Quan xã lập hồ sơ khống, “ăn” tiền đền bù
Trong quá trình làm hồ sơ đền bù tài sản cho dân, hòng chiếm đoạt số tiền đền bù của nhà nước, các đối tượng nguyên là cán bộ xã Quảng Thịnh (TP Thanh Hóa) đã móc nối với nhau lập hồ sơ khống và chiếm đoạt số tiền lên đến hơn 500 triệu đồng.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Thanh Hóa, năm 2007, nhà nước đã tổ chức chi trả tiền đền bù cho một số hộ dân trên địa bàn xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương để làm tuyến đường nối từ quốc lộ 1A vào thôn Thành Mai, xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa.
Đến năm 2010, khi Dự án xây dựng trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa được triển khai tại địa bàn phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, một số cán bộ xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương đã chỉ đạo một số hộ dân trên địa bàn xã Quảng Thịnh đang sử dụng đất lúa trên diện tích đất thừa từ Dự án làm đường nối quốc lộ 1A vào thôn Thành Mai, xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa lập hồ sơ khống rồi xin đền bù.
Các bị cáo (từ trái qua): Lộc, Lực, Dũng, Thưởng, Khánh
Cụ thể tại thôn Tiến Thọ, xã Quảng Thịnh, Vũ Trọng Lực, cán bộ địa chính xã, lập danh sách 11 hộ dân (có kèm theo) trong diện tích bị ảnh hưởng dự án phải thu hồi đất. Trong 11 hộ dân này có 9 hộ dân đã được thu hồi hết diện tích đất từ năm 2007 để phục vụ cho dự án đường nối Quốc lộ 1A đi thôn Thành Mai, xã Quảng Thành và đã được nhận tiền đền bù đầy đủ. Tuy nhiên, do ông Vũ Trọng Quyền, cán bộ địa chính xa Quảng Thịnh (thời điểm đó) không ghi vào sổ địa chính do xã quản lý những thay đổi trong quá trình sử dụng đất của từng hộ, Vũ Trọng Lực đã căn cứ vào sổ để lập danh sách đền bù.
Video đang HOT
Các thành viên tham gia kiểm kê cũng không mang biên bản đến từng hộ mà giao cho Nguyễn Đức Dũng, Trưởng thôn Tiến Thọ, thực hiện công việc này. Nguyễn Đức Dũng biết 9 hộ dân không còn đất nên bàn với Nguyễn Bá Lục là người đang canh tác trên diện tích của 6 hộ làm văn bản để thôn xác nhận là đất của Lục. Dũng ký tên 9 hộ còn đất vào biên bản kiểm kê.
Bị cáo Đàm Lê Khánh (áo trắng), nguyên chủ tịch xã Quảng Thịnh
Sau khi hoàn tất hồ sơ, UBND thành phố Thanh Hóa phê duyệt thu hồi đất của 9 hồ sơ khống là 2.937m2, tương đương với số tiền chi trả là 526.231.000đ cho 9 hộ.
Âm mưu và việc thực hiện việc làm này, Nguyễn Đức Dũng đã nói cho Vũ Trọng Lực, cán bộ địa chính xã và Đàm Lê Khánh, Chủ tịch UBND xã Quảng Thịnh biết. Khánh đã đồng ý và viết 6 giấy ủy quyền nhận tiền của 6 hộ gia đình cho Nguyễn Bá Lục đi lấy số tiền 177.938.000đ về chia nhau. Dũng hưởng 28 triệu, Lục 28 triệu, Vân (nguyên trưởng thôn cũ biết việc này) nên được hưởng 26 triệu, Khánh và Lực hưởng 95 triệu còn lại 938 nghìn, Dũng là Lực đã ăn liên hoan khi đi nhận tiền về.
Ngoài ra, Nguyễn Đức Dũng còn lập 2 hồ sơ khống gồm các hộ Nguyễn Thị Lịch, Nguyễn Khắc Thanh để chiếm đoạt số tiền 283.974.000đ và giúp Nguyễn Bá Thưởng làm hồ sơ khống để chiếm đoạt số tiền 64.319.000đ. Trong số tiền này, Thưởng được 34.319.000đ, Dũng hưởng 30 triệu.
Với hành vi phạm tội trên, ngày 7/9/2012, TAND tỉnh Thanh Hóa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Nguyễn Đức Dũng, Đàm Lê Khánh, Vũ Trọng Lực, Nguyễn Bá Thưởng Nguyễn Bá Lục với tội danh “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Theo đó, Dũng bị tuyên phạt 13 năm tù giam, các bị cáo Khánh và Lực mỗi người 36 tháng, Lục 30 tháng, Thưởng 24 tháng nhưng đều hưởng án treo.
Đông đảo nhân dân đến để chứng kiến các quan xã đứng trước vành móng ngựa nhận tội
Tuy nhiên, không đồng tình với mức án phải nhận, hơn nữa những việc mà Dũng làm đều có sự đồng thuận và cấu kết của chủ tịch là Đàm Lê Khánh nhưng mức án mà bị cáo Khánh nhận không thỏa đáng, Nguyễn Đức Dũng đã làm đơn kháng cáo.
Ngày 17/7, TAND tối cao đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử lại vụ án. Phát hiện có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm và có những tình tiết mới, TAND tối cao đã quyết định trả lại toàn bộ hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra lại từ đầu.
Theo Dantri
Dân tố cán bộ ăn chặn tiền 167
Ngày 19.9, UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) ban hành QĐ số 2041/QĐ-UBND về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo QĐ số 167/2008/QĐ-TTg năm 2008 của Chính phủ, trong đó riêng xã Hoằng Xuyên có số hộ nghèo được thụ hưởng nhiều nhất (48 hộ) với tổng số tiền 345,6 triệu đồng.
Hộ gia đình bà Doãn Thị Bừng đói nghèo thật lại không nhận được sự hỗ trợ. Ảnh: Anh Tuấn
Song, điều đáng nói là có rất nhiều hộ không đảm bảo các tiêu chí quy định tại QĐ 167 vẫn được chính quyền xã Hoằng Xuyên lập hồ sơ hỗ trợ với mức 7,2 triệu đồng/hộ. Nhiều hộ sau khi nhận tiền đã phải trích lại từ vài trăm nghìn đến 3,5 triệu đồng cho một cán bộ xã.
Có dấu hiệu ăn chặn
Theo đơn phản ánh của người dân gửi tới Báo Lao Động cho thấy, sau khi UBND huyện Hoằng Hóa có quyết định chuyển tiền về địa phương để cấp cho người dân thì UBND xã Hoằng Xuyên (trực tiếp là ông Nguyễn Văn Ba - cán bộ văn hóa) gọi từng người một lên để nhận tiền.
Ông Ninh Viết Chinh (thôn Đông Thôn, xã Hoằng Xuyên) khẳng định trong đơn: "Sau khi tôi ký nhận đủ 7,2 triệu đồng thì anh Ba nói, chú chỉ được 50%, còn 50% phải cắt cho xã. Tôi đưa cho anh Ba 3,5 triệu đồng, anh ấy đưa lại 400.000 đồng và nói là cho con tôi. Ông Ba bảo tôi về dưới thôn mang sang biếu trưởng thôn, Bí thư Chi bộ mỗi người 100.000 đồng. Tôi làm theo lời anh ấy dặn, nhưng chỉ có trưởng thôn lấy tiền, còn bác Bí thư Chi bộ thì kiên quyết không nhận".
Qua tìm hiểu cho thấy, không riêng gia đình ông Chinh, nhiều hộ khác khi được hỏi cho biết, đều phải "cắt lại" đưa cho ông Ba từ vài trăm nghìn đồng đến 3,5 triệu đồng. Trường hợp khác, đó là gia đình ông Đào Kim Chỉ (thôn Đông Thôn), ông Chỉ từng giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Xuyên, nhưng khi được nhận tiền 167 cũng phải cắt đưa cho ông Ba 3,6 triệu đồng. Vợ ông Chỉ xác nhận, không biết chồng đi nhận được bao nhiêu tiền, nhưng về nói lại là chỉ được lấy 3,6 triệu đồng.
Ông Chỉ bức xúc: "Nói thật, tôi từng làm lãnh đạo xã, từng dìu dắt anh Ba trưởng thành, nhưng anh Ba cũng không nể nang gì cả. Khi làm thủ tục lấy tiền xong anh Ba vẫn cắt lấy lại 3,6 triệu đồng. Tôi vẫn biết, với người nghèo, tất cả mọi khoản, cả tiền giấy, bút, cán bộ cũng không được phép tơ hào. Việc làm trắng trợn của anh Ba là không thể chấp nhận được. Với gia đình tôi, ngay cả khi Nhà nước hỗ trợ tiền ăn tết cũng không hề thấy ai đưa đồng nào cả".
Trưởng thôn cũng... nghèo
Trong khi nhiều gia đình nghèo thực sự chưa được lập hồ sơ hỗ trợ tiền làm nhà, nhưng từ danh sách 48 hộ ở Hoằng Xuyên được cấp tiền vào đầu tháng 10 vừa qua cho thấy, có rất nhiều hộ được cấp tiền không đúng với quy định của QĐ 167. Có rất nhiều gia đình được nhận tiền hỗ trợ đều đã làm nhà cao tầng, hoặc nhà kiên cố từ những năm 2011 trở về trước.
Nghiêm trọng hơn, ngay cả trưởng thôn Đông Thôn Ninh Viết Cân cũng được hỗ trợ tiền làm nhà. Tới khảo sát tại gia đình ông Cân cho thấy, ngôi nhà đổ mái bằng khá kiên cố. Trường hợp khác, ngôi nhà đổ mái bằng đẹp đẽ của gia đình anh Vũ Văn Hiển ở thôn Bắc Long (xã Hoằng Xuyên) làm từ năm 2011 cũng có tên trong danh sách nhận tiền hỗ trợ, khiến bà con lối xóm tỏ ra rất bức xúc. Trong khi đó, nhiều gia đình nghèo khác như gia đình con trai ông Vũ Túc ở thôn Trung Tuyết tuy đã chuẩn bị vật liệu xây nhà, nhưng không được UBND xã Hoằng Xuyên đưa vào diện được nhận tiền hỗ trợ.
Ông Phạm Bá Oai - Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa - cho biết: UBND huyện sẽ cho Thanh tra huyện vào cuộc làm rõ những vấn đề mà người dân xã Hoằng Xuyên phản ánh.
Theo laodong
Vụ CSGT Thanh Hóa bắn người: Nổ súng để tự vệ? Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa khẳng định, súng mà CSGT bắn là "súng bắn đạn cao su chứ không phải vũ khí gây nguy hiểm" và CSGT được trang bị loại súng này để "tự vệ". Như Dân trí đã đưa tin, khoảng 16h ngày 16/7, trước cổng chợ Nam Thành (phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), anh Lê Văn...