Quan trọng nhất trong đặc khu chính là quan hệ Chính phủ-thị trường
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng quản lý đặc khu kinh tế cần là sự kết hợp giữa quản lý kinh tế và quản lý xã hội, liên quan đến các lĩnh vực đất đai, phê duyệt dự án, đầu tư, thuế, ngoại hối, lao động, môi trường và hàng loạt những chính sách ưu đãi. Đây là hệ thống rất phức tạp, trong đó quan trọng nhất là nắm bắt được mối quan hệ giữa Chính phủ và thị trường.
Hiện Trung Quốc có 571 Đặc khu kinh tế và đang xây dựng 140 khu hợp tác kinh tế ngoài biên giới
Theo chương trình nghị sự, sáng nay, ngày 23.5, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về Luật Đặc khu kinh tế. Để xây dựng được Luật Đặc khu phù hợp với thông lệ quốc tế, trước thời điểm Luật Đặc khu được trình Quốc hội thông qua đã diễn ra một cuộc toạ đàm với sự đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế.
Tại buổi toạ đàm, TS. Liu Rongxin, Tổng Giám đốc Sở Quy hoạch Phát triển Khu vực, Viện Phát triển Trung Quốc đã có những chia sẻ khá chi tiết về cách phát triển đặc khu của Trung Quốc như một tài liệu tham khảo để Việt nam xây dựng đặc khu kinh tế thời gian tới. TS. Liu Rongxin có kinh nghiệm tư vấn hơn 100 dự án đặc khu kinh tế tại Trung Quốc.
Trung Quốc đã và đang xây dựng 140 khu hợp tác kinh tế ngoài biên giới
Bà Liu cho biết, Đặc khu kinh tế ở Trung Quốc là một vấn đề phức tạp, hiện ở nước này đang chia làm 2 loại chính là Đặc khu kinh tế và những Tân khu. Đặc khu kinh tế hướng tới chuyên môn hoá phát triển kinh tế kỹ thuật, khu công nghệ cao quốc gia và khu vực giám sát hải quan đặc biệt.
Trong vòng 30 năm phát triển, Trung Quốc có 571 Đặc khu kinh tế, được phân thành 3 hệ thống và 12 loại khác nhau. Nếu tính thêm cả Đặc khu Kinh tế cấp Tỉnh, Thành Phố, cấp Huyện thì Trung Quốc có gần 10.000 Đặc khu kinh tế. Trong đó 215 khu phát triển kinh tế kỹ thuậ quốc gia, 129 khu công nghệ cao quốc gia, 19 Tân khu và 11 khu thực nghiệm mậu dịch tự do.
Bà Liu cho biết theo thống kê chưa đầy đủ, Trung Quốc đã và đang xây dựng gần 140 Khu Hợp tác kinh tế ngoài biên giới tại 55 Quốc gia và khu vực trên thế giới; với tổng diện tích 16.000 km2, vốn đầu tư 48 tỷ USD, tạo ra gần 55.000 việc làm cho người dân địa phương.
Ngay từ năm 1984 Chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập Cơ quan điều phối Đặc khu Kinh tế tổng hợp, trực thuộc Văn phòng đặc khu Quốc Vụ viện. Các tỉnh, thành phố có Đặc khu kinh tế thành lập Ủy ban quản lý Đặc khu Kinh tế, và có quyền điều hành quản lý các Đặc khu này.
Về cơ chế quản lý: Cung cấp đầy đủ quyền hạn quản lý cho các đặc khu kinh tế và các chức năng quản lý hành chính tương thích; Đại đa số Ban quản lý Đặc khu kinh tế có thành phần từ cấp ủy, chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc, cấp bậc hành chính khá cao. Đa số Ban quản lý đặc khu kinh tế đều thực hiện chế độ kiêm nhiệm, 1 cơ quan có thể kiêm nhiệm 5-8 bộ ngành, cơ quan Chính phủ. Nhân sự quản lý chỉ bằng 1/10 số lượng nhân sự của Cơ quan chính phủ tương đương. Các đặc khu hoạt động cung cấp cho nhà đầu tư sự quản lý và phục vụ theo mô hình 1 cửa, chuỗi liên kết, tạo ra môi trường đầu tư có hiệu quả cao, không có bất cứ trở ngại nào, và chi phí giá thành thấp.
Video đang HOT
Quản lý Đặc khu tập trung vào các vấn đề sau: Quản lý an ninh xã hội; quản lý hành chính; quản lý tài sản và tài chính; quản lý phê duyệt quy hoạch; quản lý nhân sự đặc khu; quản lý nghiệm thu xây dựng; xúc tiến kinh tế đặc khu và quản lý dịch vụ công.
Hai yếu tố thiết yếu của Đặc khu là Chính phủ và Thị trường
Theo Tổng Giám đốc Liu cần xác định chức năng khác biệt của Chính phủ và thị trường tại đặc khu. Cụ thể Chính phủ có vai trò thành lập chơ chế lãnh đạo cấp quốc gia; xây dựng cơ chế pháp luật và quy hoạch; xây dựng cơ sở hạ tầng; tôn trọng quy tắc thị trường.
Vai trò của cơ chế thị trường ở đây là phân bổ nguồn lực, thu hút đầu tư, sách lược đầu tư và kinh doanh tự chỉ.
Bà Liu khuyến cáo, cần tránh 2 xu thế là chủ nghĩa tự do mới, bỏ qua vai trò của chính phủ hoặc chủ nghĩa can thiệp quá sâu làm mất tính điều tiết của thị trường.
Bà Liu đưa một số khuyến nghị với việc xây dựng Đặc khu kinh tế tại Việt Nam. Cụ thể: Quản lý đặc khu kinh tế cần là sự kết hợp giữa quản lý kinh tế và quản lý xã hội, liên quan đến các lĩnh vực đất đai, phê duyệt dự án, đầu tư, thuế, ngoại hối, lao động, môi trường và hàng loạt những chính sách ưu đãi. Đây là hệ thống rất phức tạp, trong đó quan trọng nhất là nắm bắt được mối quan hệ giữa Chính phủ và thị trường.Theo đó, điểm cốt lõi trong cơ chế quản lý Đặc khu Kinh tế của Trung Quốc là sự kết hợp hữu cơ của Chính phủ và Thị trường.
Kinh nghiệm quản lý Đặc khu Kinh tế cho thấy, vừa phải kết hợp những kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới, vừa vận dụng linh hoạt theo tình hình thực tế nội tại của đất nước, từ đó xây dựng cơ chế quản lý mang đặc sắc của nước mình.
Cuối cùng, theo bà Liu, do tính chất phức tạp của cơ chế quản lý đặc khu kinh tế, nên vấn đề lập pháp ở cấp quốc gia không nên quá chi tiết, mà có thể có thêm các quy định hỗ trợ chi tiết khi thực hiện, để điều chỉnh linh hoạt theo yêu cầu phát sinh trong quá trình vận hành.
TS. Liu Rongxin đã việc cho Viện Phát triển Trung Quốc trong khoảng 30 năm và đã thực hiện hơn 100 dự án nghiên cứu về phát triển khu vực, kinh tế công nghiệp, chính sách công nghiệp và quy hoạch khu công nghiệp để hỗ trợ việc hoạch định chính sách công. Ngoài ra, bà còn cung cấp các nghiên cứu và tư vấn về quy hoạch công nghiệp, tính khả thi đầu tư và tư vấn lập pháp cho các đặc khu kinh tế và các khu công nghiệp của nhiều nước. Các dự án này được đánh giá cao bởi Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và chính phủ nước chủ nhà.
Theo Danviet
Đặc khu kinh tế thế giới thành công không nhiều, 99,6 % người dân Vân Đồn đồng ý thành lập
Trước băn khoăn của TS. Trần Đình Thiên về việc mô hình đặc khu kinh tế trên thế giới thành công không nhiều, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết có nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ đã tìm hiểu và 99,6% người dân Vân Đồn đồng thuận với việc thành lập Đặc khu Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh khẳng định đã sẵn sàng để làm Đặc khu Vân Đồn
Sáng nay, 18.5, VTV 24 đã tổ chức hội thảo "Đặc khu - thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công" tạo cơ hội thảo luận về Luật Đặc khu kinh tế sẽ được trình quốc hội thông qua trong một vài ngày tới.
Dẫn dắt phiên thảo luận TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định: Chúng ta đang tiến rất gần tới đặc khu. Tuy nhiên, trên thế giới Đặc khu kinh tế thành công không nhiều. Trong khi đó, Việt Nam còn đang vật vã với khu công nghiệp, khu kinh tế, thế giới thì luôn tục đổi mới. Cùng với đó, trên thế giới Đặc khu cũng đã tới thế hệ thứ 4, thứ 5, còn Việt Nam mới chỉ ở điểm xuất phát.
Muốn thành công, xuất phát muộn thì chúng ta phải vượt lên. Theo tôi đánh giá Việt Nam có cơ hội để vượt lên bằng các kinh nghiệm của quốc tế, nhưng chúng ta có muốn vượt lên không? Ông Thiên đặt vấn đề.
Để trả lời một phần câu hỏi trên, ông Thiên đặt vấn đề với ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - tỉnh có đặc khu Vân Đồn rằng, bằng kinh nghiệm nghiên cứu, mời gọi nhà đầu tư nước ngoài, ông Thành có tin Đặc khu Vân Đồn sẽ thành công?
Năm 2013 đã có nhà đầu tư Mỹ hàng đầu thế giới tìm hiểu Đặc khu Vân Đồn
Trả lời câu hỏi trên ông ông Thiên, ông Thành kể lại câu chuyện mời gọi nhà đầu tư năm 2013. Theo đó, một trong những nhà đầu tư Mỹ được đánh giá là hàng đầu thế giới vào tỉnh Quảng Ninh để tìm hiểu về đặc khu Vân Đồn.
"Họ đã xuất Hạ Long, bay 3 vòng để khảo sát Vân Đồn và đưa ra 4 câu hỏi, khiến tỉnh Quảng Ninh khi đó phải trăn trở", ông Thành nói.
Chia sẻ về các trăn trở với nhà đầu tư chiến lược, ông Thành cho biết: Thắc mắc đầu tiên của nhà đầu tư là chủ trương, định hướng, quy hoạch tầm quốc gia sẽ xây dựng bao nhiêu đặc khu kinh tế và ở vị trí nào?
Thứ 2 là Xây dựng đặc khu phải theo cơ chế chính sách đặc biệt, có cơ chế hành chính hiện đại. Tuy nhiên, những điều này cần được luật hoá, vậy bao giờ luật này được ban hành?
Thứ 3 là nhà đầu tư băn khoăn là tiếp cận mỗi cấp ngành địa phương lại đưa những thông tin khác nhau. Vậy đâu là đầu mối để họ tin cậy, vai trò của tỉnh là gì, có đủ quyền và trách nhiệm để giải quyết vấn đề của nhà đầu tư.
Thứ 4 là nhà đầu tư ấn tượng rất tốt với vị trí địa lý của Vân đồn, nhưng điều kiện hạ tầng ở đây còn hạ chế, nhất là hạ tầng giao thông kết nối. "Quý vị có cam kết có sân bay, có đường cao tốc, nhưng bao giờ có? Và có các hợp đồng cam kết cụ thể về cơ sở hạ tầng này?", ông Thành chia sẻ băn khoăn của nhà đầu tư chiến lược đặt ra khi tìm hiểu về Đặc khu Vân Đồn.
Theo đó, ông Thành cho biết, thời điểm 2013, chúng ta chưa có Luật Đặc khu, vì thế tỉnh không thể trả lời cho nhà đầu tư những câu hỏi trên và cơ hội vẫn còn bỏ ngỏ.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào Quảng Ninh, tỉnh chỉ có thể làm những việc không vượt thẩm quyền của Tỉnh. Còn những việc vượt thẩm quyền tỉnh chỉ biết đề xuất, báo cáo lên Bộ Chính trị, Chỉnh phủ và các bộ.
Khẳng định về quyết tâm của tỉnh Quảng Ninh để thành lập đặc khu và làm thành công đặc khu, ông Thành tin tưởng các yếu tố nền tảng của Vân Đồn đảm bảo sự phát triển và thành công của Đặc khu kinh tế.
Ông Thành cũng kỳ vọng Luật Đặc khu sớm được thông qua sau khi đã có những chủ trương khá rõ ràng là xây dựng 3 đặc khu kinh tế và Luật về đơn vị hành chính cũng đã được chuẩn bị khá công phu.
99,6% người dân Vân Đồn đồng thuận thành lập Đặc khu
Luật Đặc khu xác định rõ cần xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả cao, trao quyền rất lớn cho người đứng đầu cho người đứng đầu. Đây được coi là những yếu tố tạo ra đột phá cho Dự thảo Luật.
Ông Thành khẳng định Quảng Ninh đang tập trung cao độ để chuẩn bị các yếu tố cần và đủ cho Đặc khu, đặc biệt là cảng hàng không Quốc tế, cuối năm nay sẽ có chuyến bay thương mại đầu tiên cất cánh. Còn cao tốc Vân Đồn - Hà Nội đi vào hoạt động sẽ giảm thời gian từ Hà Nội tới Vân Đồn từ 5 tiếng xuống 2 tiếng đồng hồ. "Những điều chuẩn bị trên đã hội tụ đầu đủ yêu cầu của thị trường đặt ra để hình thành Đặc khu", ông Thành nhấn mạnh.
Sau những quyết tâm nêu trên của ông Thành, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, có nhà đầu tư đặt câu hỏi với ông Thành: "Hiện Quảng Ninh đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở hay đã có ổ để gà đẻ trứng vàng, nhưng tỉnh có nhận được sự đồng thuận của người dân? Và chính quyền địa phương ủng hộ các dự án ra sao?"
Ông Thành hồ hởi chia sẻ: Đặc khu là mục tiêu phát triển lớn của tỉnh. Và việc xây dựng đặc khu đã được tính toán kỹ giữa lợi ích và tác động tới đời sống của người dân. Theo kết quả lấy ý kiến của người dân về việc xây dựng đặc khu thì 99,6% cử tri Vân Đồn đồng thuận với việc xây dựng Đặc khu và hội đồng nhân dân thì nhất trí 100%.
Theo đó, ông Thành khẳng định, Quảng Ninh đã sẵn sàng để làm đặc khi khi Luật bắt đầu có hiệu lực.
Theo Danviet
Ban Tổ chức đề xuất mô hình bí thư kiêm chủ tịch đặc khu kinh tế Lãnh đạo các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa đồng thuận với mô hình Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch UBND đặc khu kinh tế. Chiều 23.4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến với Quảng Ninh, Khánh Hòa và Kiên Giang về xây dựng hệ thống chính trị tại các đơn vị hành chính - kinh...