Quảng Bình đón hơn 100 nghìn lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán
Ngày 2/2, Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 vừa qua, lượng khách du lịch đến với Quảng Bình sụt giảm 15,5% so với cùng kỳ.
Hang Sơn Đòong, Quảng Bình.
Theo đó, các điểm di tích, lễ hội đã tổ chức nhiều hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong mỹ tục và lịch sử văn hóa truyền thống, không xảy ra hoạt động mê tín dị đoan, hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi.
Đặc biệt, một số điểm di tích như Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chùa Hoằng Phúc, đền Thánh mẫu Liễu Hạnh, núi Thần Đinh, hang Tám Thanh niên xung phong, Khu Di tích Bến phà Long Đại đã thu hút người dân địa phương và du khách thăm viếng.
Tổng lượt khách du lịch đến với Quảng Bình trong dịp Tết ước đạt 100 nghìn lượt, giảm khoảng 15,5% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó khách quốc tế ước 5.000 lượt người, giảm khoảng 35%.
Video đang HOT
Những điểm đến chủ yếu của khách du lịch là động Phong Nha, động Thiên Đường, sông Chày – hang Tối, hang Tám Thanh niên xung phong và đền thờ các anh hùng liệt sỹ đường 20 Quyết Thắng, chùa Hoằng Phúc, đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, núi Thần Đinh…
Khách đến Quảng Bình trong dịp Tết chủ yếu là khách khu vực phía Nam và các tỉnh lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị… Đặc biệt, khách đi bằng đường hàng không đạt 14.420 lượt, tăng 26,7% so với cùng kỳ với 116 chuyến bay đến và đi.
Theo Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, năm 2020, tỉnh Quảng Bình xác định tiếp tục phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; khai thác hiệu quả sản phẩm khám phá trải nghiệm hiện có, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển tuyến, điểm du lịch mới mang tính độc đáo… phấn đấu đón 5,5 triệu lượt khách đến tham quan, trong đó khách quốc tế 350 nghìn lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 6.380 tỷ đồng.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Du xuân vãn cảnh đền chùa Quảng Bình
Du xuân ngày Tết không chỉ là để vui chơi, hưởng thụ. Đối với nhiều người, nhất là các tín đồ Phật giáo, vào ngày xuân họ còn đến các đền chùa để cầu an, cầu phúc cho cả một năm dài phía trước hanh thông.
Các đền chùa còn là điểm dừng chân để mọi người hiểu hơn về vẻ đẹp của công trình di tích có giá trị tâm linh to lớn, mang đậm bản sắc văn hóa quê hương.
Chùa Quan Âm tự
Chua Quan Âm tư con co tên goi khac la chua Đưc Trach. Chùa được khởi công xây dựng năm 1843, tọa lạc trên một khu đất cao khoảng 15m, rộng 10.000m2 trông giống như một bông sen khổng lồ, sát bờ biển và ngã ba sông Lý Hòa rất thuận tiện cho khách tham quan cả bằng đường thủy lẫn đường bộ.
Tương truyền, vào tháng 7/1802, đời vua Gia Long, một ngư dân tên là Hồ Lương Đường, trong một lần đi đánh cá ngoài biển, đã kéo lên được một pho tượng bằng đá. Ngày hôm sau, ông lại kéo được 1 bệ đá và 2 chiếc cối, 2 chiếc chày bằng đá (theo các nhà khảo cổ học thì đây là đồ dùng của người Chăm). Người dân cho đây là điềm lành nên dân làng đã dựng một ngôi nhà bằng tranh tre thờ vị quan âm đó để cầu phúc cầu tài.
Chùa Thanh Quang
Vao thời Nhà Trần gã công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Chế Mân để đổi về hai châu Ô Lý rồi tiếp sau đó là thời nhà Lê mà điển hình là thời vua Lê Thánh Tông (1442-1497) đã có kế hoạch mở rộng đất nước về phương Nam.
Vào thời kỳ chúa Nguyễn chọn "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" thì Phật giáo tiếp tục là điểm tựa tâm linh chính để bình ổn nhân tâm và mở mang bờ cõi, một loạt những ngôi chùa đã được các thiền sư và người dân làng dựng lên tại Quảng Bình trong đó có chùa Thanh Quang.
Đền thờ thánh mẫu Liễu Hạnh
Từ Đèo Ngang doc theo quốc lộ 1A đi về hướng Nam khoảng 2km, rẽ trái theo con đường mòn gần 500m sẽ tới đền Liễu Hạnh công chúa. Đền nằm dưới chân núi Đèo Ngang, ở một khu đất khá bằng phẳng, sát đường thiên lý Bắc - Nam trước đây, phía sau đền là dãy Hoành Sơn, ngay trước mặt là hồ nước ngọt của xã Quảng Đông, mặt đền quay hướng Nam cũng là hướng biển.
Đền Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang có diện tích khoảng 335m2. Từ đường thiên lý Bắc - Nam đi vào, lần lượt qua cổng đền, bức bình phong, cổng Tam quan, hai trụ đầu lân trước điện thờ, đền Tiền, đền Hậu. Kiến trúc của đền là một công trình kiến trúc tuy nhỏ, được xây dựng bằng đá, gạch, vôi nhưng vẫn mang truyền thống mỹ quan Á Đông và bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc.
Chùa Hoằng Phúc
Chùa Hoằng Phúc vốn bắt nguồn từ am thờ Phật mang tên Tri Kiến Am. Theo sử cũ chép lại, tháng 3 năm 1301 (Tân Sửu), Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đường viễn du ghé qua chùa Am Tri Kiến, sau đó ngài đổi tên thành Am Kính Thiên. Năm 1609, trên đường đi qua đất Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng cũng đã đến nghỉ tại Am Kính Thiên và sau đó không lâu, chúa Nguyễn Hoàng đã cho dựng chùa lớn ngay trên nền am cũ và đặt tên là Kính Thiên. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), trong chuyến ngự giá Bắc Tuần, vua Minh Mạng có ghé thăm chùa Kính Thiên và cho đổi tên chùa là "Hoằng Phúc Tự" (Phúc lớn)... Nhân dân địa phương thường gọi là Chùa Quan.
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá nghiêm trọng của thời gian, của chiến tranh, ngôi chùa này đã được phục dựng, tôn tạo theo hướng giữ nguyên trạng chùa cũ (lối chùa cổ thời nhà Trần) gồm: Tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa và chính thức khánh hạ vào năm 2016.
Theo vietravel
Thăm Vũng Chùa, nơi yên nghỉ vĩnh hằng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn Vũng Chùa - đảo Yến (Quảng Bình) làm nơi an nghỉ cuối cùng, hàng triệu người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc đã về mảnh đất này để tỏ lòng thành kính đối với vị Tổng tư lệnh trong chiến dịch Điện Biên năm xưa. Vũng Chùa-Đảo Yến là danh thắng thuộc xã Quảng...