Quảng Bình: Đất nứt nẻ, hồ cạn trơ đáy, lúa héo úa vì khát nước
Những ngày này, nhiều cánh đồng lúa vụ hè thu của người dân tỉnh Quảng Bình đang cạn khô, đất nứt nẻ, nguy cơ mất trắng hàng ngàn ha lúa đang hiện hữu trước mắt.
Nắng nóng gay gắt kéo dài những ngày qua đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, hàng ngàn ha lúa vụ hè thu vừa gieo cấy của người dân tỉnh Quảng Bình đứng trước nguy cơ chết khát.
Nông dân Quảng Bình quay quắt trong cái nắng khắc nghiệt.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, các cánh đồng ở các huyện: Quảng Trạch, Quảng Trạch, Quảng Ninh, TX Ba Đồn, Minh Hóa, Tuyên Hóa… đất đổi màu bạc trắng và nứt toác, lúa và cây hoa màu khô héo.
Các hồ chứa nước lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang xuống ở mức thấp. Tại hồ Trung Thuần (huyện Quảng Trạch) lượng nước hiện còn khoảng 15%; hồ Tiên Lang lượng nước còn 20%, những ngày tới nếu trời không mưa, hồ sẽ trơ đáy.
Mực nước ở các hồ đập trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang xuống rất thấp.
Bà Trần Thị Lý (xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch) chia sẻ: “Theo dự báo thời tiết, miền Trung năm nay nắng nóng khủng khiếp, đặc biệt là tỉnh Quảng Bình, cuộc sống người dân bị đảo lộn. Năm nay, gia đình tôi gieo cấy hơn 4 sào lúa hè thu, mấy ngày nay ra thăm đồng mà nóng hết cả ruột, đất nứt nẻ, cây lúa bắt đầu héo lá, nếu trời không mưa thì lúa sẽ chết hết”.
Video đang HOT
Dự kiến tình trạng khô hạn sẽ kéo dài, mực nước ở các hồ thủy lợi phục vụ tưới tiêu đang xuống nhanh.
Bà Dương Thị Lượng (thôn Văn Tiên, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch) chia sẻ: “Năm nay người nông dân phải chống chọi với cái nắng khắc nghiệt, hiện tại các hồ đập của huyện đã gần khô cạn, máy bơm nước không thể hoạt động, giờ chỉ còn cách là chờ trời mưa. Thời điểm hiện tại ruộng đã nứt nẻ, nguy cơ mất mùa vụ hè thu rất cao”.
Ruộng đồng nứt nẻ.
Nhìn gần 2ha lúa đã khát nước hơn 1 tháng nay, bà Nguyễn Thị Sáu (xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch) lo lắng: “Năm nay mất mùa hết rồi, 1 tháng nay các cánh đồng lúa vừa mới gieo cấy không có một giọt nước, trong khi lúa vừa mới gieo chưa kịp bén rễ. Cứ đà này, khoảng ít ngày nữa, toàn bộ diện tích lúa sẽ chết cháy”.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Cẩm Long – Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Bố Trạch cho biết: “Vụ hè thu năm nay, toàn huyện gieo cấy khoảng 1.800ha lúa, diễn biến thời tiết năm nay so với mọi năm khác thường, diện tích đất trồng lúa trên địa bàn huyện đang đứng trước nguy cơ thiếu nước trầm trọng, lượng nước trong các hồ đã đến mức báo động. Trước tình trạng nắng nóng đang diễn ra gay gắt và kéo dài, chính quyền địa phương cũng đề ra phương án, người dân phải ra đồng kiểm tra, đắp bờ giữ nước, điều tiết nước ở các hồ đập, ao của dân để giải cứu cho các cánh đồng có nguy cơ mất trắng”.
Theo Danviet
Đi phụ hồ về, nam sinh nhảy xuống cứu bé trai chìm gần đáy sông
Nghe tiếng kêu cứu thất thanh, Nam lao ngay xuống dòng nước sâu 3m kéo bé Hòa lên bờ không một chút đắn đo. Mẹ Hòa bảo, nếu không có Nam, chắc chị đã mất con.
Trước đó, vào chiều muộn ngày 19/6, Trần Văn Nam (thôn Cù Lạc 1, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đang trên đường đi phụ hồ về thì nghe tiếng kêu cứu thất thanh bên bờ sông Son.
Không đắn đo suy nghĩ, Nam nhanh chóng lặn xuống cứu bé Nguyễn Thái Hòa (sắp vào lớp 1, trú cùng thôn Cù Lạc 1). Lúc này bé Hòa đã chìm sát đáy sông.
Em Nguyễn Văn Nam - Ảnh: HT
Nam cho biết: "Lúc đó em vừa đi phụ hồ về, cũng có chút phân vân nhưng việc cứu người quá gấp nên em nhảy liều xuống. Lặn ra khoảng 3 mét em mới phát hiện ra Hòa nên kéo lên luôn".
Là người chứng kiến toàn bộ sự việc, cô Hoài Thu, giáo viên Trường tiểu học số 1 Sơn Trạch kể, khi kéo được Hòa lên bờ, Nam đã vác em lên vai và chạy. Nam cho biết em đã học cách sơ cứu này trên truyền hình.
Sau đó em đặt Hòa nằm xuống bãi cát, ép ngực cho tim đập trở lại. Nhiều người khác xúm lại cấp cứu cho Hòa, trong đó có hai khách du lịch người nước ngoài.
Bác sĩ Trần Văn Huề nhà ở gần đó cũng chạy xuống tiếp ứng. "Vì ở dưới nước quá lâu nên Hòa gần như đã ở lằn sinh tử, chúng tôi phải dùng nhiều cách cấp cứu liên tục ngay bên bờ sông trong hơn một tiếng đồng hồ em mới có hơi thở trở lại. Sau đó, gia đình đưa em vào bệnh viện tiếp tục điều trị", bác sỹ Huề nói.
Cháu Hòa được sơ cứu hơn 1 tiếng đồng hồ mới có hơi thở trở lại - Ảnh: HT
Cứu được cháu Hòa, Nam lặng lẽ ra về. Nam cũng kể với mẹ việc mới nhảy xuống sông cứu người. Mặc dù thương con và sợ con gặp nguy hiểm nhưng chị Nguyễn Thị Khuyên (mẹ Nam) vẫn ủng hộ hành động dũng cảm của con.
Vì sự việc xảy ra vào chiều tối nên đến sáng 20/6, chính quyền xã Sơn Trạch mới biết nắm được thông tin. Theo ông Nguyễn Nam Trung, chủ tịch UBND xã: "Đây là một hành động dũng cảm. Chính quyền xã đã cử các ban ngành mặt trận đến tuyên dương em Nam ngay trong chiều cùng ngày".
Hiện cháu Hòa đã nhận biết được mọi người xung quanh
Trước đó, cháu Hòa được anh trai lớn hơn 3 tuổi đưa ra bờ sông chơi và theo anh xuống nước để quen nước trước khi đi học bơi. Hai anh em cùng một số bạn khác tắm sát bờ sông, nhưng được một lúc thì Hòa bị nước kéo ra chỗ sâu. Chị Loan (mẹ cháu Hòa) cũng ở gần đó không thấy con nên đã kêu cứu.
"Ở đó có nhiều người nhưng không ai biết bơi nên không dám xuống cứu. May mắn đúng lúc đó cháu Nam đi phụ hồ mới về. Nghe tôi kêu cứu nên cháu vứt đồ nghề bên bờ, nhảy xuống sông ngay. Nếu không có cháu Nam, có lẽ tôi mất con rồi", chị Loan nói.
Được biết, Nam vừa học xong lớp 10, Trường THPT Nguyễn Trãi, sắp lên lớp 11. Nhà Nam ở sát bờ sông Son nên em biết bơi từ nhỏ. Hoàn cảnh em rất đáng thương, ba em vừa bị tai nạn nặng, không lao động được nên dịp nghỉ hè, Nam đi phụ hồ kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Sau khi được điều trị tích cực tại bệnh viện, trưa nay, Hòa đã có dấu hiệu tốt hơn và nhận biết được mọi người xung quanh.
Theo Hải Sâm (Vietnamnet)
Tài xế gặp nạn lên tiếng bất ngờ về thông tin người dân 'hôi' vịt Mới đây, tài xế xe tải chở 2.000 con vịt bị lật ở đoạn qua thị trấn Quán Hàu (Quảng Ninh, Quảng Bình) đã lên tiếng về thông tin người dân "hôi" vịt khi anh gặp nạn. Sáng 15/6, PV PLO đã về thôn Đầm Sen, xã Hà Tiến (Hà Trung, Thanh Hóa) tìm gặp anh Tạ Hồng Dương (32 tuổi) là tài...