Quảng Bình : Ai giúp cho nạn đất lậu hoành hành?
Trùm đất lậu ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch tuyên bố rằng ông ta đã đào đất bán không có hóa đơn chứng từ cả chục năm nay.
Đối diện “trùm đất lậu”
Nhóm phóng viên tiếp cận người đàn ông tên Sơn (trú xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch), đây là người được mệnh danh là có “số má” trong khu vực về “nghề” đất lậu trên địa bàn.
Ông Nguyễn N. H. kể: “Sơn thương thảo hạ độ cao đất rừng đang trồng keo, làm vườn không được thì cho đàn em đi phá phách vườn tược bà con. Ai không tuân phục để Sơn lấy đất đi bán trái phép thì rất khó sống trong làng. Mấy đàn em của Sơn tác oai tác quái lắm”.
Mỏ đất khai thác lậu được cho là của nhóm Sơn.
Theo lời người dân, chúng tôi đóng vai người đi tìm đất san lấp mặt bằng tại khu vực cạnh xã Hạ Trạch với nhu cầu mua hơn 50.000m3. Qua điện thoại, Sơn tỏ ra khá cảnh giác, khi thuyết phục nhiều lần thì Sơn mới đồng ý cho gặp.
Tại cuộc gặp, Sơn nói: “Tui ở đây đào đất bán 10 năm rồi, không có hóa đơn chứng từ chi cả. Anh đặt mấy có nấy, 50.000m3 đang là ít, tui mới vừa cấp 150.000m3 đất cho công trình kênh mương cấp thoát nước nuôi trồng thủy sản cho công ty Minh Quảng ở Nghệ An vừa thi công xong”.
Khi được hỏi nếu lấy nhiều hơn thì có hóa đơn không, vì thuế người ta bắt buộc đúng thủ tục khiếp lắm? Sơn trả lời: “Không có hóa đơn gì cả”. Ban đầu Sơn chốt mỗi khối đất lậu 75.000 đồng, nhưng sau đó giảm xuống 65.000 đồng vì không có hóa đơn. Với mỗi khối đất như thế, chỉ riêng 150.000 khối đất lậu bán cho Công ty Minh Quang, ước tính Sơn đã kiếm lời nhiều tỷ đồng.
Trong quá trình thương thuyết, cạnh Sơn bao giờ cũng có một đàn em canh me, lạnh lùng theo dõi nhất cử nhất động của người lạ…
Video đang HOT
Đường làng bị cày nát, lớp bụi phủ dày dân kêu không thấu.
Nát đường xã, cơ quan chức năng vẫn bàng quan
Khi chúng tôi hẹn đi xem đất để lấy mẫu, Sơn sai đệ tử tên N. dẫn đi vào thôn 8 nơi có nhiều mỏ đất lậu của Sơn. Trước khi đi, Sơn dặn toàn bộ máy xúc dừng hoạt động, hơn 10 dàn xe của Sơn đi sơ tán để đề phòng.
Ngay xóm đầu tiên, con đường dẫn vào một mỏ đất lậu có 5 nhà dân sinh sống bụi phủ lớp dày, nó vốn là đường dân sinh, nhưng bị đội xe của Sơn cày nát. N vừa vào mỏ vừa nói: “Các anh cần cả triệu khối đất cũng có, vì không có hóa đơn nên rẻ hơn đất mỏ được quy hoạch. Dân ở đây các anh yên tâm, tụi em lo hết, ai không hiểu thì có phương án. Ở đây có cả chục mỏ, ưng quả đồi nào là làm quả đồi đó thôi. Sắp tới anh Sơn nhận cung cấp 500.000m3 đất cũng cho hệ thống kênh mương nuôi trồng thủy sản của 2 xã lân cận nữa. Chỉ có điều đất ở đây đá nhiều hơn đất, không tốt cho lắm thôi”.
N. – đàn em của Sơn cho biết, muốn khai thác bao nhiêu đất lậu cũng có.
Ngọc dẫn chúng tôi đi một số mỏ lậu, con đường ngoằn nghèo sâu trong núi được quy hoạch vào khu nghĩa địa của xã thì Lưu Minh Sơn đã chiếm riêng chở đất đá phá nát mà không bị xử lý gì.
Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Hạ Trạch Nguyễn Văn Tác nói, ông không hề biết việc này. Trong khi đó, Sơn thừa nhận 10 năm đào đất lậu đi bán. Chúng tôi chuyển thông tin này tới ông Tác thì ông lý giải: “Làm gì có, đất người ta xin chuyển đổi thôi”.
Ông Lưu Văn R, một người dân sống trên địa bàn, chứng minh ngược lại lời ông Tác: “Bà con kêu ca nát đường làng, đào hàng loạt quả đồi hạ thấp độ cao âm gần cả chục mét, lăng tẩm của tổ tiên ông bà chực chờ sạt lở. Các chú ra hiện trường đã thấy rồi, rất nghiêm trọng nhưng vì sợ bị trả thù nên dân không dám phát biểu trước các cuộc họp xã”.
Về vấn nạn “đất tặc” trên địa bàn, ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cho biết, đã yêu cầu Phòng TN&MT vào cuộc kiểm tra. Lãnh đạo huyện cho biết, hiện nay thấy động nên đối tượng tạm dừng khai thác, nhưng cơ quan chức năng vẫn có biện pháp xử phạt được.
Còn ông Trần Vỹ Tuyến, Cục trưởng Cục thuế tỉnh cũng đã chỉ đạo Chi cục Thuế huyện Bố Trạch vào cuộc khẩn trương làm rõ dấu hiệu trốn thuế của đầu nậu đất này.
Tuấn Tài
Theo baonhandao
Cam go cuộc đấu tranh với các tội phạm buôn bán ma túy vùng biên giới
Tội phạm ma túy là những đối tượng cực kỳ nguy hiểm, liều lĩnh, chúng sẵn sàng dùng vũ khí nóng để chống trả lại lực lượng chức năng khi vây bắt.
Việt Nam có đường biên giới với nước bạn Lào dài 2.067 km, trải dài trên địa phận 10 tỉnh, từ Điện Biên đến Kon Tum. Do đặc thù về vị trí địa lý, nên hoạt động của các tội phạm ma túy trên địa bàn khu vực biên giới Việt Nam - Lào diễn biến hết sức phức tạp, tăng cả về số vu, đối tượng và mức độ nguy hiểm.
Là 1 trong số 10 tỉnh có đường biên giới giáp Lào, Hà Tĩnh được ví như điểm nóng về tội phạm ma túy.
Trao đổi với VOV.VN, Đại tá Võ Trọng Hải, Giám đốc công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sau khi lực lượng chức năng tập trung đánh mạnh, triệt xóa các đường dây ma túy lớn ở khu vực Tây Bắc, các đối tượng buôn bán ma túy tiếp tục liều lĩnh dịch chuyển địa bàn xuống khu vực Bắc Trung Bộ, đặc biệt là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Đại tá Võ Trọng Hải, Giám đốc công an tỉnh Hà Tĩnh.
Nguồn ma túy chủ yếu từ nước ngoài, nhất là khu vực "Tam giác vàng" được mua bán, vận chuyển trái phép qua tuyến biên giới tiêu thụ trong nội địa hoặc tiếp tục vận chuyển đi các nước thứ ba với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp; hình thành các tổ chức, đường dây, ổ nhóm, sử dụng phương tiện liên lạc hiện đại, công nghệ cao để hoạt động và sẵn sàng dùng vũ khí chống trả khi bị phát hiện, bắt giữ.
Cũng theo Đại tá Võ Trọng Hải, thời gian gần đây, tội phạm ma túy trên tuyến Việt - Lào có dấu hiệu hoạt động mạnh hơn, số lượng ma túy thu giữ ngày càng lớn (một phần do giá "giao dịch" ma túy tại khu vực này thấp hơn nhiều so với các nơi khác). Đã xuất hiện một số đường dây ma túy xuyên quốc gia có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với nhiều đối tượng tham gia, trong đó có cả đối tượng người nước ngoài.
Đáng lưu ý, các đối tượng tổ chức vận chuyển trái phép ma túy dưới vỏ bọc các Công ty liên doanh giữa Việt Nam - Lào, Thái Lan và có liên quan đến nhiều vụ án xảy ra trên toàn quốc với cùng một phương thức, thủ đoạn phạm tội.
Điển hình như gần đây nhất, ngày 15/4, Công an tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Bộ Công an, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh, Công an tỉnh Nghệ An và một số đơn vị có liên quan đấu tranh thành công chuyên án lớn trên địa bàn xã Sơn Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tại hiện trường, các lực lượng chức năng đã thu giữ tổng cộng 100 bánh heroin, 640kg ma túy đá được nguỵ trang trong loa thùng, bên ngoài bọc hộp carton.
Đại tá Võ Trọng Hải cho biết, tội phạm ma túy là những đối tượng cực kỳ nguy hiểm, liều lĩnh, chúng sẵn sàng dùng vũ khí nóng để chống trả lại lực lượng chức năng khi vây bắt.
"Trong số hàng nghìn chuyên án được phá, không có chuyên án nào giống chuyên án nào. Mỗi chuyên án được lập ra, chúng tôi phải tính toán kỹ lưỡng, làm sao đánh án chắc thắng nhất và an toàn cho anh em chiến sỹ. Chính vì thế, những năm qua, khi còn công tác ở biên phòng, chiều chuyên án lớn được phá thành công nhưng lực lượng ta chưa hề bị thương vong vào, đó cũng là thành công quan trọng nhất. Trong cuộc chiến với ma túy, hầu như anh em lực lượng phòng chống ma túy đều không có ngày nghỉ, chịu đựng vất vả, khó khăn. Ngoài rèn luyện sức khỏe, võ thuật thường xuyên, họ phải bản lĩnh vững vàng, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong xử lý tình huống", đại tá Hải nói.
Xây dựng thế trận lòng dân trong phòng chống ma túy.
Trước khi nhận nhiệm vụ Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh, đại tá Võ Trọng Hải từng có nhiều năm công tác với cương vị Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế cầu Treo, Phó chỉ huy trưởng Đồn biên phòng Hà Tĩnh, vị đại tá vẫn ám ảnh với con số 202.
Đây là số người nghiệm ma túy, nhiễm HIV/AIDS và đối tượng "đầu gấu" mới được tha tù tại 4 xã khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Những đối tượng này đã khiến chính quyền địa phương, người dân mất ăn mất ngủ vì tung hoành, gây mất trật tự địa phương.
Tại thời điểm đó, đại tá Hải cho rằng, cần kéo những con người này ra khỏi loại thuốc trắng ma lực kia. Từ đó, ông quyết định thành lập "Câu lạc bộ tình thương, giúp những người nghiện ma túy, HIV/AIDS cai nghiện, tái hòa nhập và từng bước vượt qua những khó khăn, lỗi lầm để làm lại cuộc đời.
Bên cạnh đó, thời gian qua, ngoài vận động bà con người Mông xóa bỏ cây thuốc phiện, xóa bỏ tập tục lạc hậu, không tiếp tay cho bọn buôn lậu vận chuyển hàng qua biên giới, Bộ đội Biên phòng còn "ba cùng" với bà con, cầm tay chỉ việc hướng dẫn bà con người Mông nơi đây xây dựng mô hình kinh tế: khai hoang thâm canh ruộng nước, trồng gừng, chăn nuôi trâu bò, dê... thay trồng cây thuốc phiện.
Từ khi gây được lòng tin với dân bản, mọi người đã tự đến tố cáo tội phạm, giúp lực lượng phòng, chống ma túy bắt nhiều vụ buôn bán, vận chuyển ma túy biên giới.
Đại tá Võ Trọng Hải cho rằng, để đẩy lùi biên giới ma túy, cần dựa vào thế trận lòng dân, để đồng bào các dân tộc vùng biên giới tin, ủng hộ và hỗ trợ các lực lượng chức năng.
Bên cạnh đó, để đối phó với các đối tượng tội phạm ma túy, lực lượng công an Hà Tĩnh cũng phải phối hợp với lực lượng an ninh nước bạn trong nhiều phương án để mở rộng tầm bán kính kiểm soát, ngăn chặn tội phạm từ xa, đẩy "biên giới mềm" tội phạm ma túy ra xa, hạn chế tối đa ma túy thẩm lậu vào Việt nam.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an Hà Tĩnh tăng cường phối hợp, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh kiên quyết, đánh tận gốc, đánh vào các ông trùm ma túy.. Bên cạnh đó cũng tích cực triển khai các công tác tuyên truyền tại các trường học, địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy./.
Theo Nguyễn Trang/VOV.VN
Vì sao Bộ Công an điều tra vụ nâng điểm thi ở Hòa Bình? Bộ trưởng Tô Lâm giải thích hành vi nâng điểm thi THPT là thủ đoạn mới, trước đề nghị của tỉnh Hòa Bình, Cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an đã thụ lý vụ án này. Tại buổi chất vấn sáng 4/6, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) đề cập đến việc giao thẩm quyền điều tra các vụ...