Quan xã ăn chặn cả “gói mì tôm” của người tàn tật
Với 270.000 đồng tiền trợ cấp của Nhà nước hàng tháng dành cho người khuyết tật nặng, tính ra chỉ đủ để mua 3 gói mì tôm /ngày, nhưng cán bộ làm chính sách ở xã Trịnh Xá (tp Phủ Lý, Hà Nam) nhiều năm nay âm thầm ăn chặn mất 90.000 đồng, mà nói như anh Sổng, nạn nhân trong bài viết của chúng tôi đã phải thốt lên: “Có 3 gói mì tôm mỗi ngày mà người ta cũng lấy đi mất 1 gói, các anh chị không nói thì chúng tôi làm sao biết được”.
Anh Sổng chính là anh Ngô Trung Sổng, nhân vật trong bài viết: “Thương người đàn ông quanh năm bẻ mì tôm sống ăn qua ngày” có hoàn cảnh gia đình nghèo khó, bản thân anh lại bị tàn tật từ nhỏ, hàng ngày chỉ biết ăn mì tôm sống cho qua ngày bởi vẻn vẹn 1 tháng anh nhận được 180.000 đồng tiền trợ cấp dành cho người tàn tật.
Anh Ngô Trung Sổng, một người khuyết tật nặng ở xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đang sống trong căn nhà sắp sập đến nơi. Thay vì tìm cách để giúp đỡ anh, cán bộ làm chính sách ở xã Trịnh Xá lại nhẫn tâm rút ruột mỗi tháng của anh 90.000 đồng, thay vì được nhận trợ cấp nhà nước 270.000 đồng thì anh chỉ thực nhận có 180.000 đồng/tháng.
Cũng từ số tiền trợ cấp 180.000 đồng mà anh Sổng nhận hàng tháng làm dấy lên trong chúng tôi sự nghi ngờ, có điều gì đó không ổn nếu trường hợp khuyết tật nặng như anh Sổng, lẽ ra phải được hưởng ít nhất là 270.000 đồng / tháng thay vì 180.000 đồng/tháng theo như Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật ban hành năm 2012 về Luật người khuyết tật.
Và PV Dân trí đã đi tìm sự thật đằng sau số tiền thực nhận mà anh Sổng đang được hưởng. Anh Sổng cho chúng tôi hay, số tiền nhận 180.000 đồng hàng tháng đều được ghi đầy đủ, rõ ràng trong cuốn sổ bìa xanh phô tô, bên ngoài có ghi: “Sổ lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng” ứng với thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 10/2014 (Hai tháng 11 và 12 năm 2014 anh Sổng chưa được nhận tiền) do cán bộ xã Trịnh Xá cấp.
Đây là cuốn sổ lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng anh Sổng được ông Mai Hiển Dũng, cán bộ phụ trách chính sách Lao động thương binh và xã hội xã Trịnh Xá phát cho
Theo cuốn sổ này thì anh Sổng chỉ nhận được 180.000 đồng / tháng, và bắt đầu nhận từ tháng 1/2014
Trong khi đó theo quyết định của UBND thành phố Phủ Lý mà PV Dân trí có được, thì anh Sổng được điều chỉnh mức trợ cấp lên 270.000 đồng / tháng và hưởng từ tháng 10/2013
Anh Sổng cũng cho biết, trong suốt thời gian 10 tháng qua thì anh chỉ tự lên xã nhận có 3 lần, còn 7 lần kia thì nhờ người nọ, người kia lấy hộ. Tuy nhiên số tiền các lần nhận đều là 180.000 đồng, có ghi chú và chữ kí của cán bộ trao trả tiền trợ cấp đầy đủ trong sổ là ông Mai Hiển Dũng, cán bộ phụ trách Lao động, thương binh và xã hội của xã Trịnh Xá.
Chúng tôi đã tìm gặp ông Mai Hiển Dũng để tìm hiểu việc chi trả khoản trợ cấp hàng tháng cho anh Sổng. Điều đáng bất ngờ là ông Dũng khẳng định như đinh đóng cột: “Không phải 180.000 đồng / tháng đâu, là 270.000 đồng / tháng cơ mà, chúng tôi làm đúng quy định trả đủ mỗi tháng 270.000 đồng/tháng cho anh Sổng, tính từ tháng 1/2014 đến thời điểm này sau khi có quy định mới ban hành”.
Tuy nhiên, khi chúng tôi xin giấy tờ làm bằng chứng anh Sổng nhận tiền trợ cấp 270.000 đồng/tháng thì ông Dũng hoàn toàn không có bất cứ giấy tờ nào đưa ra.
Video đang HOT
Khi chúng tôi trình cuốn sổ mà anh Sổng cung cấp, ông Dũng tiếp tục khẳng định: “Đây không phải là cuốn sổ đúng đi lĩnh tiền, cuốn sổ này màu xanh, còn cuốn sổ đúng phải là màu hồng. Phần chữ kí người giao tiền bên trong cuốn sổ cũng loằng ngoằng không rõ ràng thế này ai mà chả kí được”. Nghĩa là ông Dũng phủ nhận hoàn toàn cuốn sổ ông Sổng dùng để lĩnh tiền. Có điều cuốn sổ màu hồng đúng theo mẫu thì ông Dũng không đưa ra được với chúng tôi để làm bằng chứng.
Trước những lập luận chắc như đinh đóng cột nhưng lần nữa ông Dũng không hề đưa ra được bằng chứng về mẫu cuốn sổ đúng mà lái câu chuyện sang mẫu mới của cuốn sổ sắp phát hành cho năm 2015.
Cho rằng cuốn sổ của anh Sổng là sổ giả, nhưng ông Mai Hiển Dũng không thể trả lời được vì sao cuốn sổ của anh Ngô Quang Doan, một người khuyết tật nặng khác ở trên địa bàn cũng có cuốn sổ y hệt và mỗi tháng cũng chỉ nhận được 180.000 đồng/tháng thay vì là 270.000 đồng/tháng
Các cuốn sổ trên đều có chữ ký của ông Dũng hẳn hoi, và được Phó Chủ tịch xã Trịnh Xá Nguyễn Phú Độ khẳng định là sổ thật, chữ ký thật
Tuy nhiên, phần ký tên xác nhận ở cuốn sổ bị để trắng, không có dấu xác nhận của chính quyền địa phương. Rõ ràng cán bộ xã đã đánh tráo bằng một bản photo cho người dân để âm thầm mỗi tháng ém nhẹm 90.000 đồng/người
Ông Dũng cũng liên tục khẳng định bản thân mình đã làm đúng trách nhiệm, đồng thời đổ lỗi luôn cho anh Sổng, một người tàn tật đáng thương: “Tại ông đó không trực tiếp ra xã lấy tiền mà cứ nhờ người nọ người kia lấy tiền, biết đâu có thể những người lấy tiền hộ đó đã lấy mất tiền của ông cũng nên”.
Trước khẳng định của ông Mai Hiển Dũng về việc ông Sổng dùng sổ giả lĩnh tiền, PV Dân trí tiếp tục gặp ông Nguyễn Phú Độ – Phó chủ tịch UBND xã Trịnh Xá, đồng thời cũng là trưởng ban Lao động, thương binh và xã hội cùng ông Nguyễn Gia Toản- Chủ tịch UBND xã Trịnh Xá thì cả 2 ông đều cho ý kiến: “Đây đúng là cuốn sổ lĩnh tiền trợ cấp của người có chế độ như anh Sổng”.
Anh Ngô Trung Sổng tâm sự, với 180.000 đồng/tháng thì anh chỉ đủ mua mì tôm ăn qua ngày. Anh không biết rằng, số tiền ít ỏi lẽ ra anh được nhận đã bị cán bộ xã xén bớt từ nhiều năm nay
Chỉ một cuốn sổ, cấp trên thì khẳng định là “đúng”, cấp dưới là nói là “sai”, ở đây rõ ràng đã có sự không minh bạch và thống nhất. Nói thêm về quyển sổ mà theo ông Dũng là “sổ giả” thì không chỉ có anh Sổng, mà ở cùng làng Thượng, xã Trịnh Xá còn có anh Ngô Quang Doan, cũng là một người khuyết tật nặng nhưng cũng chỉ được nhận mức 180.000 đồng/ tháng. Anh Doan cũng được cấp một cuốn sổ y hệt của anh Sổng. Chưa biết cuốn sổ có là giả không, nhưng mỗi người tàn tật trên địa bàn xã Trịnh Xá không được nhận đủ 270.000 đồng / tháng là hoàn toàn có thật. Sự việc đã diễn ra nhiều năm nay, mỗi người bị ăn chặn mất 90.000 đồng tháng thực tế đã vào tay ai ?
PV Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc trong kỳ tới.
Là người đã từng đi nhận tiền thay anh Sổng, anh Nguyễn Thế Hiền (em họ anh Sổng) và anh Ngô Trung Phức (em cùng cha khác mẹ với anh Sổng) đều khẳng định với PV Dân trí: “Lần nào đi lấy cũng chỉ nhận 180.000 đồng do ông Mai Hiển Dũng đưa cho. Mỗi lần đi lấy đều phải mang cuốn sổ anh Sổng đưa và khi giao tiền ông Dũng cũng đã kí vào cuốn sổ đó. Giờ chúng tôi mới biết lẽ ra anh Sổng được nhận 270.000 đồng/tháng, còn ông Dũng bảo chúng tôi ăn bớt của anh Sổng thì đúng là “vừa ăn cướp, vừa la làng”.
Phạm Oanh – Thế Nam
Theo Dantri
Gần chục năm xa cách vì chiến tranh, 5 cha con bất ngờ gặp nhau tại Hà Nội
Năm 1955, ngày đón Đảng, Chính phủ về tiếp quản Thủ đô, cụ Hồ Kỷ được Chính phủ mời ra Hà Nội dự lễ duyệt binh lớn nhất của Quân đội ta hồi đó. Điều đặc biệt bất ngờ là chính tại đây, cụ được gặp lại bốn người con trai từ các chiến trường sau 8, 9 năm xa cách...
Tháng 4/1958, toàn thể gia đình cụ được lên hoạ báo Quốc gia và được xuất bản 5 thứ tiếng (Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô, Pháp và Anh).
Một gia đình có 9 người con (6 trai, 3 gái, trong đó có 4 con dâu và 2 con rể) thì cả 9 người đều là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam; 6 người con trai đều tham gia hoạt động cách mạng, trong đó có 5 người con gia nhập Quân đội, kinh qua nhiều chiến trường.
Đó là câu chuyện về gia đình cựu chiến binh Hồ Văn Luyện ở xóm Trường Cửu, xã Hùng Tiến, Nam Đàn, Nghệ An. Ông năm nay đã 89 tuổi nhưng còn rất minh mẫn. Ông kể với chúng tôi về gia đình cách mạng của mình: Bố ông là cụ Hồ Kỷ, sinh năm 1891 tại xã Nam Lạc (nay là xã Hùng Tiến) - cái nôi của phong trào xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, là một trong những thanh niên Nam Đàn sớm giác ngộ cách mạng, cụ gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương tháng 6 năm 1930.
Trong kháng chiến chống Pháp nhà ở của cụ là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng và in ấn truyền đơn, tuyên truyền nhân dân chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Cụ bị giặc Pháp bắt giam, đánh đập tra tấn dã man, nhà cửa bị đốt phá hoàn toàn, của cải bị cướp bóc. Sau 2 năm giam cầm, chúng không khai thác được gì nên buộc phải trả tự do cho cụ.
Sau khi ra tù, do bị tra tấn, cụ bị bại liệt cả hai tay, phải nhờ gia đình của người anh vợ nuôi dưỡng một thời gian, sức khoẻ mới dần bình phục, cụ lại tiếp tục hoạt động cách mạng.
Năm 1939 với mục đích vận động các gia đình địa chủ, lý trưởng trong địa phương tham giúp đỡ cách mạng, cụ mở hội cày thuê tại xã Thanh Lâm (Thanh Chương) để che mắt địch.
Ngày tổng khởi nghĩa cụ tham gia cướp chính quyền xã và huyện. Từ năm 1945-1960, cụ tham gia hoạt động ở địa phương, là huyện Ủy viên Huyện uỷ Nam Đàn, công tác tại uỷ ban hành chính kháng chiến liên khu 3, 4. Sau đó trở về địa phương hoạt động tại Huyện uỷ Nam Đàn và được bầu làm Chủ tịch Liên Việt, Việt Minh (nay là Mặt trận tổ quốc).
Những ngày đầu tổng khởi nghĩa mang trong lòng ngọn lửa yêu nước, căm thù quân xâm lược các con tham gia cướp chính quyền rồi lần lượt tham gia hoạt động cách mạng. Trong đó người con cả của cụ là Hồ Trí được cha giác ngộ cách mạng sớm, đã tham gia rải truyền đơn, canh gác bảo đảm an toàn cho các cơ sở cánh mạng ở địa phương hoạt động.
Cánh mạng tháng 8 bùng nổ, ông Hồ Trí là Phó ban khởi nghĩa cướp chính quyền tại địa phương, sau đó được bầu làm Chủ tịch xã Hồng Thịnh, huyện Nam Đàn; rồi được điều lên huyện đảm nhiệm cương vị cán bộ thông tin. Năm 1960 ông được điều về Ty giao thông Nghệ an, sau đó được đảm nhiệm các cương vị Bí thư Đảng ủy, Phó Ty Giao thông Nghệ An.
Con trai thứ 2 của cụ là ông Hồ Văn Tự là cán bộ Ty Công an Nghệ An. Các con trai khác là ông Hồ Văn Luyện, Hồ Văn Mão, Hồ Văn Mậu và Hồ Đại Đồng đều trở thành cán bộ trung, cao cấp của quân đội. Trong đó có Đại tá Hồ Văn Mão (con trai thứ 4 của cụ) - nguyên là Chủ nhiệm Hậu cần mặt trận B5, Quảng Trị, sau đó Chủ nhiệm Hậu cần tỉnh đội Nghệ Tĩnh, đến lúc nghỉ hưu lại tiếp tục đảm nhiệm Chủ tịch Cựu chiến binh huyện Nam Đàn; ông Hồ Văn Mậu nguyên là Thượng tá Phòng Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN.
5 cha con cụ Hồ Kỷ gặp nhau tại Hà Nội.
Năm 1955, nhân ngày đón Đảng và Chính phủ về tiếp quản Thủ đô, cụ Hồ Kỷ là người duy nhất ở Nam Đàn được Chính phủ mời ra Hà Nội dự lễ duyệt binh lớn nhất của Quân đội ta hồi đó. Cũng rất vinh dự cho cụ Hồ Kỷ lúc đó được gặp Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, được chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu gia đình cách mạng như đại biểu gia đình liệt sĩ Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Cù Chính Lan...
Điều đặc biệt bất ngờ của cụ là được gặp lại bốn người con trai từ các chiến trường sau 8, 9 năm xa cách về đây dự lễ. Gặp nhau vừa mừng vừa tủi, cụ động viên các con tiếp tục cầm chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc, phút giây ngắn ngủi càng tăng thêm sức mạnh và ý chí chiến đấu của các con.
Với những đóng góp to lớn, gia đình cụ được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Nhì, Ba. Tháng 4/1958 toàn thể gia đình cụ được đăng lên hoạ báo Quốc gia và được xuất bản 5 thứ tiếng (Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô, Pháp và Anh).
Ông Nguyễn Hưng Đạo - Bí thư chi bộ xóm Trường Cửu (xã Hùng Tiến) - cho biết: "Gia đình cụ Hồ Kỷ thực sự là 1 gia đình cách mạng mẫu mực được cả huyện Nam Đàn biết đến từ cụ cho đến thế hệ con đời cháu sau này; nhân dân chúng tôi hết sức khâm phục và tôn trọng đóng góp to lớn của gia đình cụ Hồ Kỷ. Đến nay các con cụ dù tuổi đã cao, các ông không còn cầm súng chống giặc nhưng các ông tiếp tục trên mặt trận mới chống các tệ nạn xã hội; là tấm gương sáng cho cả dòng họ và con cháu noi theo, sống gần gủi với bà con lối xóm, luôn gương mẫu đi đầu và vận động con cháu chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của địa phương".
Vợ chồng ông Hồ Văn Luyện - người con thứ 3 của cụ Hồ Kỷ.
Tiếp nối truyền thống gia đình, các cháu của cụ tiếp tục lên đường bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cháu là liệt sĩ; cháu đích tôn của cụ là Hồ Việt Hùng cũng là người con trai duy nhất của người con trai cả thi đỗ đại học, tạm gác sách đèn tình nguyện vào chiến trường và tham gia chiến dịch "81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị" được kết nạp Đảng trong chiến trường, được phong tặng danh hiệu "dũng sĩ diệt Mỹ" và được cử đi học trường sĩ quan Lục quân I, rồi được giữ lại làm giáo viên tại trường.
Khi đất nước thống nhất, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh chuyển ngành về quê nhà đứng trên bục giảng truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm chiến đấu và tinh thần yêu nước cho nhiều thế hệ học sinh. Nay anh là Hiệu trưởng Trường trường PTTH Nam Đàn 1.
Cựu chiến binh Hồ Văn Luyện con trai thứ ba của cụ Hồ Kỷ chia sẻ: "Rất tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Xô Viết anh hùng, trong một gia đình cách mạng, với lòng yêu nước nồng nàn, anh chị em chúng tôi lần lượt tham gia hoạt động cách mạng, người ra chiến trường, người tuyên tuyền và vận động nhân dân vùng lên cướp chính quyền, người lãnh đạo quần chúng đấu tranh, rải truyền đơn.
Chín anh em trong gia đình nay chỉ còn lại 3 người lính năm xưa, chúng tôi luôn phát huy phẩm chất bộ đội cụ Hồ, giữ vững và phát huy truyền thống quê hương, truyền thống gia đình, là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu noi theo, dạy bảo con cháu tin tưởng tuyệt đối và trung thành vô hạn với Đảng với Nhà nước, mãi đi theo con đường của Đảng và Bác Hồ đã chọn".
Ngọc Hoà - Nguyễn Duy
Theo Dantri
Làm theo lời Đảng, lời Bác để bà con noi gương Dù tuổi đã cao nhưng già làng -đảng viên Alăng Cần vẫn vững vàng như cây lim, cây táu giữa đại ngàn. Ông thường nói: "Là đảng viên thì phải gương mẫu đi trước để dân bản theo sau". Già Alăng Cần bên vườn keo của gia đình. Ảnh: VGP/Lưu Hương Già làng Alăng Cần năm nay đã 73 tuổi nhưng luôn là...