăn. Những việc làm nhân văn, đầy ý nghĩa đang được nhân lên từng ngày, thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân tỉnh Vĩnh Long trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh chia sẻ, cùng với nỗ lực của địa phương, nhiều tổ chức, cá nhân đã đồng hành với các lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân khó khăn thông qua nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau. Bên cạnh các "Gian hàng 0 đồng", các "Bếp ăn 0 đồng" ngày đêm đỏ lửa để kịp thời mang lại bữa cơm đầy dinh dưỡng cho các lực lượng. Những phần cơm mang tấm lòng của người hậu phương gửi đến các "chiến sĩ" nơi tuyến đầu như một lời động viên tinh thần, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để cùng nhau khắc phục khó khăn, kiểm soát được dịch bệnh.
Nhiều trường đại học hỗ trợ điều trị, tư vấn cho người dân trong mùa dịch Với chuyên môn, chuyên ngành đào tạo của mình, nhiều trường đại học tại TP Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình hỗ trợ chăm sóc cho F0 đang điều trị, theo dõi tại nhà, tư vấn tâm lý cho người dân để cùng vượt qua khó khăn của đại dịch. Điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng. Ảnh minh họa:...