Quảng Bình: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm
Sáng 1-8, Công an tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ ra quân biểu dương lực lượng và phát lệnh cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
Công an tỉnh Quảng Bình diễu hành biểu dương lực lượng.
7 tháng năm 2019, Công an Quảng Bình đã triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp công tác, kịp thời tham mưu và trực tiếp giải quyết ổn định tình hình ANTT trên địa bàn. Nhờ đó, tỷ lệ điều tra khám phá trong 7 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh đạt trên 92%, trong đó, tỷ lệ trọng án đạt 100%; tình hình ANTT được bảo đảm. Tuy nhiên, tình hình ANTT còn diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là tội phạm, vi phạm liên quan hoạt động cầm đồ, tài chính, “tín dụng đen”, ma túy đang có chiều hướng gia tăng…
Để tiếp tục thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2019, phấn đấu giảm tỷ lệ tội phạm hình sự xuống ít nhất 3% so với năm 2018, phát lệnh tại lễ ra quân, lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình đã xác định nhiệm vụ, triển khai các nội dung trọng tâm trong kế hoạch của đợt cao điểm: nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, làm tốt vai trò tham mưu nòng cốt trong công tác bảo đảm ANTT; đẩy mạnh các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, quản lý sâu sát địa bàn, các loại đối tượng; huy động tối đa lực lượng, phương tiện, duy trì và tăng cường tuần tra kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng trên toàn địa bàn…
Ngay sau lễ phát lệnh, Công an tỉnh Quảng Bình đồng loạt diễu hành biểu dương lực lượng, ra quân tấn công, trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn tỉnh.
Q.B
Theo CADN
Tâm sự đắng cay của hai phụ nữ 24 năm bị lừa bán sang Trung Quốc
Sau 24 năm bị lừa bán sang Trung Quốc, phải làm vợ những người đàn ông xa lạ, hai người phụ nữ vượt biên trở về trong sự ngỡ ngàng của người thân.
Mới đây, sau sự trở về của 2 người phụ nữ ở thôn Phú Hòa (xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) bị lừa bán sang Trung Quốc suốt 24 năm, Công an huyện Lệ Thủy và Công an tỉnh Quảng Bình vào cuộc điều tra đường dây buôn bán người ở địa phương này.
Video đang HOT
Hai người phụ nữ trên là chị Phạm Thị Nhàn và chị Phạm Thị Cải (cùng sinh năm 1974) và cùng bị lừa bàn sang Trung Quốc từ năm 1995.
Bố không nhận ra con, chị không nhận ra em
Ông Phạm Thanh Tùng (SN 1949, bố chị Phạm Thị Nhàn) cho biết, khoảng 2h30 ngày 26/6, chị Nhàn về đến nhà, khi đó ông Tùng đang ngủ mơ màng.
"Thấy hai người vào hỏi "bác có đứa mô đi nước ngoài về không", tôi trả lời "không". Rồi họ hỏi tiếp "bác có phải bác Tùng không, bác có ai tên Nhàn không". Tôi mở to mắt, mãi sau mới nhận ra Nhàn rồi 2 bố con chỉ biết ôm lấy nhau mà khóc", ông Tùng nhớ lại và cho biết năm 1995, chị Nhàn bỗng dưng mất tích, lúc ấy ông đi tìm khắp nơi và gửi ảnh nhờ báo chí đưa tin nhưng 24 năm không có tin tức gì.
Ông Tùng không nhận ra con gái sau 24 năm xa cách. (Ảnh: T.A)
Trong khi đó, ở cách nhà ông Tùng không xa là nhà của bà Bùi Thị Bông (SN 1966, trú thôn Phú Hòa) cũng đang sống trong những ngày "vui như Tết" vì sự trở về đầy bất ngờ của em gái bà (chị Phạm Thị Cải) sau 24 năm biệt vô âm tín.
Bà Bông kể: "Do xa nhau suốt 24 năm trời nên lúc Cải về tôi không nhận ra nó. Chỉ nhớ hôm ấy là trưa 26/6, có cô gái tự dưng bước vào nhà hỏi ba mẹ đi mô. Mãi về sau, nó giới thiệu là Cải tôi mới nhận ra và 2 chị em ôm chầm lấy nhau khóc".
Nhớ lại thời điểm cách đây 24 năm, bà Bông kể, năm 1995 có người đàn ông tên Mai và một phụ nữ tên Loan hẹn chị Cải đi làm thợ ở Đồng Hới. Lúc đó bà Bông đang mang thai nên dặn chị Cải: "Em đi về Đồng Hới có gì viết thư về cho chị".
Mãi một thời gian dài sau khi mất tích, chị Cải mới viết được thư gửi về nhà và nói là bị lừa và lấy chồng bên Trung Quốc.
"Trong thư nó dặn tôi khuyên mọi người trong làng đề phòng đừng để bị lừa nữa. Khi nó gửi thư về, biết nó bị lừa bán sang Trung Quốc, ba tôi hồi còn sống cứ đòi đi kiện. Thi thoảng ba lại nói cho ba vài nghìn đi mua giấy bút để viết đơn kiện.
Ròng rã mấy năm trời ba cứ mang đơn đi khắp nơi để kiện. Mãi đến lúc gần qua đời thì ba dặn, sau này Cải có về thì chị em phải thương yêu lấy nhau", bà Bông nhớ lại.
Năm nay 70 tuổi nhưng ông Tùng không thể ngờ có ngày gặp lại con gái sau 24 năm mất tích. (Ảnh: T.A)
Những ngày tủi nhục bị bán làm dâu xứ người
Trở về quê hương sau hơn 24 năm bị bán sang xứ người, chị Cải vẫn không thể quên được quãng thời gian bị tống lên xe bán sang Trung Quốc và hơn 20 năm bị cưỡng ép làm vợ người đàn ông xa lạ.
Chị Cải kể, sau khi bị Loan và Mai lừa, chị bị tống lên xe và sau mấy ngày liền ngồi xe chị được bọn buôn người đưa đến khuc vực sát biên giới Việt - Trung.
Tại đây, trước mắt chị là những hàng rào thép gai dài hun hút, chúng bắt chị và những nạn nhân khác phải trườn qua hàng rào thép gai ấy.
"Tay chân rướm máu, quần áo rách bươm nhưng chúng vẫn bắt chúng tôi trườn. Sau khi vượt rào, chúng tôi bị đưa về một đồn công an bên Trung Quốc. Tại đây, chúng tôi bị họ bắt dọn chuồng lợn đến mệt lả.
Sau đó, họ nhặt một cái bát cơm bẩn dưới đất cho chúng tôi ăn. Dù bẩn nhưng do quá đói chúng tôi vẫn phải cố ăn. Ở đồn công an được 2 ngày thì tôi được bà Loan bảo lãnh về nhà bà ấy. Ở đó có nhiều người Việt Nam", chị Cải nhớ lại.
Theo chị Cải, vừa về nhà bà Loan, chưa kịp hoàn hồn thì chị bị bán cho một gia đình Trung Quốc. Lúc đầu chị Cải định chống cự nhưng thấy cảnh một cô gái người Việt Nam trẻ đẹp hơn chị, cũng bị bán nhưng chống cự thì lập tức bị 3 người đàn ông khỏe mạnh đến túm tóc lôi đi nên chị sợ và cắn răng đồng ý.
Bà Bông xúc động kể lại quãng thời gian bố bà viết đơn đi kiện khắp nơi về việc con gái bị lừa bán sang Trung Quốc. (Ảnh: T.A).
Nơi chị Cải bị bán về cũng là một vùng nông thôn nghèo, chị được một người đàn ông mua về làm vợ với cái giá 3.500 Nhân dân tệ.
Ngay đêm hôm ấy, chị Cải bị người được cho là chồng cưỡng bức. Ngôn ngữ bất đồng nên chị chỉ biết chỉ trỏ, gật đầu, cắn răng chịu đựng... và sống theo sự sai khiến của nhà chồng. Suốt từng ấy năm chị Cải đi đâu cũng bị gia đình nhà chồng giám sát, hễ đi đâu cũng có người theo.
"Cảm giác bị bán làm vợ người ta, bị cưỡng ép thật đáng sợ, nó sẽ ám ảnh tôi cả cuộc đời này. Ngôn ngữ bất đồng, những người xung quanh đều xa lạ... Bố mẹ, người thân ở nơi xa không thể biết rằng con mình đang bị lũ quỹ đội lốt người mang bán cho một người không phải dòng máu Việt. Nhiều người hỏi sao tôi không trốn nhưng biết trốn đi đâu khi tiếng không biết, tiền không có", chị Cải kể lại trong nước mắt.
Mãi gần đây, sau khi lên sẵn kế hoạch, chị Cải, chị Nhàn cùng một số phụ nữ Việt Nam khác mới trốn được ra cửa khẩu. Do không có giấy tờ tùy thân nên họ phải vượt biên qua cửa khẩu Móng Cái để về nước. Hiện tại, mong muốn của chị Cải và chị Nhàn là được chính quyền tạo điều kiện để làm lại giấy tờ tùy thân và trừng trị những kẻ đang tâm lừa bán khiến cuộc đời các chị rơi vào bi kịch.
NGUYỄN VƯƠNG
Theo VTC
Ô tô đâm liên hoàn ở Quảng Bình, nhiều người nhập viện cấp cứu Khoảng 6 giờ 45 phút ngày 3/7, tại Km 684 800 trên đường tránh lũ, đoạn qua xã Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 3 xe ô tô khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu. Hiện trường vụ tai nạn. Theo đó, xe ô tô khách biển kiểm soát...