Quảng Bình: Chuyện “ăn lá ngủ rừng” chống Covid-19 trên tuyến biên giới Việt-Lào
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, nhiều tháng qua, trên tuyến biên giới Việt – Lào, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh Quảng Bình luôn phát huy vai trò, hiệu quả trên tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19.
Bất kể nắng mưa, cán bộ, chiến sỹ đã đến từng ngõ, gõ từng nhà tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn.
Xác định phòng, chống dịch là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, những người lính mang quân hàm xanh đã vượt lên những vất vả, thiếu thốn về vật chất và tinh thần, “ăn lán, ngủ rừng” để bám trụ biên giới, bảo vệ sự bình an cho nhân dân, góp phần tô thắm hình ảnh bộ đội “Cụ Hồ” trong cuộc chiến mới chống Covid-19.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận trên các tuyến biên giới tỉnh Quảng Bình:
Chốt Ho Rum (thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy) trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn tiếp giáp với tỉnh Quảng Trị – nơi đang có ca mắc Covid-19 – luôn được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Làng Ho kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Công tác phòng dịch luôn được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Làng Mô thực hiện hàng ngày.
Video đang HOT
Treo pa nô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19.
Cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh Quảng Bình phối hợp với thanh niên địa phương đến từng hộ gia đình tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Sau phiên tuần tra, cán bộ, chiến sĩ chốt kiểm soát tranh thủ thời gian trồng rau xanh cải thiện bữa ăn hàng ngày để chống dịch Covid-19 lâu dài.
Cán bộ chốt kiểm soát tranh thủ thời gian đọc báo theo dõi tin tức…
…và chuẩn bị bữa ăn hàng ngày.
Không cho người đợi kết quả xét nghiệm lần hai ra khỏi khu cách ly
Bộ Y tế yêu cầu tuân thủ nghiêm quy định về cách ly, tuyệt đối không để người đang đợi kết quả xét nghiệm lần hai ra khỏi khu cách ly tập trung.
Yêu cầu này được quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đưa ra trong cuộc giao ban trực tuyến với các bệnh viện tuyến trung ương và Sở Y tế tỉnh, thành, sáng nay. Ngày 25/8, ba người tại khu cách ly tập trung ở Hải Dương đã được về nhà trước khi chưa có kết quả xét nghiệm nCoV lần hai. Đến khi nhận kết quả dương tính, họ đã kịp tiếp xúc với nhiều người, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Nhà chức trách 4 tỉnh thành gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Bình, Hưng Yên đã phải gấp rút khoanh vùng, cách ly người tiếp xúc.
Quyền Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh: "Phải kiên định việc cách ly F1 tập trung để tránh lây lan dịch bệnh, tuyệt đối không để người đang đợi kết quả xét nghiệm lần hai được phép ra khỏi khu cách ly tập trung". Người ra khỏi khu cách ly phải tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà trong 14 ngày. Đồng thời, các địa phương cũng phải đảm bảo tuân thủ việc quản lý, giám sát các chuyên gia nhập cảnh trong công tác cách ly.
Theo quy định, người hoàn thành thời gian cách ly khi đủ cách ly 14 ngày, tối thiểu hai lần xét nghiệm âm tính nCoV, không có các triệu chứng lâm sàng như ho, sốt, khó thở...
Bộ Y tế đánh giá, hiện đã kiểm soát được tình hình dịch tại một số ổ dịch Hải Dương, Quảng Nam, Đà Nẵng. Tuy nhiên thời gian tới sẽ tiếp tục có ca nhiễm mới, vì mầm bệnh đã lây lan trong cộng đồng. Do đó, dịch có thể bùng phát thành đợt mới nếu mọi người lơ là, mất cảnh giác.
"Nếu không quyết liệt nhanh chóng, tốc độ lây lan của dịch sẽ nhanh hơn sự ứng phó của chúng ta. Phải khoanh vùng nhanh gọn, truy vết thật nhanh và cách ly triệt để nhằm đưa mầm bệnh ra khỏi cộng đồng một cách nhanh nhất", ông Long nói.
Liên quan đến việc một số người Việt Nam xuất cảnh sang các nước có kết quả xét nghiệm dương tính, trong khi xét nghiệm F1 ở trong nước âm tính, Bộ Y tế giao Cục Y tế dự phòng tìm hiểu thêm thông tin. Tuy nhiên, ở mức độ cảnh giác cao, ngành y tế tiến hành ngay việc khoanh vùng, cách ly F1, F2 của các ca này để tránh lây lan dịch bệnh.
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Trần Minh.
Quyền Bộ trưởng cũng chia sẻ, đối với ngành y tế lần này, việc phòng chống dịch sẽ khó khăn vì thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
"Chúng tôi lo ngại dịch bệnh vào mùa đông xuân sẽ khó khăn hơn, do điều kiện thời tiết và môi trường ẩm nên virus lan nhanh", ông Long nói. Câu hỏi được đặt ra là nếu xảy ra tình huống có hàng trăm ca mắc trong một thời điểm tại một địa điểm thì xử lý ra sao? Do đó, Bộ Y tế yêu cầu lãnh đạo các tỉnh thành cần ngay lập tức rà soát lại các kịch bản, tình huống chống dịch của địa phương, chủ động với mọi tình huống, nhanh chóng khoanh vùng, cách ly, dập dịch, tránh lây lan rộng.
Các địa phương cũng được khuyến cáo tiếp tục tăng cường năng lực xét nghiệm PCR. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tổ chức tập huấn cho các địa phương trong công tác xét nghiệm bằng phương pháp kháng thể ELISA, do Việt Nam đã sản xuất được kit ELISA có độ nhạy tương đối cao. Hải Phòng được đánh giá cao khi đã xét nghiệm song song cả hai phương pháp PCR và ELISA để xem có mầm bệnh trong cộng đồng hay không, nhờ vậy nhanh chóng kiểm soát được các ổ dịch.
Địa phương cũng phải đảm bảo an toàn bệnh viện, bởi bệnh viện nào cũng có khả năng bị Covid-19 xâm nhập và phải đóng băng cả viện. Những bệnh viện tưởng chừng như không có khả năng lây nhiễm như sản, nhi... càng cần phải lưu tâm, tránh lơ là. Cơ sở y tế nào không đảm bảo an toàn chống lây nhiễm thì dừng hoạt động ngay. Trường hợp vi phạm, Bộ Y tế sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu, bất kể đó là bệnh viện công hay tư.
Mới đây Hà Nội đã dừng hoạt động của 3 bệnh viện không đáp ứng yêu cầu đảm bảo bệnh viện an toàn trong phòng chống dịch.
Tìm người tiếp xúc ba ca nCoV rời khu cách ly Hải Dương CDC Hà Nội, Quảng Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh thông báo tìm người tiếp xúc với ba bệnh nhân Covid-19 đã rời khu cách ly Hải Dương trước khi nhận kết quả xét nghiệm. Ba bệnh nhân, gồm số 1032 ở Hà Nội, 1033 ở Quảng Bình và 1034 ở Hải Dương, được Bộ Y tế ghi nhận dương tính chiều 26/8. Trước...