Quan trọng nhất trong điều trị Covid-19 là thoáng khí
Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết phòng điều trị phải thông khí, không sử dụng điều hòa và thường xuyên khử khuẩn.
Phòng thông thoáng, nồng độ vi khuẩn, virus ở các phòng điều trị tại bệnh viện giảm bớt. Phòng không thông khí hoặc sử dụng điều hòa tạo điều kiện cho virus tồn tại lâu, phát triển, gây lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Điều trị cho bệnh nhân Covid-19, các bệnh viện còn được trang bị hệ thống phòng áp lực âm. Tuy nhiên Cục trưởng Khuê chiều 24/3 cũng khuyến cáo hạn chế sử dụng phòng này. Phòng chỉ dành cho các trường hợp cần cách ly đặc biệt, có nồng độ virus cao và tránh lây nhiễm virus ra bên ngoài.
Phòng cách ly áp lực âm có cấu tạo gồm hai phòng là phòng đệm và phòng chính. Không khí đi theo một chiều, từ bên ngoài đi qua phòng đệm vào phòng chính và ra ngoài qua khu vệ sinh của bệnh nhân. Phòng được đóng pano tường, trang bị hệ thống kiểm soát áp suất và điều khiển nhiệt độ, bộ lọc Hepa, hệ thống dẫn khí, giúp duy trì áp suất âm từ phòng này sang phòng kia.
Phòng còn có thể lọc được virus. Song bên trong phòng áp lực âm vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn do bệnh nhân thường sinh hoạt trong đó một thời gian dài, nồng độ virus cao. Vì vậy nhân viên y tế phải mặc đồ bảo hộ khi chăm sóc bệnh nhân và khử khuẩn phòng nhiều lần.
Hệ thống phòng áp lực âm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 24/3. Ảnh: Ngọc Thành.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết Bộ sẽ có khuyến cáo tới các cơ sở điều trị hạn chế sử dụng phòng áp lực âm trong điều trị bệnh nhân Covid-19.
Video đang HOT
Chi Lê
Hai điều dưỡng mắc Covid-19: Đề xuất đóng cửa hàng ăn uống quanh Bệnh viện Bạch Mai
Chủ tịch UBND quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết đã đề nghị lãnh đạo phường Phương Mai (quận Đống Đa) xem xét đóng toàn bộ các hàng ăn uống quanh Bệnh viện Bạch Mai sau khi 2 điều dưỡng của bệnh viện mắc Covid-19.
Cách ly vẫn được xác định là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay trong chống dịch Covid-19 Ảnh Ngọc Thắng
Đề nghị có phương án bảo đảm với người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai
Báo cáo tại buổi giao ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội, Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết, ngay khi có thông tin về việc 2 điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai là bệnh nhân thứ 86 và bệnh nhân thứ 87 mắc Covid-19, quận Đống Đa đã chủ động làm việc với Bệnh viện Bạch Mai và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) để sàng lọc.
Theo đó, quận Đống Đa đã phân loại, trên địa bàn quận có 6 trường hợp tiếp xúc gần (F1) và 30 trường hợp tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2). Quận đã cách ly, tổ chức phun khử khuẩn với cách trường hợp này và đang phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục rà soát, "phấn đấu ngày nay, ngày mai phun khử khuẩn toàn bộ khu vực liên quan đến 2 bệnh nhân thứ 86 và 87".
Cũng theo Chủ tịch UBND quận Đống Đa, chiều nay, 20.3, quận đã chỉ đạo UBND phường xem xét đóng cửa toàn bộ cửa hàng ăn uống trong khu vực, chuẩn bị điều kiện để cung ứng suất ăn đảm bảo cho bệnh viện (bao gồm cả bệnh nhân và cán bộ, nhân viên của bệnh viện), khoảng 5.000 suất ăn mỗi ngày.
Chủ tịch UBND quận Đống Đa đã đề nghị Chủ tịch UBND TP.Hà Nội "có phương án đảm bảo yêu cầu với người nhà bệnh nhân", do số người này trong bệnh viện khá đông.
Theo Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, bệnh nhân thứ 87 là người trú trên địa bàn quận này, tại phường Quỳnh Lôi. Ngay khi nhận thông tin, quận đã lập tức khoanh vùng, điều tra tại khu vực bệnh nhân 87 ở.
Qua điều tra, có tổng số 24 trường hợp tiếp xúc gần (F1), trong đó có 13 người trong gia đình bệnh nhân. Quận đã lấy mẫu xét nghiệm 100% đối với các trường hợp F1 và chuyển đến Bệnh viện Thanh Nhàn để cách ly tập trung.
"Chúng tôi đã có kết quả xét nghiệm 15/24 trường hợp, trong đó có 13 người nhà bệnh nhân, tất cả đều cho kết quả âm tính. Chúng tôi đã khoanh vùng, xử lý khu vực này, cách ly đối với 6 gia đình trú cùng ngách với bệnh nhân, đảm bảo cung ứng thực phẩm đầy đủ", vị này cho biết.
Có 6 trường hợp F1 trú tại các quận, huyện khác, quận Hai Bà Trưng đã thông báo cho các quận, huyện biết để có biện pháp cách ly.
Có 50 trường hợp F2 liên quan đến bệnh nhân này ở địa bàn 5 phường, quân đã thực hiện các hướng dẫn cách ly tại nhà.
Đã cách ly, khử khuẩn nhà bệnh nhân thứ 86
Về trường hợp bệnh bệnh nhân thứ 86, lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân cho biết, tối 19.3, quận đã phát hiện trường hợp bệnh nhân B.T.H (54 tuổi, trú tại phường Thanh Liệt, hiện đang công tác tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai).
Qua điều tra dịch tễ đã xác định ngày 16.3, điều dưỡng này đi làm bình thường, sau đó có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, đi khám tại Viện Tim mạch và được chẩn đoán tăng huyết áp, điều trị nội trú tại bệnh viện. Buổi tối các ngày gần đó, nữ điều dưỡng có về ăn uống, sinh hoạt tại nhà.
Đến ngày 19.3, người này được thông báo trong đơn vị, tại Khoa Truyền nhiễm có bệnh nhân dương tính với
SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19), sau đó được xét nghiệm và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào lúc 18 giờ 30 ngày 19.3.
Sau khi có thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), quận Thanh Xuân đã triển khai các biện pháp khoanh vùng, lập chốt kiểm soát tại khu vực điều dưỡng này đang ở.
Y tế quận Thanh Xuân đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm của 7 trường hợp F1 có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và đưa những người này (gồm 6 người trong gia đình và 1 người làm nghề gội đầu) có tiếp xúc gần đi cách ly tại Bệnh viện Hà Đông.
Đồng thời, quận Thanh Xuân cũng đã xử lý, khử khuẩn 10 hộ trong gia đình trong ngõ, hướng dẫn các hộ thực hiện phòng chống lây nhiễm chéo. Tiến hành điều tra dịch tễ các trường hợp liên quan, lập danh sách trường hợp F1, F2 để báo cáo.
Hiện đã xác định 83 trường hợp F1, trong đó, quận Thanh Xuân có 11 trường hợp, còn lại là ở các quận, huyện và bệnh viện.
Khu dân cư ở Sài Gòn bị phong tỏa Công an và lực lượng dân phòng hạn chế người đến hẻm 157 Dương Bá Trạc, quận 8; xe cứu thương và nhân viên y tế vào khử khuẩn, nghi có người nhiễm nCoV. Dân phòng và cán bộ phường 1, quận 8, hạn chế người vào hẻm 157 Dương Bá Trạc. Ảnh: Trúc Quyên. Trưa 19/3, con hẻm rộng khoảng 3 m,...