Quảng Bình gia hạn thêm 24 tháng với dự án môi trường 38 triệu USD
Do không thể hoàn thành dự án đúng thời hạn vào 31/12/2022 nên dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu TP.
Đồng Hới đã được gia hạn tiến độ đến hết năm 2024.
Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới đã không thể “về đích” đúng hạn vào 31/12/2022. Ảnh: Ngọc Tân
Ban quản lý Dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới (BQL Dự án) cho biết, HĐND tỉnh Quảng Bình vừa thông qua nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình với thời gian hoàn thành được kéo dài đến ngày 31/12/2024.
Dự án này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 25/8/2014 và phê duyệt điều chỉnh danh mục dự án tại Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 26/4/2016 với tổng mức đầu tư là 38,8 triệu USD- tương đương 879 tỷ đồng. Trong đó vốn vay từ Ngân hàng châu Á ADB là 30 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại 1 triệu USD và vốn đối ứng 7,8 triệu USD.
Dự án có thời gian thực hiện từ 2015 – 2022. Mục tiêu chính của dự án là xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới; thực hiện việc thu gom, thoát nước thải và chống ngập lụt một số vị trí trong thành phố; thực hiện các biện pháp quản lý lũ lụt và cơ sở hạ tầng khác để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc BQL Dự án – chủ đầu tư cho biết, đến nay, BQL Dự án đã tổ chức lựa chọn nhà thầu và trao thầu và tổ chức thực hiện 11/11 gói thầu sử dụng vốn vay và vốn tài trợ của ADB với tổng giá trị hợp đồng 461,99 tỷ đồng, bao gồm 6 gói thầu xây lắp, 4 gói thầu tư vấn và 1 gói thầu thiết bị.
Video đang HOT
Tính đến ngày 31/10/2022, dự án thực hiện được khoảng 40 % tổng khối lượng các hợp đồng và giải ngân được 140,1 tỷ đồng, đạt khoảng 31% tổng giá trị hợp đồng đã ký kết. Dự kiến trong năm 2022, dự án sẽ bàn giao đưa vào sử dụng 2/6 gói thầu xây lắp, còn 4 gói thầu xây lắp còn lại dự kiến không thể hoàn thành theo tiến độ.
“Nguyên nhân dẫn đến dự án chậm tiến độ là do quy trình thủ tục chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn kéo dài nên đến quý II/2020 mới ký được các hợp đồng xây lắp. Trong khi đó, dự án đã phải hoàn thành vào 31/12/2022, nhưng trong giai đoạn này trên địa bàn tỉnh xảy ra lũ lụt lịch sử, ảnh hưởng của các biện pháp dãn cách xã hội do dịch Covid-19, cũng như sự thay đổi nhân sự lãnh đạo BQL Dự án, cộng thêm các vướng mắc giải phóng mặt bằng, tái định cư, việc điều chỉnh thiết kế, chồng lấn dự án…đã khiến dự án không thể hoàn thành đúng thời hạn”, ông Tịnh nói.
Vị này cho biết do tiến độ không đạt, tại cuộc họp với đoàn công tác ADB vào tháng 4/2022, BQL Dự án đã đề xuất gia hạn thời gian thực hiện dự án thêm 24 tháng để thực hiện hoàn thành các gói thầu, đảm bảo đạt được các mục tiêu dự án đề ra.
“Vấn đề này sau đó đã được ADB thống nhất đưa vào biên bản ghi nhớ và được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thông qua vào tháng 8/2022 vừa qua. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và phía ADB cũng đã có ý kiến đồng thuận để triển khai các bước tiếp theo”, ông Tịnh thông tin thêm.
Cũng theo ông Tịnh, mặc dù được gia hạn tiến độ nhưng dự án sẽ không phát sinh thêm các khoản chi phí về thuế, mà chỉ tăng thêm phí cam kết đối với nguồn cho vay lại khoảng 19,5 nghìn USD, tương đương 460 triệu đồng. Mặt khác, do dự án sẽ hủy vốn dư 8.728 triệu USD nên sẽ giảm chi phí trả lãi vay so với phương án đã phê duyệt trước đây khoảng 348 nghìn USD (tương đương 8.200 triệu đồng).
Điều gì đang xảy ra ở Đà Lạt?
Rất nhiều bạn đọc cùng tâm trạng từ bất ngờ, ngạc nhiên rồi đến thảng thốt khi một trận mưa lớn vào chiều 1-9 đã khiến nhiều điểm tại TP Đà Lạt ngập nặng, nhiều đoạn phố biến thành sông. Điều gì đã xảy ra ở thành phố cao nguyên thơ mộng?
Khu vực ngập nặng là hai bên suối Cam Ly - Ảnh: P.N.
Như Tuổi Trẻ Online thông tin, trận mưa lớn chiều 1-9 đã khiến một đoạn đường Phan Đình Phùng (phường 2, TP Đà Lạt) thành sông, nước tràn vào nhà gây thiệt hại nhiều tài sản.
Trước đó vào khoảng 15h30, cơn mưa lớn kéo dài đã khiến nước dồn về suối Cam Ly đoạn gần đường Phan Đình Phùng kéo theo nhiều bùn đỏ, rác thải sinh hoạt và nông nghiệp, sau đó nước dâng tràn ra đường Phan Đình Phùng gây ngập nặng.
"Đà Lạt lâm vào hoàn cảnh này, theo tôi đó là hậu quả của việc diện tích bề mặt bị bê tông hóa quá nhiều. Quy hoạch mật độ cây xanh và mặt đất tự nhiên không được kiểm soát nên đã biến thành bê tông hết. Nếu không dừng lại sẽ còn tiếp tục ngập nặng nữa".Ý kiến bạn đọc Đỗ Tuấn
Điều gì đã xảy ra ở thành phố cao nguyên Lâm Viên - một nơi du lịch nổi tiếng từ ngàn xưa với điều kiện khí hậu ôn hòa, thiên nhiên ưu đãi dịu mát quanh năm?
Không tin vào mắt mình, một bạn đọc viết: "Lâu nay nghe tin Hà Nội thành "Hà Lội" hay Hải Dương thành "Hải Dương" (biển cả) thì ta thấy cũng bình thường vì Hà Nội đã từng là đầm lầy mà dấu tích để lại, còn Hải Dương đã từng là cửa biển. Nhưng, nay nghe nóc nhà Đông Dương bị ngập thì thật là bất ngờ".
Trong khi đó, bạn đọc nickname Mr.Rảnh bức xúc: "Hết Phú Quốc, Vũng Tàu là hai nơi gần biển bị ngập, nay tới Đà Lạt - một vùng cao nguyên cũng bị ngập, không hiểu nổi".
Lý giải chuyện bất ngờ này, bạn đọc Đỗ Huỳnh Thanh viết: "Đà Lạt nằm trên cao nguyên, nước mưa thoát dễ dàng xuống suối, sông, hồ vì có độ dốc lớn. Trời mưa gây ngập lụt Đà Lạt thì chỉ có thể khẳng định lúc thi công đường lộ lại làm cống thoát nước có đường kính quá nhỏ, không cân xứng với diện tích bề mặt bị bê tông hóa mặt đất, nên khi mưa lớn nước thoát không kịp gây ngập".
Và, theo bạn đọc này, không riêng gì Đà Lạt, gần như tất cả các phố thị trên cả nước đều bị việc này, bởi chúng ta quy hoạch đô thị không tốt và Luật Xây dựng cũng quá sơ hở để mạnh ai nấy làm.
"Cứ nhìn các đô thị Tây Âu, Mỹ xem, có thấy việc ngập do mưa lớn đâu; chỉ bị khi bão lũ thôi, họ làm bài bản hơn Việt Nam nhiều" - bạn đọc Đỗ Huỳnh Thanh viết.
Trong khi đó, nhìn vào tình hình thực tế hiện nay của Đà Lạt, một số bạn đọc chỉ thẳng nguyên nhân ngập lụt là do mật độ xây dựng quá cao và quy hoạch quá kém.
"Mật độ xây dựng quá cao trong những năm gần đây và quyết định quy hoạch sai lầm cho xây cao trên 19m toàn thành phố đã dẫn đến những tình trạng không kiểm soát được về hệ thống hạ tầng đô thị" - bạn đọc Nguyễn Đức viết.
Đồng ý với nhận định này, bạn đọc Hoàng Yến bổ sung: "Rõ ràng với mật độ xây dựng quá cao và quy hoạch dân số đô thị tăng cao đã làm quá tải hệ thống thu thoát nước kênh Tô Ngọc Vân".
Để giải quyết tình trạng ngập lụt, trả lại nét thơ mộng vốn có của Đà Lạt, bạn đọc Hoàng Yến đề nghị: "Đã đến lúc đầu tư xây dựng thêm các tuyến đường ống thoát nước ngầm khoan xuyên núi để giảm tải cho kênh thoát nước này. Vị trí lý tưởng là từ khu thể thao mới khoan ngầm đến trạm xử lý nước thải và từ Trường Trưng Vương khoan ngầm dưới nhà thờ Domain thoát nước thẳng ra suối Cam Ly".
Cảnh báo thêm, bạn đọc Trần Hòa viết: "Nguyên cả thành phố mà chỉ xả nước thải ra kênh thoát nước độc nhất là kênh Cam Ly thì làm sao chịu nổi. Ngày xưa Pháp chỉ quy hoạch đô thị tính toán hạ tầng đủ cho số dân nhỏ. Nếu không có giải pháp quy hoạch hạ tầng khác thì tình trạng ngập sẽ ngày càng trầm trọng hơn vì sự tăng cao dân số và mật độ xây dựng".
Rất thẳng thắn, bạn đọc Trung Nguyên bổ sung: "Đà Lạt có quy hoạch gì đâu, mạnh ai nấy xây, Hồ Tuyền Lâm đẹp vậy mà giờ như cái ao, bao quanh bởi đủ loại dịch vụ. Trung tâm thành phố thì bát nháo như khu chợ chồm hổm".
Nhà Đại Phát chính thức phân phối dự án Sunneva Island tại Đà Nẵng Ngày 5/6/2022, Sun Property đã tổ chức sự kiện kick off dự án Sunneva Island, đánh dấu sự trở lại của tập đoàn Sun Group tại Đà Nẵng. Nhà Đại Phát với vai trò đối tác chiến lược của Sun Group chính thức trở thành đơn vị phân phối Sunneva Island. Là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, Đà Nẵng...